Trầm cảm dai dẳng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Rối loạn trầm cảm dai dẳng là một loại bệnh mãn tính, khi bản thân mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, chán nản, buồn bã, lòng tự trọng thấp,... Những cảm xúc trên có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến cuộc sống như mối quan hệ, kết quả học tập, công việc, gia đình...

Người mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng thường khó tìm thấy cảm giác lạc quan ngay cả khi bản thân vào có tích cực nhất. Họ thường được mọi người mô tả là người có tính cách ảm đạm, phàn nàn hoặc buồn chán. Mặc dù rối loạn trầm cảm dai dẳng không nguy hiểm như trầm cảm chính, nhưng tâm trạng chán nản hiện tại của bản thân có thể từ mức độ nhẹ, trung bình đến nặng.


Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, rối loạn trầm cảm dai dẳng là một dạng trầm cảm mãn tính nghiêm trọng, kéo dài ít nhất 2 năm ở độ tuổi người trưởng thành hoặc 1 năm ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm, rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD)[1], bao gồm cả rối loạn trầm cảm nặng mãn tính và rối loạn loạn khí sắc trước đó. Lý do cho sự thay đổi là không có bằng chứng nào về sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai tình trạng này.

Dấu hiệu và triệu chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Các đặc điểm của chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng bao gồm một giai đoạn tâm trạng chán nản kéo dài kết hợp với ít nhất hai triệu chứng khác có thể bao gồm mất ngủ hoặc chứng mất ngủ, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, thay đổi trong hành vi ăn uống (ăn quá ít hoặc quá nhiều), lòng tự trọng thấp và cảm giác vô vọng. Khả năng tập trung kém và khó đưa ra quyết định cũng được coi là những triệu chứng khác có thể xảy ra. Khó chịu là một trong những triệu chứng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Rối loạn trầm cảm dai dẳng ở mức độ nhẹ có thể dẫn đến việc mọi người tránh xa khỏi căng thẳng và né tránh các cơ hội có khả năng thất bại. Trong những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể rút lui khỏi các hoạt động hàng ngày. Họ thường sẽ ít tìm thấy niềm vui trong các hoạt động và trò tiêu khiển thông thường.[2]

Chẩn đoán chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng rất khó khăn do tính chất của các triệu chứng và bệnh nhân thường có thể che giấu chúng, khiến người khác khó phát hiện ra. Ngoài ra, chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường xảy ra cùng lúc với các rối loạn tâm lý khác, điều này làm tăng thêm mức độ phức tạp trong việc cố xác định sự hiện diện của chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng, đặc biệt là do các triệu chứng rối loạn thường có sự chồng chéo lên nhau.

Hành vi tự sát cũng là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm với những người mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng. Điều quan trọng là phải tìm kiếm các dấu hiệu của trầm cảm nặng, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn sử dụng rượuchất gây nghiệnrối loạn nhân cách.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Không có nguyên nhân duy nhất và rõ ràng gây ra chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng[3], nhưng nó có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, sinh học và môi trường. Căng thẳng, cô lập xã hội và thiếu sự hỗ trợ có thể góp phần vào sự phát triển của chứng rối loạn. Chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường xảy ra đồng thời với các bệnh tâm thần hoặc thể chất khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu, lạm dụng chất kích thích và rối loạn nhân cách.

Các đợt trầm cảm nặng có thể xảy ra trước hoặc trong thời gian bị rối loạn trầm cảm dai dẳng - còn gọi là trầm cảm đúp.

Chuẩn đoán và chữa trị[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần IV (DSM-IV), do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản, mô tả đặc điểm của chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng: "Triệu chứng cơ bản liên quan đến việc cá nhân cảm thấy chán nản trong phần lớn các ngày và các phần trong ngày, trong ít nhất hai năm. Ngoài ra: thiếu năng lượng, rối loạn giấc ngủ hoặc thèm ăn và lòng tự trọng thấp cũng là các triệu chứng thường gặp."

