Bước tới nội dung

Trần Đắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Trần Đắc
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1928
Nơi sinh
Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Mất
Ngày mất
1995 (66–67 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Vợ
Phạm Thị Hải
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1984)
Nghệ sĩ nhân dân (2011)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1966 – 1995
Đào tạoViện Điện ảnh Quốc gia S. A. Gerasimov
Thể loạiPhim truyện
Tác phẩm
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học nghệ thuật
Website

Trần Đắc (1928 – 1995) là một đạo diễn điện ảnh, nguyên giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Hưng Yên, Phó giám đốc nghệ thuật Xưởng phim truyện Việt Nam.[1] Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dânGiải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012. Ông gắn liền với nhiều bộ phim kinh điển của nền Điện ảnh Việt Nam như Ga, Bài ca ra trận, Sao tháng Tám, đây cũng là 3 bộ phim giúp ông nhận được giải thưởng Nhà nước.[2]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đắc sinh năm 1928, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông là em họ của Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng.[a] Ông từng nhập ngũ và tham gia Chiến tranh Việt Nam. Thời còn trẻ, ông từng là cán bộ chính trị trong Ban Tuyên huấn của tỉnh. Đến năm 1960, khi mới 31 tuổi, ông đã đảm nhiệm trưởng ty văn hoá Hải Dương. Nhưng sau đó ông đã quyết định chuyển sang học và làm nghề đạo diễn điện ảnh.[3]

Năm 1966, với sự hợp tác của phó đạo diễn Nguyễn Đỗ Ngọc, Trần Đắc cho ra mắt tác phẩm đầu tay của mình mang tên Bình minh trên rẻo cao, một bộ phim về cuộc đấu tranh chống lối sống du canh du cư, chống mê tín dị đoan – những vấn đề tồn tại trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thời bấy giờ.[4] Bộ phim được đánh giá cao với những hình ảnh gây ấn tượng mạnh cho người xem: cảnh người Dao du canh du cư, bệnh tật và chết chóc vào những năm trước cách mạng. Các bộ phim có cùng đề tài về giai đoạn xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam chủ yếu đều là phim truyện dài và xuất hiện từ năm 1971; Bình minh trên rẻo cao có thể xem là 1 trong 2 ngoại lệ bên cạnh bộ phim ngắn Cô giáo vùng cao sản xuất vào năm 1969.[5] Bộ phim do Trần Phương[6]Đức Hoàn[7] đóng chính, đồng thời là bộ phim đầu tiên của Lịch Du.[8][9][10]

Sau khi Việt Nam tái thống nhất vào năm 1975, ông được cử đi học tại VGIK (Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên Xô).[11] Năm 1976,[12] bộ phim Sao tháng Tám của ông chính thức được công chiếu. Không chỉ giành được Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4, Sao tháng Tám còn được mang đi tham dự và công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1977.[13] Cho đến năm 2021, đây vẫn là bộ phim duy nhất của nền điện ảnh Việt Nam làm trực tiếp về đề tài Cách mạng Tháng Tám,[14][15][12] cũng được xem là bộ phim thành công nhất về giai đoạn này.[16][17]

