Tiền tuyến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tiền tuyến hay chiến tuyến là ranh giới chiến đấu giữa hai lực lượng quân đội trong chiến tranh, đó là phần phía trước của các bên trong một cuộc chiến, trái ngược với hậu phương. Tiền tuyến là nơi giao tranh trực tiếp của binh lính, nơi triển khai vũ khí và đội hình đơn vị và là nơi chịu đựng trực tiếp các tổn thất trong chiến đấu, bao gồm nhân mạng và vật chất.

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu phương nằm ở phía sau, tiền tuyến nằm phía trước trực tiếp giao chiến với quân đối phương. Nguồn lực bao gồm binh lính, vũ khí,...được đưa đến tiền tuyến thông thường bằng các tuyến vận tải và hệ thống kho, trạm.[1][2] Cả nguồn nhân lực tiền tuyến lẫn nguồn nhân lực hậu phương đều cùng chung mục đích chiến tranh, theo đuổi lý tưởng chính trị và mục đích chiến thắng.[3]

Đường mòn Hồ Chí Minh là một con đường quan trọng vận chuyển nguồn lực chi viện của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam.[4] Đây là liên kết hậu phương - tiền tuyến của phe Cộng sản hai miền, quân đội Hoa Kỳ đã thất bại trong viện ngăn chặn con đường này.

Phụ thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền tuyến phụ thuộc vào hậu phương, vào các nguồn lực do hậu phương cung cấp.[5] Để có thể đạt chiến thắng phải duy trì sự cung ứng - yêu cầu nguồn lực từ hậu phương. Sức mạnh tiền tuyến là từ sức mạnh hậu phương.[6] Nếu hậu phương suy yếu hoặc bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến tiền tuyến, và từ đó ảnh hưởng đến kết quả chiến tranh.[5] Khi chiến tranh ngày càng ác liệt, tiền tuyến cần hậu phương vững mạnh, có thể cung ứng nhu cầu nguồn lực chiến tranh ngày càng gia tăng.[7]

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mối quan hệ hai miền được phe Cộng sản hai miền nhìn nhận là mối quan hệ hậu phương - tiền tuyến, miền Bắc là hậu phương, miền Nam là tiền tuyến.[8][9][10]

Sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền tuyến cũng được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, dùng để gọi bộ phận bán hàng. Lực lượng tiền tuyến đảm nhận vai trò quan trọng và trực tiếp là bán hàng.[11][12]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trường đại học Hồng Đức 2004, tr. 92.
  2. ^ Tạp chí cộng sản 2000, tr. 33.
  3. ^ Thanh Hồng, Trần Hoàn 1999, tr. 5.
  4. ^ Viện lịch sử quân sự Việt Nam 1999, tr. 184, 186, 365.
  5. ^ a b Đỗ Ngọc Nhận 1970, tr. 300-304.
  6. ^ Một số chuyên đề 2007, tr. 192, 194.
  7. ^ Trường đại học Hồng Đức 2004, tr. 168.
  8. ^ Nguyễn Khoa Điềm, Hà Đăng, Trịnh Thúc Huỳnh 2005, tr. 637.
  9. ^ Đảng cộng sản Việt Nam 2004, tr. 2.
  10. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tr. 188, 640.
  11. ^ Stephen R. Covey, Breck England 2011, tr. 141.
  12. ^ Julie Zhuo 2019, tr. 224.

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Tạp chí[sửa | sửa mã nguồn]