Bước tới nội dung

Trưng cầu ý dân Nam Phi về apartheid 1992

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trưng cầu ý dân Nam Phi về apartheid 1992

17 tháng 3 năm 1992 (1992-03-17)

Bạn có ủng hộ việc tiếp tục quá trình cải cách mà Tổng thống Nhà nước bắt đầu vào ngày 2 tháng 2 năm 1990 nhằm hướng tới việc ban hành Hiến pháp mới thông qua đàm phán không?
Chế độ bỏ phiếuChỉ người Nam Phi da trắng được bỏ phiếu
Kết quảCải cách được chấp thuận
Kết quả
Kết quả
Bỏ phiếu %
Đồng ý 1.924.186 68,73%
Không đồng ý 875.619 31,27%
Phiếu hợp lệ 2.799.805 99,82%
Không hợp lệ hoặc phiếu trống 5.142 0,18%
Tổng số phiếu 2.804.947 100.00%
Cử tri đã đăng ký/đã bỏ phiếu 3.296.800 85.08%

Kết quả theo khu vực
Con dấu trên giấy tờ tùy thân của một người Nam Phi da trắng cho thấy họ đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về apartheid vào năm 1992
Video
Công ty phát thanh truyền hình Nam Phi đưa tin về ngày bỏ phiếu, video YouTube

Một cuộc trưng cầu ý dân về việc chấm dứt apartheid được tổ chức tại Nam Phi vào ngày 17 tháng 3 năm 1992. Nội dung trưng cầu ý dân là quá trình cải cách được Tổng thống Nhà nước Frederik Willem de Klerk khởi xướng từ năm 1990, bao gồm chấm dứt chính sách apartheid được ban hành vào năm 1948. Tuy chỉ người Nam Phi mới được đi bỏ phiếu nhưng kết quả trưng cầu ý dân cho thấy 68,73% cử tri ủng hộ bãi bỏ chính sách apartheid. Cuộc tổng tuyển cử năm 1994 là cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.[1]

Khu vực trưng cầu ý dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc trưng cầu ý dân, Nam Phi được chia thành 15 khu vực bao gồm các đơn vị bầu cử của Hạ viện.[2][3]

Tỉnh Khu vực Số đơn vị bầu cử
Cape Province Beaufort West[a] 4
Cape Town[b] 27
East London[c] 7
George[d] 4
Kimberley[e] 6
Port Elizabeth[f] 8
Natal Durban[g] 14
Pietermaritzburg[h] 6
Bang Tự do Orange Bloemfontein[i] 7
Kroonstad[j] 7
Transvaal Germiston[k] 13
Johannesburg[l] 21
Pietersburg[m] 5
Pretoria[n] 23
Roodepoort[o] 14

Vận động

[sửa | sửa mã nguồn]
Áp phích kêu gọi bỏ phiếu không đồng ý

Đảng Quốc gia và Đảng Dân chủ vận động cử tri bỏ phiếu đồng ý, trong khi Đảng Bảo thủ vận động cử tri bỏ phiếu không đồng ý. De Klerk nỗ lực xoa dịu và làm suy yếu những đối thủ cánh hữu của ông, những người bảo thủ bảo vệ chế độ apartheid đã tách khỏi Đảng Quốc gia vào thập niên 1980. De Klerk cố gắng thuyết phục cử tri Nam Phi da trắng rằng chính phủ không trao quyền lực cho Đại hội Dân tộc Phi mà đang đàm phán trên cơ sở "chia sẻ quyền lực" và cảnh báo những rằng việc bỏ phiếu "Không đồng ý" sẽ làm cho quốc tế tiếp tục các lệnh trừng phạt, gây nguy cơ nội chiến và làm trầm trọng hơn tình trạng hỗn loạn hơn ở Nam Phi.

