Trần Ngọc Tám

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Ngọc Tám
Chức vụ

Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan
Nhiệm kỳ7/1972 – 5/1975
Vị tríThủ đô Bangkok
Vương quốc Thái Lan

Chủ tịch UB Điều hành Quốc tế Quân viện
(trực thuộc Bộ Quốc phòng)
Nhiệm kỳ1/1965 – 7/1972
Cấp bậc-Trung tướng
Kế nhiệm-Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân
(trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu)
Nhiệm kỳ10/1964 – 1/1965
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm
Kế nhiệm-Đại tá Trương Văn Xương
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Quân đoàn III
Nhiệm kỳ4/1964 – 10/1964
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Lâm Văn Phát
Kế nhiệm-Thiếu tướng Cao Văn Viên
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Chỉ huy trưởng
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
Nhiệm kỳ11/1963 – 4/1964
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (4/1964)
Tiền nhiệm-Đại tá Phan Đình Thứ
Kế nhiệm-Đại tá Bùi Hữu Nhơn
Vị tríBiệt khu thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ4/1961 – 10/1961
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Chuân
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Đức Thắng
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Tư lệnh Đệ Tam Quân khu
Nhiệm kỳ6/1960 – 4/1961[1]
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Đỗ Cao Trí
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríBắc Cao nguyên và bắc Duyên hải Trung phần

Tư lệnh Quân đoàn II tân lập
Nhiệm kỳ10/1957 – 7/1959
Cấp bậc-Đại tá
-Thiếu tướng (2/1958)
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệm-Thiếu tướng Tôn Thất Đính
Vị tríNam Cao nguyên và nam Duyên hải Trung phần

Tư lệnh Đệ tứ Quân khu Cao Nguyên
Nhiệm kỳ10/1956 – 10/1957
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Thái Quang Hoàng
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríNam Cao nguyên và nam Duyên hải Trung phần
Tỉnh trưởng tỉnh Vĩnh Long
Nhiệm kỳ6/1955 – 10/1956
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (10/1956)
Vị tríĐệ ngũ Quân khu
(Miền tây Nam phần)
Chi khu trưởng Đức Hòa, Long An
Nhiệm kỳ1/1955 – 6/1955
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (6/1955)
Vị tríĐệ nhất Quân khu

Trưởng phòng Hành quân
Bộ Tổng Tham mưu
(Quân đội Quốc gia)
Nhiệm kỳ7/1954 – 1/1955
Cấp bậc-Thiếu tá (7/1954)
Vị tríCao nguyên Trung phần
Thông tin chung
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh13 tháng 6 năm 1926
Mỹ Tho, Việt Nam
Mất4 tháng 8 năm 2011
(85 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Học vấnTú tài bán phần
Trường lớp-Trường Trung học Phổ thông tại Sài Gòn
-Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
-Học viện Chỉ huy Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
-Trường Dân sự vụ Fort Gordon, Georgia, Hoa Kỳ
-Trường Vũ khí Hiện đại Fort Bliss, Texas, Hoa Kỳ
Quê quánNam kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1946 - 1974
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Bộ Tổng Tham mưu
Quân đoàn II và QK 2
Quân đoàn III và QK 3
Sư đoàn 5 Bộ binh
Võ khoa Thủ Đức
Địa phương quân & Nghĩa quân
Chỉ huy Quân đội Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH

Trần Ngọc Tám (1926-2011) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Pháp mở ra ở Đông Dương, tiếp nhận và huấn luyện thí sinh người bản xứ trở thành sĩ quan để phục vụ Quân đội thuộc địa. Thời gian tại ngũ, ngoài nhiệm vụ chỉ huy đơn vị Bộ binh, ông còn đảm nhiệm những chức vụ thuộc lĩnh vực Tham mưu và Quân huấn. Là một trong số ít sĩ quan được trọng dụng và được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1958). Ông cũng từng là một nhà ngoại giao giữ vai trò đại sứ ở giai đoạn Đệ Nhị Cộng hòa.