Ông qua đời năm 1995 tại Hà Nội.[18]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai trò Ghi chú Nguồn
Đạo diễn Biên kịch
1966 Bình minh trên rẻo cao Không [19][20]
1970 Ga Không [21][22]
1973 Bài ca ra trận [21][23]
1976 Sao tháng Tám [24][25]
1982 Làng Vũ Đại ngày ấy Không [26][27]
1984 Vụ áp phe Đông Dương Không [28][29]
1988 Thời hiện tại [30][31]
1989 Gánh hàng hoa Không [32][33]
1998 Bông sen [b][c] [34][35]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1975 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 Phim truyện điện ảnh Bài ca ra trận Bông sen bạc [39][40]
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Sao tháng Tám Bông sen vàng [41][42]
Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 10 Phim truyện Đề cử [43][44]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo lời kể của nghệ sĩ Trần Bảng, Trần Đắc và Trần Bảng là anh em chú bác ruột.
  2. ^ Hợp tác với đạo diễn Amar Laskri (en) (Algeria).
  3. ^ Phim công chiếu sau khi đạo diễn Trần Đắc mất được 3 năm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dissanayake (1994), tr. 109.
  2. ^ Trương Tấn Sang (27 tháng 4 năm 2012). “Quyết định về việc tặng Giải thưởng Nhà nước”. Cổng Thông tin điện tử Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (pdf). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2006), tr. 204.
  4. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 21.
  5. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 69.
  6. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 273.
  7. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 192.
  8. ^ Hà Tùng Long (30 tháng 1 năm 2021). “NSƯT Lịch Du qua đời ở tuổi 81 vì nhồi máu cơ tim”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 96.
  10. ^ Lê Minh (1995), tr. 118.
  11. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (31 tháng 10 năm 2017). “Nhớ VGIK!”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ a b Từ Khôi (2 tháng 9 năm 2021). “Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9: Cần thêm những bộ phim xứng tầm”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ Hà Tùng Long (2 tháng 9 năm 2021). “Cuộc sống như "ẩn tu" ở tuổi xế chiều của NSƯT Thanh Tú "Sao tháng Tám". Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ P.V (19 tháng 8 năm 2014). “Phim đề tài về Cách mạng Tháng Tám: Vẫn còn quá ít”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ Hoài Hương (5 tháng 8 năm 2016). "Sao Tháng Tám" giữ kỷ lục đến khi nào?”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ Mai Phương (23 tháng 9 năm 2019). "Sao Tháng Tám": Bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ Việt Văn (19 tháng 8 năm 2021). “Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng 8 (19.9.1945-19.8.2021): Cần thêm những phim truyện hay về Cách mạng Tháng Tám”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ Nguyễn Anh Tuấn (2 tháng 10 năm 2012). “Đạo diễn, NSND Trần Đắc: Một nghệ sỹ cô đơn - Một người thầy nhân hậu”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
  19. ^ Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh & Trần Trung Nhàn (2002), tr. 262.
  20. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (31 tháng 8 năm 2020). “NSND Trần Phương: Người lãng mạn hóa những thước phim hình sự”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  21. ^ a b Đặng Nhật Minh (2005), tr. 50.
  22. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 72.
  23. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 66.
  24. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 213.
  25. ^ Malo & Williams (1994), tr. 25.
  26. ^ Minh Ngọc (20 tháng 10 năm 2011). “Người của công chúng Ngày ấy... bây giờ - Kỳ 4: Buồn vui cùng Thị Nở”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  27. ^ Hào Hoa (17 tháng 3 năm 2023). “Hình ảnh "Làng Vũ Đại ngày ấy" sống mòn ở Hãng phim truyện Việt Nam”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  28. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 158.
  29. ^ Hoài An (3 tháng 8 năm 2018). 'Chí Phèo' Bùi Cường qua đời ở tuổi 73”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  30. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 92.
  31. ^ Đ.B (5 tháng 8 năm 2018). “Thông tin về lễ tang của nghệ sĩ Bùi Cường”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  32. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 262.
  33. ^ Phạm GYP (25 tháng 10 năm 2007). “Như Quỳnh - Mãi nét Hà thành”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  34. ^ Anh Thơ (6 tháng 5 năm 2019). “Kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Điện Biên Phủ - Việt Nam và câu chuyện cha con nhà làm phim Algeria”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  35. ^ Armes (2005), tr. 56.
  36. ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000), tr. 94.
  37. ^ Dạ Miên (6 tháng 7 năm 2011). “Bộ VH, TT&DL: Xét tặng Giải thưởng và danh hiệu nghệ sĩ năm 2011”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  38. ^ Hoàng Vy (4 tháng 4 năm 2012). “Những nghệ sĩ sắp thành Nghệ sĩ nhân dân”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  39. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 800.
  40. ^ Malo & Williams (1994), tr. 266.
  41. ^ Bành Bảo (1986), tr. 185.
  42. ^ PV (20 tháng 10 năm 2019). “Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ IV - năm 1977”. Liên hoan phim Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  43. ^ Мхитарян (1984), tr. 381.
  44. ^ “10th Moscow International Film Festival (1977)”. MIFF. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]