De Klerk trả lời báo chí rằng nếu kết quả là đồng ý thì ông sẽ ký kết các thỏa thuận ràng buộc với Đại hội Dân tộc Phi và các lãnh đạo da đen khác mà không cần lấy ý kiến thêm từ cử tri da trắng. Ông tuyên bố sẽ không trưng cầu ý dân lần thứ hai về các thỏa thuận trừ phi chúng khác "đáng kể" so với các cam kết của chính phủ,[4][5] bao gồm một tuyên ngôn nhân quyền, quyền lực phân lập, một hệ thống tư pháp độc lập và một Quốc hội lưỡng viện.[4][6]

Phe phản đối đàm phán do Andries Treurnicht lãnh đạo cảnh báo về "sự cai trị của đa số người da đen" và "sự cai trị của Đại hội Dân tộc Phi cộng sản". Đảng Bảo thủ cũng chủ trương người Nam Phi da trắng phải được thực hiện quyền tự quyết. Trong suốt chiến dịch vận độn, phe phản đối bắt đầu ủng hộ thành lập một nhà nước độc lập cho người da trắng, gọi là Volkstaat.

Phe ủng hộ đàm phán có lợi thế đáng kể vì được chính phủ, Đảng Dân chủ, truyền thông, cộng đồng quốc tế và phần lớn các tổ chức thương mại kinh doanh ủng hộ. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận xét rằng:

Trong chiến dịch trưng cầu ý dân, lợi thế hoàn toàn thuộc về Đảng Quốc gia. Truyền hình và đài phát thanh (ở nhiều nơi trong nước) do chính phủ kiểm soát. Cộng đồng doanh nghiệp quyên tiền và hầu hết các tờ báo đều chiết khấu cho những quảng cáo "có"... Đảng Bảo thủ không có quỹ tương đương và không được chiết khấu không thể sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng mà phải dán áp phích để truyền tải thông điệp của mình.[7]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn có ủng hộ việc tiếp tục quá trình cải cách mà Tổng thống Nhà nước bắt đầu vào ngày 2 tháng 2 năm 1990 nhằm hướng tới việc ban hành Hiến pháp mới thông qua đàm phán không?[8]

Lựa chọnPhiếu bầu%
Đồng ý1.924.18668.73
Không đồng ý875.61031.27
Tổng cộng2.799.796100.00
Phiếu bầu hợp lệ2.799.79699.82
Phiếu bầu không hợp lệ/trống5.1420.18
Tổng cộng phiếu bầu2.804.938100.00
Cử tri phiếu bầu đã đăng ký3.296.80085.08
Nguồn: Nohlen, Thibaut, and Krennerich, pp. 828

Theo khu vực

[sửa | sửa mã nguồn]

85% cử tri ở Cape TownDurban và hơn 57% cử tri ở Pretoria bỏ phiếu đồng ý. Tại PietersburgBắc Transvaal, một thành trì nông thôn của phe bảo thủ, 57% cử tri bỏ phiếu không đồng ý. Ngay cả ở Kroonstad, một thành trì bảo thủ nơi năm trong số bảy ghế quốc hội được phân bổ do những người vận động không đồng ý nắm giữ, 52% cử tri bỏ phiếu đồng ý.[9]

Tỉnh Khu vực Đồng ý Không đồng ý Phiếu hợp lệ
Phiếu % Phiếu %
Mũi Hảo Vọng Beaufort West 18,941 61.62 11,798 38.38 30,739
Cape Town 355,527 84.88 63,325 15.12 418,852
East London 66,675 78.28 18,498 21.72 85,173
George 40,075 65.39 21,211 34.61 61,286
Kimberley 33,504 54.48 27,993 45.52 61,497
Port Elizabeth 87,216 74.46 29,909 25.54 117,125
Natal Durban 204,371 85.03 35,975 14.97 240,346
Pietermaritzburg 66,500 75.98 21,023 24.02 87,523
Bang Tự do Orange Bloemfontein 58,066 58.60 41,017 41.40 99,083
Kroonstad 54,531 51.54 51,279 48.46 105,810
Transvaal Germiston 164,025 65.38 86,844 34.62 250,869
Johannesburg 324,686 78.30 89,957 21.70 414,643
Pietersburg 37,612 43.02 37,612 43.02 87,432
Pretoria 287,720 57.37 213,825 42.63 501,545
Roodepoort 124,737 52.44 113,145 47.56 237,882