Những người mắc bệnh này thường trải qua chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán. Mọi người xung quanh thường mô tả họ bằng những từ tương tự như "chỉ là một người ủ rũ", khiến bệnh nhân có xu hướng che giấu bệnh của mình.

Sau đây là các tiêu chí chẩn đoán:[4]

  • Trong phần lớn các ngày trong hai năm trở lên, bệnh nhân trưởng thành có tâm trạng chán nản hoặc tỏ ra chán nản với người khác phần lớn thời gian trong ngày.
  • Khi bị trầm cảm dai dẳng, bệnh nhân có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng:
  1. Giảm hoặc tăng sự thèm ăn (ăn quá ít hoặc quá nhiều gây ra rối loạn cân nặng)
  2. Giảm hoặc tăng thời gian ngủ (mất ngủ hoặc chứng mất ngủ)
  3. Mệt mỏi và cảm giác thiếu năng lượng
  4. Giảm lòng tự trọng
  5. Giảm khả năng tập trung và gặp vấn đề khi đưa ra quyết định
  6. Cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan.
  • Trong khoảng thời gian hai năm này, các triệu chứng trên không bao giờ vắng mặt quá hai tháng liên tiếp.
  • Trong khoảng thời gian hai năm, bệnh nhân có thể đã trải qua một giai đoạn trầm cảm nặng kéo dài.
  • Bệnh nhân không có bất kỳ giai đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp nào.
  • Bệnh nhân chưa bao giờ đáp ứng các tiêu chí về rối loạn khí sắc chu kỳ.
  • Trầm cảm không chỉ tồn tại như một phần của chứng rối loạn tâm thần mãn tính (chẳng hạn như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn ảo tưởng).
  • Các triệu chứng thường không trực tiếp được gây ra bởi một căn bệnh hoặc bởi các chất gây nghiện, bao gồm cả việc sử dụng chất gây nghiện hoặc các loại thuốc khác.
  • Các triệu chứng có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng trong các hoạt động xã hội, công việc, học tập hoặc các lĩnh vực chính khác của cuộc sống.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, tâm trạng có thể cáu kỉnh và thời gian kéo dài ít nhất là một năm, khác với hai năm cần thiết để chẩn đoán ở người lớn.

Người bệnh khởi phát sớm (được chẩn đoán trước 21 tuổi) có xu hướng tái phát thường xuyên hơn, có khả năng nhập viện tâm thần và đối mặt nhiều tình trạng xảy ra đồng thời hơn. Đối với những người trẻ tuổi mắc chứng loạn khí sắc, có nhiều khả năng xuất hiện những bất thường về tính cách và các triệu chứng có thể là mãn tính. Tuy nhiên, ở những người bệnh lớn tuổi, các triệu chứng tâm lý thường có liên quan đến các tình trạng y tế và/hoặc các sự kiện mất mát, căng thẳng trong cuộc sống.

Rối loạn khí sắc có thể được đối chiếu với rối loạn trầm cảm chính bằng cách đánh giá bản chất cấp tính của các triệu chứng. Chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh mãn tính (kéo dài) hơn nhiều so với rối loạn trầm cảm chính, trong đó các triệu chứng có thể xuất hiện trong ít nhất hai tuần. Ngoài ra, chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường xuất hiện sớm hơn so với rối loạn trầm cảm chính.

Chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, dược lý hoặc kết hợp cả hai. Tâm lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân đối phó với cảm xúc của họ, thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực và cải thiện các mối quan hệ. Liệu pháp dược lý có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm bằng thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Điều trị trầm cảm mãn tính có thể mất nhiều thời gian hơn và cần điều chỉnh nhiều hơn so với trầm cảm không mãn tính.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Diagnostic and statistical manual of mental disorders : DSM-5. Internet Archive. Arlington, VA : American Psychiatric Association. 2013. ISBN 978-0-89042-554-1.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  2. ^ “Persistent Depressive Disorder (Dysthymia)”.
  3. ^ “Dysthymic Disorder”.
  4. ^ “ICD-9-CM Diagnosis Code 300.4 : Dysthymic disorder”. www.icd9data.com. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2023.