Trận Cantigny

Trận chiến Cantigny
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thời gian2831 tháng 5 năm 1918[1][2]
Địa điểm
Cantigny, Pháp
49°39′50″B 2°29′28″Đ / 49,664°B 2,491°Đ / 49.664; 2.491
Kết quả Quân đội Hoa Kỳ chiếm được Cantigny.[3]
Tham chiến
 Hoa Kỳ
Pháp Pháp
 Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ Robert Lee Bullard[4] Đế quốc Đức Oskar von Hutier[5]
Lực lượng
Khoảng 4.000 lính, 368 trọng pháo, 12 xe tăng [6]
Thương vong và tổn thất
Hoa Kỳ Khoảng 1.600 quân thương vong (trong số đó 199 quân tử trận)[7] 200 quân bị bắt [7]

Trận Cantigny là cuộc tấn công lớn đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ trên Mặt trận phía Tây nói riêng[8] cũng như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nói chung, đã diễn ra vào ngày 28 cho đến ngày 31 tháng 5 năm 1918 tại vùng Picardy ở miền bắc nước Pháp.[2][6][9] Là một phần của trận sông Aisne lần thứ ba – một chiến dịch tấn công của quân đội Đức, trận đánh này đã kết thúc với chiến thắng của Sư đoàn số 1 của Lực lượng Viễn chinh Hoa Kỳ do tướng Robert Lee Bullard chỉ huy trước Tập đoàn quân số 18 của Đế quốc Đức do tướng Oskar von Hutier chỉ huy.[10] Cuộc giao tranh tại Cantigny đã góp phần thể hiện khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ – vốn sẽ đóng vai trò quan trọng đến kết cuộc của chiến tranh – tương đương với quân đội Đức.[11][12]

Trong chiến dịch Michael – một phần của hàng loạt chiến dịch tấn công lớn của Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất Erich Ludendorff của Đức vào đầu năm 1918, quân Đức đã đánh chiếm làng Cantigny và biến nơi đây thành một ngôi làng công sự cho mình.[5] Từ cuối tháng 4, quân Mỹ đã tiếp cận khu vực Cantigny. Dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hanson E. Ely, một Trung đoàn Bộ binh thuộc Sư đoàn số 28 đã được lệnh đánh chiếm Cantigny. Người tổng chỉ huy lực lượng Viễn chinh Mỹ John J. Pershing đã quan sát cuộc tiến công này – nổ ra vào ngày 28 tháng 5 sau một đợt pháo chuẩn bị.[2] Không quân Pháp đã yểm trợ cho cuộc tấn công của quân đội Mỹ, và lực lượng bộ binh Mỹ đã theo bước xe tăng Pháp[6] đã nhanh chóng tiến chiếm mục tiêu của mình tại Cantigny. Ngay lập tức, quân đội Đức phản công và một tiểu đoàn bộ binh Mỹ đã được đưa vào vị trí bị đe dọa trên chiến tuyến[5]. Trong vài ngày sau thắng lợi tại Cantigny, pháo binh và bộ binh của Mỹ đã đẩy lùi hàng loạt cuộc phản kích dữ dội của quân Đức.[12][13]

Đa số thiệt hại của quân Mỹ đã xảy ra trong giai đoạn cố thủ làng Cantigny.[2] Trong khuôn khổ của Mặt trận phía Tây, trận Cantigny chỉ là một cuộc giao chiến lẻ tẻ,[5] tuy nhiên Pershing đã khẳng định sự thắng lợi của các lực lượng của ông.[2] Chiến thắng của quân đội Hoa Kỳ tại Cantigny đã lên dây cót cho tinh thần của khối Hiệp Ước.[5] Sau thắng lợi này, quân Mỹ sẽ còn thực hiện các cuộc tấn công vào đầu tháng 6.[6]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jerry K. Sweeney, A Handbook of American Military History, Second Edition: From the Revolutionary War to the Present, trang 155
  2. ^ a b c d e Spencer Tucker (biên tập), U.S. Leadership in Wartime: Clashes, Controversy, and Compromise, Tập 1, trang 493
  3. ^ Spencer C. Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, trang 442
  4. ^ Van Lee, Vin Rouge, Vin Blanc, Beaucoup Vin, the American Expeditionary Force in Wwi, trang 81
  5. ^ a b c d e Battle of Cantigny, ngày 28 tháng 5 năm 1918
  6. ^ a b c d Battles - The Battle of Cantigny, 1918
  7. ^ a b Ian Westwell, World War I Day by Day, các trang 164-165.
  8. ^ Randal Gray, Kaiserschlacht 1918: The Final German Offensive, trang 74
  9. ^ Spencer C. Tucker, A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1665
  10. ^ Shirley D. Tuorinsky, Medical Aspects of Chemical Warfare, trang 27
  11. ^ Jeremy Black, War in the Modern World Since 1815, trang 126
  12. ^ a b Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, trang 150
  13. ^ Matthew C. Price, The Wilsonian Persuasion in American Foreign Policy, trang 22

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]