Tiểu sử & Binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 12 tháng 3 năm 1926, trong một gia đình điền chủ giàu có tại Mỹ Tho, miền Tây Nam phần Việt Nam. Thiếu thời, ông học ở Mỹ Tho. Sau lên học ở Sài Gòn. Năm 1944, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội thuộc địa Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1946, ông nhập ngũ vào Quân đội Pháp, mang số quân: 46/101.821. Theo học khóa 1 Nguyễn Văn Thinh tại trường Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt, khai giảng ngày 15 tháng 7 năm 1946. Ngày 2 tháng 7 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch.[2] Ra trường, ông được điều động đi phục vụ tại Trung đoàn 1 Vệ Binh Nam Việt thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp, giữ chức vụ Trung đội trưởng. Đầu năm 1949, ông được thăng cấp Trung úy và được cử làm Đại đội trưởng.

Quân đội Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1952, chính thức từ Quân đội Liên hiệp Pháp chuyến sang phục vụ Quân đội Quốc gia, ông được thăng cấp Đại úy lên làm Tiểu đoàn trưởng. Đến cuối năm 1954, sau hiệp định Genève (20 tháng 7) ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức vụ Trưởng phòng Hành quân tại Bộ Tổng tham mưu.[3]

Quân đội Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1955, bàn giao chức vụ Trưởng phòng hành quân, ông được cử đi làm Chi khu trưởng quận Đức Hòa, tỉnh Long An. Giữa năm ông được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Vĩnh Long. Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Đệ tứ Quân khu Cao Nguyên thay thế Thiếu tướng Thái Quang Hoàng. Ngày một tháng 10 năm 1957, Đệ Tứ Quân khu cải danh thành Quân đoàn II đặt Bộ Tư lệnh tại Ban Mê Thuột, ông là Tư lệnh đầu tiên của Quân đoàn II tân lập. Cuối tháng 2 năm 1958, ông được thăng cấp Thiếu tướng nhiệm chức. Cuối tháng 7 năm 1959, ông được lệnh bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II lại cho Thiếu tướng Tôn Thất Đính. Sau đó được cử đi Hoa Kỳ du học lớp Tham mưu cao cấp (khóa 1959-2) thụ huấn 16 tuần tại trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas[4]. Liên tục học thêm 2 lớp nữa là khóa Dân sự vụ tại Fort Gordon, tiểu bang Georgia và khóa Vũ khí cận đại tại Fort Bliss, tiểu bang Texas. Giữa năm 1960, mãn khóa về nước, thay thế Đại tá Đỗ Cao Trí giữ chức vụ Tư lệnh Đệ Tam Quân khu[5] đặt tại Kontum.

Ngày 13 tháng 4 năm 1961, Đệ Tam Quân khu giải tán để sáp nhập vào Quân đoàn II, chuyển về miền Đông Nam phần, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh thay thế Đại tá Nguyễn Văn Chuân được cử đi làm Chỉ huy trưởng trường Võ khoa Thủ Đức. Trung tuần tháng 10 cùng năm, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 lại cho Đại tá Nguyễn Đức Thắng.[6]

Sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963. Ngày 3 tháng 11, ông được cử làm Chỉ huy trưởng trường Võ khoa Thủ Đức thay thế Đại tá Phan Đình Thứ. Ngày 27 tháng 11, ông tổ chức lễ mãn khóa 15 Cách mạng sĩ quan trừ bị.[7]

Sau cuộc Chỉnh lý nội bộ ngày 30 tháng 1 năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh. Tháng 3, ông tổ chức lễ mãn khóa 16 Võ Tánh sĩ quan trừ bị.[8] Đầu tháng 4, ông bàn giao chức Chỉ huy trưởng trường Võ khoa Thủ Đức lại cho Đại tá Bùi Hữu Nhơn, để đi làm Tư lệnh Quân đoàn III & Vùng 3 chiến thuật thay thế Thiếu tướng Lâm Văn Phát.[9] Ngay sau khi nhận chức Tư lệnh Quân đoàn III ông được thăng cấp Trung tướng. Đầu tháng 10 cùng năm, bàn giao Quân đoàn III lại cho Thiếu tướng Cao Văn Viên.[10] Giữa tháng 10, ông được chuyển về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Tư lệnh Địa phương quân và nghĩa quân thay thế Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm.

