Titani(III) phosphide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Titan(III) phosphide
Tên khácTitan monophosphide
Nhận dạng
Số CAS12037-65-9
PubChem82856
Số EINECS234-862-6
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửTiP
Khối lượng mol78,8537 g/mol
Bề ngoàitinh thể xám
Khối lượng riêng4,08 g/cm³, chất rắn [1]
Điểm nóng chảy> 1.400 °C (1.670 K; 2.550 °F)[1]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Titan(III) phosphide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính là hai nguyên tố titanphosphor, với công thức hóa học được quy định là TiP. Hợp chất này thường tồn tại dưới dạng bột màu xám.[1] TiP cũng là một kim loại dẫn điện và có điểm nóng chảy cao.[2] Hợp chất TiP không phản ứng với bất kì loại axit nào cũng như không phản ứng với nước thông thường.[1] Các tính chất vật lý của TiP tương phản với nhóm 1 và nhóm 2 phosphor có chứa anion P3 (như hợp chất Na3P), TiP không phải là kim loại và có thể xảy ra thủy phân một cách dễ dàng.[2] Titan(III) phosphide được phân loại vào nhóm hợp chất "kim loại giàu phosphor", nơi các điện tử hóa trị từ kim loại bị delocal hóa.[2]

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Titan(III) phosphide có thể được điều chế bằng cách cho TiCl4 phản ứng với PH3.[1]

Các titan phosphide khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài titan(III) phosphide, titan còn có nhiều hợp chất phosphide khác, với các công thức hóa học bao gồm Ti3P, Ti2P, Ti7P4, Ti5P3, Ti4P3.[3] Ti5P3,[4] và Ti4P3.[5]

Hợp chất titan(III) phosphide cũng thường bị nhầm lẫn với titan(IV) phosphat hoặc titan(IV) isopropoxit, và cả hai hợp chất này đôi khi được biết đến bằng cái tên viết tắt TIP.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e D.L. Perry S.L. Phillips (1995). Handbook of inorganic compounds, CRC Press. ISBN 0-8493-8671-3.
  2. ^ a b c H.G. Von Schnering, W. Hönle. Phosphides - Solid state chemistry. Encyclopedia of Inorganic Chemistry Ed. R. Bruce King (1994), John Wiley & Sons. ISBN 0-471-93620-0.
  3. ^ New Phases in the Ti-P and Ti-Cu-P Systems, Carrillo C W., Lundström T Acta Chem.Scand., Series A: (1979), 33, 401–402.
  4. ^ Crystal Structure Refinement of Ti5P3. Carrillo C W., Lundström T Acta Chemica Scandinavica, Series A: Physical and Inorganic Chemistry 1980 (34): 415–419.
  5. ^ Phase Relationships in the Ti-P System with some Notes on the Crystal Structures of TiP2 and ZrP2, Snell P.O, Acta Chem. Scand. 1968 (22): 1942–1952.