Trận Đát La Tư
Bài viết này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. |
Trận Talas | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Nhà Abbas |
Nhà Đường Người Karluk | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Ziyad ibn Salih[2][3] |
Cao Tiên Chi Lý Tự Nghiệp Đoàn Tú Thực[2] | ||||||
Lực lượng | |||||||
200.000 người (theo sử liệu Trung Quốc) [4] Tuy nhiên, con số này được cho là phóng đại. |
100.000 quân Đường 20.000 quân Karluk (đổi phe trong trận chiến).[5] |
Trận chiến Talas (tiếng Trung: 怛罗斯会战, Hán Việt: "Đát La Tư hội chiến"; tiếng Ả Rập: معركة نهر طلاس) vào năm 751 là một cuộc xung đột giữa triều đại Hồi giáo Abbas và nhà Đường nhằm giành quyền kiểm soát Syr Darya. Năm 751, triều Abbasid bắt đầu một cuộc tấn công lớn chống lại Trung Quốc trên bờ sông Talas. Trong số 100.000 quân nhà Đường tham chiến, chỉ có 20.000 trở về từ Talas.
Thất bại của Trung Hoa đến từ sự đào ngũ của quân đánh thuê Karluk và sự rút lui của những đồng minh Ferghana, những người ban đầu ủng hộ Trung Quốc. Người Karluk, chiếm hai phần ba lực lượng nhà Đường, đã đào ngũ khỏi liên minh Trung Quốc và đổi sang phía Hồi giáo khi trận chiến đang diễn ra. Với việc bị quân Karluk tấn công từ phía sau và quân Ả Rập tấn công từ phía trước, lại ít hơn 5-10 lần về quân số, các binh sĩ nhà Đường đã không thể chống đỡ được.
Bối cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Vào cuối những năm 740, Trung Hoa mở rộng ảnh hưởng đến Kabul và vùng Kashmir của Ấn Độ. Các cuộc xâm lược của Đạo hồi xuyên qua Ba Tư và Trung Á cùng với sự mở rộng về hướng tây của triều Đường dẫn tới tranh chấp giữa hai bên, dẫn đến kết quả là trận chiến tại sông Talas.
Chỉ huy quân Đường là Cao Tiên Chi, người đã chiến thắng trong các trận chiến tại khu vực Gilgit và Ferghana. Quân Hồi giáo được dẫn dắt bởi Ziyad ibn Salih, một người Hồi giáo Ba Tư, với khoảng 40, 000 chiến binh ghazi. Khi quân đội Ả Rập tiến từ phía nam về phía sông Talas, Cao Tiên Chi đã quyết định tiến về phía Aulie- Ata trên sông Talas với mười vạn quân bao gồm kỵ binh và bộ binh.
Diễn biến
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 10 tháng 7 năm 751, hai bên gặp nhau tại Aulie-Ata (trên bờ sông Talas). Kỵ binh Trung Hoa lúc đầu có vẻ chiếm ưu thế trước kỵ binh Ả Rập, nhưng người Ả Rập đã thoả thuận trước với lính đánh thuê người Turk trong hàng ngũ quân đội Trung Hoa. Bộ tộc Karluk được hứa hẹn bằng vật chất và tự do để đổi lấy việc cải sang Hồi giáo và phản bội những người chủ Trung Hoa của họ. Người Karluk, nuôi sẵn ý định thoát khỏi lệ thuộc vào nhà Đường, đã quyết định chớp lấy cơ hội này để tự do.
Trong lúc trận đánh đang diễn ra, người Karluk đã mở một khoảng trống trong hàng ngũ của mình, cho phép người Ả Rập xâm nhập vào, giúp họ bao vây và tiêu diệt một phần quân Đường. Các xạ thủ bắn cung Karluk đã bao vây đoàn hậu quân chở lương thực của quân Đường.
Điều này khiến cho quân Đường bắt đầu bỏ chạy làm cho đội quân tan rã, rồi nhanh chóng bị các đợt tấn công của kỵ binh nặng Ả Rập phá vỡ. Ở phia sau, quân Karluk cướp bóc tất cả những gì có thể lấy được và rút về thảo nguyên.
Người chỉ huy quân Đường tham chiến, Cao Tiên Chi nhận ra rằng thất bại là không thể tránh khỏi và đã đem quân rút chạy dưới sự bọc hậu của tướng Lý Tử Nghiệp. Mặc dù thua trận, nhưng Lý Tử Nghiệp cũng gây ra nhiều tổn thất cho quân Ả Rập truy đuổi.
Kết quả
[sửa | sửa mã nguồn]Quân Ả Rập bắt được khoảng mười nghìn tù binh Trung Hoa cùng đồng minh, đưa họ về Samarqand. Số tù binh này đã đóng góp quan trọng trong việc phổ biến kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc sang Tây Á.
Sau trận đánh, Cao Tiên Chi đã chuẩn bị một chiến dịch khác chống lại người Ả Rập. Tuy nhiên, khi loạn An Sử nổ ra năm 755, kinh đô Trường An bị quân nổi loạn chiếm giữ, khiến cho nhà Đường buộc phải phái tất cả quân đội đóng ở Trung Á về Trung Nguyên dẹp loạn.
Người Tây Tạng sau sự kiện này đã bắt đầu các cuộc đột kích vào lãnh thổ nhà Đường cũng như tiến hành một loạt hoạt động quân sự nhằm vào một số nhà nước láng giềng ở phía bên kia dãy Himalaya, bao gồm cả việc hỗ trợ thành lập nên đế quốc Pala nửa sau thế kỷ thứ tám.
Đối với người Karluks, ngoại trừ một số lượng nhỏ cải sang đạo Hồi sau trận đánh, đa phần họ sau sự kiện này gần như vẫn giữ nguyên tín ngưỡng cũ cho đến tận thế kỷ 10, sau khi Hãn Tây Khiết Đan là Sultan Satuq Bughra Khan cải đạo sang đạo Hồi.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bai, pp. 210–19.
- ^ a b Bai, các trang. 224–25.
- ^ Bartold, các trang. 180–96.
- ^ The strength of Arabs is not recorded for this battle, but the armies to the east of Khorasan controlled by the Arabs later were estimated by the Chinese in 718 with 900,000 troops available to respond (Bai 2003, pp. 225–6).
- ^ Chinese regular exploited to the area of western protectorate from the Chinese heartland never exceed 30,000 between 692–726. However, the Tongdian (801 AD), the earliest narrative for battle itself by either side suggests 30,000 deaths, whereas the Tangshu (945 AD) accounted 20,000 (probably included mercenaries already) in this battle (Bai 2003, pp. 224–5). The earliest Arabic account for the battle itself from Al-Kamil fi al-Tarikh (1231 AD) suggests 100,000 troops (50,000 deaths and 20,000 prisoners), however Bartold considered them to be exaggerated (Xue 1998, các trang. 256–7; Bartold 1992, các trang. 195–6).