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Một ngày sau cuộc trưng cầu ý dân, Tổng thống de Klerk tuyên bố "Hôm nay chúng ta đã khép lại chế độ apartheid". Nelson Mandela cho biết ông "thực sự rất hạnh phúc". Trang nhất của tờ báo Cape Times giật tít "KẾT QUẢ LÀ ĐỒNG Ý".

Liên minh giữa Đảng Bảo thủ và Phong trào Phản kháng Afrikan có thể đã gây tổn hại cho Đảng Bảo thủ và thậm chí còn khiến cử tri đổi ý bỏ phiếu "Đồng ý". Một số thành phần bảo thủ và bảo vệ chế độ apartheid tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân nhưng tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở mức kỷ lục, đạt trên 96% ở một số khu vực.

De Klerk tuyên bố rằng người da trắng ủng hộ phổ thông đầu phiếu và chính phủ đã được giao trọng trách đàm phán với Đại hội Dân tộc Phi. Ban đầu, Đại hội Dân tộc Phi không chấp nhận cuộc trưng cầu ý dân vì chỉ người da trắng được phép bỏ phiếu nhưng sau cùng ủng hộ bỏ phiếu tán thành vì kết quả không tán thành không chỉ đe dọa quá trình đàm phán mà còn làm tăng thêm sự hỗn loạn chính trị trong nước, bên cạnh đó không có lý do gì để kêu gọi người da trắng phản đối đàm phán.[10]

Các nhóm cánh hữu chỉ trích cuộc trưng cầu ý dân và cáo buộc chính phủ gian lận bầu cử vì vùng đất trung tâm của người Afrikan và các thành phố lớn đều bỏ phiếu đồng ý nhưng không đưa ra được bằng chứng nào. Treurnicht tuyên bố rằng sự tuyên truyền của các phương tiện truyền thông, sự can thiệp của nước ngoài, sức ép của doanh nhân đối với nhân viên và gian lận bầu cử dẫn đến kết quả đồng ý.

Ngày 27 tháng 4 năm 1994, Nam Phi tổ chức cuộc tổng tuyển cử phi chủng tộc đầu tiên, với Đại hội Dân tộc Phi thắng cử áp đảo và Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

