Bước tới nội dung

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vĩnh Long
Vinh Long University of
Technology and Education
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long nhìn từ trên cao
Địa chỉ
Map
,
thành phố Vĩnh Long
,
tỉnh Vĩnh Long
,
Thông tin
Tên cũTruờng Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
(19982013)
LoạiĐại học kỹ thuật hệ công lập
Khẩu hiệuNơi không có ranh giới giữa nhà trường và thực tế.
(Tri thức - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển)
Thành lập1 tháng 2 năm 1960; 64 năm trước (1960-02-01)
Hội đồng trườngPGS.TS Nguyễn Thanh Tùng (Chủ tịch)[1]
Mã trườngVLU
Hiệu trưởngTS. Nguyễn Minh Sang (Phụ trách)[2]
Số Sinh viên13.000 sinh viên
(2023)[5]
Ngôn ngữTiếng Việt
Số cơ sở1 cơ sở
Khuôn viên41.187,9
Màu              
Websitevlute.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtVLUTE
Thuộc tổ chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Việt Nam)
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS.TS Lê Hồng Kỳ[3]
TS. Nguyễn Minh Sang[4]

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (tiếng Anh: Vinh Long University of Technology and Education) là một trong nhóm sáu trường Đại học Sư phạm kỹ thuật của cả nước - đào tạo kỹ thuật dạy nghề là trung tâm giảng dạy. Trường trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và được giám sát về đào tạo bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1960: Tiền thân là Trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Long, được thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm 1960. Là một trong những trường kỹ thuật đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là một trong hai trường nổi bật tại khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.
  • 1976: Sau thống nhất đất nước, Trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Long được chuyển về Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Bộ Lao động quản lý. Ngày 31 tháng 5 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Lao động ký Quyết định số 144/QĐ-LĐ thành lập Trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long, trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Long.
  • 1978: Ngày 21 tháng 8 năm 1978, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề ký Quyết định số 189/QĐ-DN về việc đổi tên Trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long, trực thuộc Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật – Bộ Lao động quản lý thành Trường Sư phạm Kỹ thuật IV, trực thuộc Tổng cục dạy nghề (cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ).
  • 1997: Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 793/TTg nâng cấp Trường Sư phạm Kỹ thuật IV thành Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật IV, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo nguồn giáo viên dạy nghề có trình độ cao đẳng cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • 1998: Ngày 3 tháng 7 năm 1998, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định số 650/1998/QĐ-LĐTBXH đổi tên Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật IV, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thành Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, do Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý trực tiếp. Đến ngày 30 tháng 12 năm 2011 trường chuyển từ Tổng cục Dạy nghề về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý Nhà nước theo quyết định số 1757/QĐ-LĐTBXH.
  • 2013: Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2152/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.[6]
Toàn cảnh sân Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Lãnh đạo trường qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách Hiệu trưởng

Hiệu trưởng Thời gian
Lý Kim Chân 19601964
Phạm Thanh Bạch 19641969
Bùi Duy Trầm 19691975
Nguyễn Đức Hải 19761985
Nguyễn Đỉnh Toản 19851997
Trần Hoàng Nam 19972012
Cao Hùng Phi[7] 20122024
Nguồn: Truyền thông - Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Danh sách Phó Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng Thời gian
Lê Thanh Trầm 19761982
Huỳnh Tất Thành 19811993
Lâm Chí Tân 19821990
Phạm Lễ Chính 19902007
Phạm Văn Phẩm 20012014
Lê Văn Tình 20072013
Cao Hùng Phi 20072012
Nguyễn Thanh Tùng 20132020
Lê Hồng Kỳ 2017nay
Nguyễn Minh Sang 2020nay
Nguồn: Truyền thông - Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng ban

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Là đơn vị được thành lập đầu tiên của Trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Long trước đây với tên gọi ban đầu là Phòng Giáo vụ và sau đó đổi tên thành Phòng Đào tạo từ tháng 10 năm 1988 cho đến hiện tại.

Phòng Tổ chức - Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng Tổ chức - Hành chính được thành lập vào tháng 6 năm 1976.

Phòng Kế hoạch - Tài chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng là đơn vị được thành lập từ những năm đầu tiên phát triển của Trường, thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác xây dựng và lập kế hoạch tài chính, quản lý tài chính, tài sản.

Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, tiền thân là Phòng Quản lý Khoa học và Thực tập Sản xuất, đã trải qua nhiều lần tách, nhập và đổi tên để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trường. Ngày 21 tháng 12 năm 2013, cùng với sự thành lập của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, phòng được đổi tên thành Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế như hiện nay. Phòng có nhiệm vụ tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế của trường.

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng được thành lập năm 2013 khi Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long được nâng cấp lên Trường Đại học.

Phòng Công tác Sinh viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên được thành lập ngày 30 tháng 11 năm 2013, sau đó đến ngày 3 tháng 1 năm 2019 được đổi tên thành Phòng Công tác Sinh viên cho đến nay.

Phòng Quản trị - Thiết bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng Quản trị - Thiết bị được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 2013, tiền thân là Phòng Quản lý khoa học - Thực tập sản xuất; Ban Sản xuất - Dịch vụ.

Khoa Chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Khoa Khoa học Cơ bản
  2. Khoa Lý luận chính trị
  3. Khoa Kỹ thuật công nghệ ô tô
  4. Khoa Kỹ thuật công nghệ Cơ khí
  5. Khoa Kỹ thuật công nghệ Điện - Điện tử
  6. Khoa Công nghệ thông tin
  7. Khoa Khoa học sinh học ứng dụng
  8. Khoa Sư phạm kỹ thuật và Xã hội nhân văn
  9. Khoa Kinh tế - Luật

Trung tâm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trung tâm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng
  2. Trung tâm Thực hành
  3. Trung tâm Tin học

Ngành đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long cung cấp các chương trình đào tạo ở ba bậc học: Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Hiện nay, trường có 30 ngành đào tạo Đại học, 7 ngành đào tạo Thạc sĩ và 2 ngành đào tạo Tiến sĩ. Các ngành học của trường được liệt kê cụ thể như sau:

Đào tạo Tiến sĩ

  1. Kỹ thuật Cơ khí
  2. Kỹ thuật điện

Đào tạo Thạc sĩ

  1. Kỹ thuật Cơ khí
  2. Công nghệ thông tin
  3. Kỹ thuật điện
  4. Công nghệ thực phẩm
  5. Thú y
  6. Du Lịch
  7. Công tác xã hội

Đào tạo Đại học

  1. Kinh tế
  2. Truyền thông đa phương tiện
  3. Kinh doanh quốc tế
  4. Thương mại điện tử
  5. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
  6. Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
  7. Công nghệ chế tạo máy
  8. Công nghệ kỹ thuật cơ khí
  9. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  10. Công nghệ thông tin
  11. Khoa học máy tính
  12. Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
  13. Công nghệ kỹ thuật ô tô
  14. Kỹ thuật cơ khí động lực
  15. Kỹ thuật ô tô điện
  16. Công nghệ kỹ thuật nhiệt
  17. Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
  18. Thiết kế vi mạch
  19. Robot và trí tuệ nhân tạo
  20. Công nghệ và đổi mới sáng tạo
  21. Công nghệ thực phẩm
  22. Thú y
  23. Công nghệ sinh học
  24. Kỹ thuật hóa học
  25. Giáo dục học
  26. Công tác xã hội
  27. Du lịch
  28. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  29. Luật
  30. Sư phạm công nghệ

Chất lượng đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ giảng viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2023, nhà trường có 7 Phó Giáo sư, 50 tiến sĩ và 300 thạc sĩ. Nhiều trong số đó đã theo học tại các trường đại học uy tín ở trong nước và quốc tế. Trường cũng đã đạt được các chứng nhận về chất lượng giáo dục đại học, bao gồm 2 chương trình đào tạo thạc sĩ và 12 chương trình đào tạo đại học theo các tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi.[8]

Quan hệ đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều trường đại học và tổ chức quốc tế uy tín, bao gồm:

  • Đại học Tongmyong (Hàn Quốc), một trường đại học tư thục hàng đầu về kỹ thuật, kinh doanh và du lịch.[9]
  • Đại học Koreatech (Hàn Quốc), một trường đại học công lập chuyên về kỹ thuật và công nghệ, được thành lập bởi chính phủ Hàn QuốcTổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
  • Đại học Aix-Marseille (Pháp), một trong những trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Pháp, có nhiều ngành học đa dạng và nổi tiếng về nghiên cứu khoa học.[10]
  • Đại học Công lập Thành phố Sanjo (Nhật Bản), một trường đại học công lập tọa lạc ở tỉnh Niigata, có các ngành học về kỹ thuật, nông nghiệp, kinh tế và giáo dục.[11]
  • Cao đẳng Seneca (Canada), một trong những trường cao đẳng lớn nhất ở Canada, cung cấp nhiều chương trình đào tạo nghề, đại học và sau đại học.[12]
  • Tổ chức Skills International (New Zealand), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về đào tạo kỹ năng nghề và cấp chứng chỉ quốc tế cho các ngành nghề.[13]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2017, Nguyễn Hoàng Anh, một sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, đã đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi kỹ năng WorldSkills tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.[14]

