Trần Việt Trường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Việt Trường
Chức vụ
Nhiệm kỳ15 tháng 10 năm 2020 – nay
3 năm, 184 ngày
Bí thư Thành ủyLê Quang Mạnh
Tiền nhiệmLê Quang Mạnh
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríCần Thơ
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ
Nhiệm kỳ1 tháng 1 năm 2013 – 25 tháng 9 năm 2020
7 năm, 268 ngày
Bí thư Thành ủyTrần Thanh Mẫn
Trần Quốc Trung
Kế nhiệmNguyễn Ngọc Tâm
Bí thư Quận ủy Ninh Kiều
Nhiệm kỳ24 tháng 8 năm 2010 – 1 tháng 1 năm 2013
Bí thư Thành ủyNguyễn Tấn Quyên
Trần Thanh Mẫn
Kế nhiệmPhạm Văn Hiểu
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh15 tháng 4, 1971 (53 tuổi)
Tân Phước Hưng, Phụng Hiệp, Hậu Giang
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcNgười Kinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnKỹ sư Điện – Điện tử
Thạc sĩ Chính trị học
Tiến sĩ Quân sự
Cao cấp lý luận chính trị
Trường lớpHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
WebsiteỦy ban nhân dân thành phố Cần Thơ

Trần Việt Trường (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1971) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và kiêm nhiệm các vị trí lãnh đạo hành pháp thành phố Cần Thơ.[1] Ông nguyên là Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ; Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; Ủy viên Ban Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Thành đoàn thành phố Cần Thơ.

Trần Việt Trường là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Kỹ sư Điện – Điện tử, Thạc sĩ Chính trị học, Tiến sĩ Quân sự, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có học vấn trong nhiều chuyên ngành, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và quân sự, có sự nghiệp công tác thời gian dài trong hoạt động thanh niên.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Việt Trường sinh ngày 15 tháng 4 năm 1971 tại xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ông lớn lên và theo học phổ thông ở quê nhà. Trong lĩnh vực học vấn, ông theo học tại thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, nhận bằng Kỹ sư Điện – Điện tử thuộc khoa học tự nhiên, sau đó ông học cao học khoa học xã hội, nhận bằng Thạc sĩ Chính trị học chuyên ngành Xây dựng Đảng, Tổ chức rồi tiếp tục là nghiên cứu sinh khoa học quốc phòng, trở thành Tiến sĩ Quân sự chuyên ngành Chiến lược Quốc phòng.[2][3]

Ngày 23 tháng 9 năm 1996, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 23 tháng 9 năm 1997. Trong quá trình hoạt động ĐảngNhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Nay, ông thường trú tại khu B3-68, Khu dân cư An Thới, số 512 đường Cách mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.[4]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 1993, sau khi hoàn thành giáo dục bậc đại học Trần Việt Trường bắt đầu sự nghiệp với vị trí là công nhân Tổ cơ điện – nước, Xí nghiệp thuộc da Meko.[Ghi chú 1] Ông làm việc ở xí nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước này trong gần một năm.

Tháng 9 năm 1994, ông được điều chuyển sang làm cán bộ Ban Thiếu nhi – Trường học, cán bộ tổ chức – Ban Xây dựng Đoàn, thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Cần Thơ. Tháng 3 năm 1997, ông là Ủy viên Ban chấp hành, Phó Ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn Cần Thơ rồi nâng lên là Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Phong trào Tỉnh đoàn Cần Thơ. Tháng 9 năm 2002, ông nhậm chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Trưởng Ban Thanh Thiếu nhi – Trường học, Chủ tịch Hội đồng Đội Tỉnh đoàn Cần Thơ; Phó Bí thư Thành đoàn thành phố Cần Thơ sau khi Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đến tháng 11 năm 2005, trong kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ, ông được bầu làm Thành ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành; Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Thành đoàn Cần Thơ.[5]

Lãnh đạo cấp tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 2010, tại Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ, Trần Việt Trường được bầu làm Thành ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.[6] Tháng 1 năm 2013, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy được điều động làm Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ. Ông giữ vị trí này trong hơn bảy năm 2013 – 2020. Ngày 25 tháng 9 năm 2020, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2020 – 2025, ông được bầu giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ.[7][8]

Lãnh đạo Cần Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 10 năm 2020, tại kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021, các đại biểu thống nhất miền nhiệm Lê Quang Mạnh, bầu Trần Việt Trường làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2016 – 2021 với số phiếu 50/51 phiếu tán thành (đạt tỉ lệ 96,15%).[9] Là một chính trị gia có kiến thức học vấn ở cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, học vị Tiến sĩ Quân sự, sau khi vào vị trí người đứng đầu chính quyền thành phố, ông phát biểu rằng sẽ hỗ trợ và cùng Bí thư Thành ủy Lê Quang Mạnh cố gắng hết mình cùng Đảng bộ, nhân dân xây dựng Cần Thơ sớm trở thành thành phố sinh thái, đô thị hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.[10][11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Xí nghiệp thuộc da Meko những năm 1990 thuộc Công ty Nông Sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 1998, xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp thuộc da Tây Đô, được Nhà nước thoái vốn từ 2001 trở thành Công ty Cổ phần Da Tây Đô

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ”. UBND thành phố Cần Thơ. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Thùy Dung, Thùy Trang (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Chân dung tân Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - ông Trần Việt Trường”. Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Hoài Thanh (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Ông Trần Việt Trường được bầu làm Chủ tịch UBND TP Cần Thơ”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Quốc Trung (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Ông Trần Việt Trường làm Chủ tịch thành phố Cần Thơ”. Đại đoàn kết. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “[Infographics] Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường”. Đại hội Đảng. ngày 15 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Nhẫn Nam (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Ông Trần Việt Trường đắc cử Chủ tịch UBND TP Cần Thơ”. Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Thanh Tâm, Phạm Thành (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Đồng chí Trần Việt Trường được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Cần Thơ”. Báo Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ “Danh sách Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ khóa XIV”. Cần Thơ TV. ngày 24 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Lê Dân (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Ông Trần Việt Trường làm chủ tịch UBND TP Cần Thơ”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Cửu Long (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Tiến sĩ quân sự làm Chủ tịch Cần Thơ”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ Ca Linh (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Ông Trần Việt Trường được bầu làm Chủ tịch UBND TP Cần Thơ”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]