Tháng 1 năm 1965, ông rời khỏi chức vụ Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân, đồng thời Bộ Tư lệnh đổi thành Bộ Chỉ huy, thay ông làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Địa phương quân và Nghĩa quân là Đại tá Trương Văn Xương.[11] Sau đó ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc tế Quân viện. Tháng 7 năm 1972, ông được cử đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan sau khi bàn giao Ủy ban Điều hành Quốc tế Quân viện lại cho Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh. Tháng 3 năm 1974, ông được triệu hồi về nước và được giải ngũ với lý do phục vụ quân đội trên 20 năm.

1975[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó sang định cư ở hạt Alameda, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Ngày 4 tháng 8 năm 2011, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 85 tuổi.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tháng 4 năm 1961, Đệ tam Quân khu được sát nhập vào Quân đoàn II và Vùng 2 chiến thuật
  2. ^ Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông chỉ đào tạo sĩ quan một khóa duy nhất ở Đà Lạt là khóa 1 Nguyễn Văn Thinh. Sau đó trường chuyển về Vũng Tàu lấy tên là trường Sĩ quan Nước Ngọt, tiếp tục đào tạo khóa 2 Đỗ Hữu Vị.
    -Các sĩ quan tốt nghiệp ở 2 khóa này, về sau đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa:
    Cấp Đại tướng:
    -Nguyễn KhánhTrần Thiện Khiêm (khóa 1), Đỗ Cao Trí (khóa 2)
    Cấp Trung tướng:
    -Trần Ngọc Tám, Dương Văn Đức, Cao Hảo HớnLâm Văn Phát (khóa 1)
    Cấp Thiếu tướng:
    -Nguyễn Văn Kiểm, Đặng Thanh LiêmBùi Hữu Nhơn (khóa 1), Nguyễn Xuân Trang (khóa 2)
    Cấp Chuẩn tướng:
    -Phạm Đăng Lân (khóa 2).
    Riêng khóa 1, với tổng số 16 sĩ quan ra trường chỉ có 3 khóa sinh tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Đó là các Thiếu úy Trần Ngọc Tám, Nguyễn KhánhLâm Văn Phát. Số còn lại đều ra trường với cấp bậc Chuẩn úy.
  3. ^ Quân đội Quốc gia được thành lập vào đầu tháng 12 năm 1950. Tuy nhiên mãi đến ngày 12 tháng 4 năm 1952 mới thành lập được Bộ Tổng Tham mưu.
  4. ^ Niên khóa 1959-2 Tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ có 8 học viên VNCH gồm có: Thiếu tướng Trần Ngọc Tám, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ, Đại tá Đỗ Cao Trí, Thiếu tá Nguyễn Thanh Sằng, Thiếu tá Huỳnh Văn Lạc
    -Đại tá Nguyễn Khương (Tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế, nguyên Trung tá Chỉ huy trưởng lần thứ nhất (1957-1959), Đại tá Chỉ huy trưởng lần thứ hai (1960) Binh chủng Truyền tin, Sĩ quan Tuỳ viên Quân lực VNCH tại Hoa Kỳ (1960-1963). Giải ngũ đầu năm 1964)
    -Thiếu tá Đỗ Hữu Độ (Nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 54 Sư đoàn 1 Bộ binh, giải ngũ ở cấp Trung tá).
    -Thiếu tá Vũ Quang (Sinh năm 1929, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà Lạt, về sau là Đại tá Cục trưởng Cục Tâm lý chiến (1966-1968), Trưởng khối Giảng huấn Trường Cao đẳng Quốc phòng (1970-1973).
  5. ^ Đệ tam Quân khu được tách ra từ Đệ tứ Quân khu gồm các tỉnh Pleiku, Kontum, Bình Định và Phú Yên
  6. ^ Nguyên Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh
  7. ^ Khóa 15 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức khai giảng ngày 25 tháng 2 năm 1963
  8. ^ Khóa 16 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức khai giảng tháng 6 năm 1963
  9. ^ Tướng Phát được mời tham chính trong Nội các Chính phủ với chức vụ Tổng trưởng Nội vụ (Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
  10. ^ Nguyên Tham mưu trưởng Liên Quân tại Bộ Tổng tham mưu
  11. ^ Đại tá Trương văn Xương, nguyên là sĩ quan cấp tá thuộc quân đội Giáo phái Cao Đài, được sáp nhập và đồng hóa cấp bậc Thiếu tá trong Quân đội Quốc gia từ năm 1954.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.