Năm 2018, Nguyễn Tấn Toàn, cũng là sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Khoa Công nghệ thông tin, đã tham gia cuộc thi tay nghề Asean. Trong phần thi nghề lắp cáp mạng thông tin, anh đã xuất sắc giành được huy chương vàng.[15]

Năm 2019, Nguyễn Tấn Toàn một lần nữa đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi kỹ năng WorldSkills, lần này tại Kazan, Nga.

Năm 20212022, nhà trường đạt Huân chương Lao động hạng nhì[16] [17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cao Huyền (17 tháng 5 năm 2022). “Công bố quyết định bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Ngọc Tánh (25 tháng 4 năm 2024). “Trao Quyết định nghỉ hưởng chế độ BHXH cho Hiệu trưởng PGS.TS Cao Hùng Phi”. Dân trí (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ Cao Huyền (6 tháng 2 năm 2021). “Công bố quyết định bổ nhiệm PGS.TS Lê Hồng Kỳ”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ PV (22 tháng 5 năm 2023). “VLUTE ký kết mô hình "Cổng trường an toàn giao thông". Tạp chí Lao động và Xã hội. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ Nam Long (21 tháng 12 năm 2023). “63 năm thành lập Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long”. Thanh Niên (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ BÁ DŨNG (21 tháng 12 năm 2023). “Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long kỷ niệm 63 năm ngày thành lập”. Nhân Dân (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ Pha Lê (23 tháng 11 năm 2020). “Người thầy đưa ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long vươn tầm khu vực”. Tạp chí điện tử Nghề nghiệp và Cuộc sống. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ Bá Dũng (21 tháng 12 năm 2023). “Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long kỷ niệm 63 năm ngày thành lập”. Nhân Dân (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ Hoài Nhơn (18 tháng 4 năm 2019). “Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long liên kết đào tạo chương trình quốc tế”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ Cao Huyền (13 tháng 6 năm 2022). “Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long tái khởi động hợp tác với Trường ĐH AIX-Marseill”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ Phước Giang (9 tháng 8 năm 2023). “Trường ĐH SPKT Vĩnh Long và Trường ĐH Sanjo Nhật Bản thúc đẩy hợp tác đào tạo”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ Đức Dương (5 tháng 12 năm 2017). “Trường Đại học SPKT Vĩnh Long mở rộng cơ hội hợp tác với Canada”. Tạp chí Lao động và Xã hội. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Thùy Hương (17 tháng 1 năm 2019). “Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đẩy mạnh liên kết và hợp tác với các đối tác lớn”. Dân trí (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ “Nguyễn Hoàng Anh đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi kỹ năng WorldSkills tại Abu Dhabi (thuộc các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất)”. worldskillsabudhabi2017.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ Theo TTXVN (6 tháng 9 năm 2018). “Đoàn Việt Nam đoạt 7 Huy chương Vàng Tay nghề ASEAN”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ BÁ Dũng (23 tháng 12 năm 2021). “Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”. Nhân Dân (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ Phạm Tâm (5 tháng 11 năm 2022). “ĐH Sư phạm Kỹ thuật lớn nhất miền Tây đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”. Dân trí (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Đầu tiên Trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Long
19620 – 1976
Kế nhiệm
Trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long
Tiền nhiệm
Trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Long
Trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long
1976 – 1978
Kế nhiệm
Trường Sư phạm Kỹ thuật IV
Tiền nhiệm
Trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long
Trường Sư phạm Kỹ thuật IV
1978 – 1997
Kế nhiệm
Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật IV
Tiền nhiệm
Trường Sư phạm Kỹ thuật IV
Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật IV
1997 – 1998
Kế nhiệm
Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Tiền nhiệm
Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật IV
Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
1998 – 2013
Kế nhiệm
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Tiền nhiệm
Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
2013 – nay