  • Trưng cầu ý dân về hiến pháp Rhodesia 1979

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mandela, Nelson (1995). Long Walk to Freedom: The Autobiography of Nelson Mandela. Little Brown & Co. ISBN 0316548189.
  • Nohlen, Dieter; Thibaut, Bernard; Krennerich, Michael (1999). Elections in Africa: A Data Handbook. Oxford University Press. ISBN 9780198296454.
  1. ^ Beaufort West, Ceres, Graaff-Reinet and Prieska
  2. ^ Bellville, Caledon, Cape Town Gardens, Claremont, Constantia, De Kuilen, Durbanville, False Bay, Green Point, Groote Schuur, Helderberg, Maitland, Malmesbury, Namaqualand, Paarl, Parow, Piketberg, Pinelands, Sea Point, Simon's Town, Stellenbosch, Tygervallei, Vasco, Walvis Bay, Wellington, Worcester and Wynberg
  3. ^ Albany, Aliwal, Cradock, East London City, East London North, King William's Town and Queenstown
  4. ^ George, Mossel Bay, Oudtshoorn and Swellendam
  5. ^ De Aar, Gordonia, Kimberley North, Kimberley South, Kuruman and Vryburg
  6. ^ Algoa, Humansdorp, Newton Park, Port Elizabeth Central, Port Elizabeth North, Sundays River, Uitenhage and Walmer
  7. ^ Amanzimtoti, Berea, Durban Central, Durban North, Durban Point, Greytown, Pinetown, Port Natal, South Coast, Umbilo, Umfolozi, Umhlanga, Umhlatuzana and Umlazi
  8. ^ Klip River, Mooi River, Newcastle, Pietermaritzburg North, Pietermaritzburg South and Vryheid
  9. ^ Bloemfontein East, Bloemfontein North, Bloemfontein West, Fauresmith, Ladybrand, Smithfield and Winburg
  10. ^ Bethlehem, Heilbron, Kroonstad, Parys, Sasolburg, Virginia and Welkom
  11. ^ Benoni, Boksburg, Brakpan, Brentwood, Edenvale, Geduld, Germiston, Germiston District, Kempton Park, Modderfontein, Nigel, Primrose and Springs
  12. ^ Alberton, Bezuidenhout, Bryanston, Hillbrow, Houghton, Jeppe, Johannesburg North, Johannesburg West, Langlaagte, Meyerton, North Rand, Overvaal, Parktown, Randburg, Rosettenville, Sandton, Turffontein, Vanderbijlpark, Vereeniging, Westdene and Yeoville
  13. ^ Lydenburg, Pietersburg, Potgietersrus, Soutpansberg and Waterberg
  14. ^ Barberton, Bethal, Brits, Delmas, Ermelo, Gezina, Hercules, Innesdal, Koedoespoort, Middelburg, Nelspruit, Pretoria Central, Pretoria East, Pretoria West, Rissik, Roodeplaat, Rustenburg, Standerton, Sunnyside, Verwoerdburg, Waterkloof, Witbank and Wonderboom
  15. ^ Carletonville, Florida, Helderkruin, Klerksdorp, Krugersdorp, Lichtenburg, Losberg, Maraisburg, Potchefstroom, Randfontein, Roodepoort, Schweizer-Reneke, Stilfontein and Ventersdorp

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “1992: South Africa votes for change” (bằng tiếng Anh). 18 tháng 3 năm 1992. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ “No. R. 742: Regulations made under the Referendums Act, 1983”. Government Gazette. 320 (13805): 23. 29 tháng 2 năm 1992.
  3. ^ “Notice 221 of 1992: Notice of appointment of referendum officers in terms of Section 3 (2) of the Referendums Act, 1983 (Act No. 108 of 1983)”. Government Gazette. 321 (13806): 8. 2 tháng 3 năm 1992.
  4. ^ a b Kraft, Scott (25 tháng 2 năm 1992). “De Klerk's Question for Whites: 'Do You Support Reform?'. Los Angeles Times. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  5. ^ Wren, Christopher S. (19 tháng 3 năm 1992). “South African Whites Ratify De Klerk's Move to Negotiate with Blacks on a New Order”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ de Klerk, FW (16 tháng 3 năm 2012). “20 years after the 1992 referendum” (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ Schönteich, Martin; Boshoff, Henri (2003). “Chapter 2: Evolution of the white right”. 'Volk', Faith and Fatherland: The Security Threat Posed by the White Right. Institute for Security Studies. tr. 22. Bản gốc lưu trữ 1 Tháng sáu năm 2009. Truy cập 9 tháng Bảy năm 2012.
  8. ^ Spiess, Clemens (2009). Democracy and Party Systems in Developing Countries: A Comparative Study of India and South Africa. Taylor & Francis. tr. 61. ISBN 9780415468091.
  9. ^ “Notice 294 of 1992: Result of the referendum held on 17 March 1992”. Government Gazette. 321 (13889): 2. 27 tháng 3 năm 1992.
  10. ^ “The 1992 Whites only referendum 'For' or 'Against' a negotiated constitution - South African History Online”. sahistory.org.za. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.