Trận Lagarde

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận chiến Lagarde
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thời gian11 tháng 8 năm 1914 [1]
Địa điểm
Gần Lagarde[2], Lorraine thuộc Đức
Kết quả Quân đội Đức giành chiến thắng[3], quân đội Pháp rút chạy về rừng Parroy.[3]
Tham chiến
Pháp Pháp Đế quốc Đức Đế quốc Đức
Lực lượng
Pháp 1 lữ đoàn thuộc Quân đoàn số 15 [1] Bayern Lữ đoàn Thương kỵ binh [4]
Thương vong và tổn thất
1 tướng lĩnh tử trận, 700 – 1.000 quân bị bắt, 1 cờ hiệu, 4 súng máy và 2 khẩu đội pháo bị thu giữ [3][5] 16 sĩ quan, 219 binh lính và 304 ngựa chiến chết hay bị thương

Trận Lagarde (tiếng Đức: Gerden) là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra vào ngày 11 tháng 8 năm 1914, gần làng Lagarde, cách Nancy 20 dặm Anh về hướng đông, tại Lorraine thuộc Đế quốc Đức (Lagarde nay thuộc vùng biên giới của Pháp)[2][6]. Đây là một cuộc tấn công quyết định của Lữ đoàn Thương kỵ binh Bayern thuộc quân đội Đức nhằm vào một lữ đoàn thuộc Quân đoàn số 15 của quân đội Pháp, chọc thủng đội hình của lực lượng bộ binh Pháp và đẩy quân Pháp vào tầm hỏa lực của một khẩu đội pháo[1][4]. Cuộc tiến công này đã gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Pháp, trong đó có một số lượng tù binh lớn và một viên tướng tử trận.[5] Trận thua này buộc quân Pháp phải triệt thoái về rừng Parroy về hướng đông bắc Luneville, chấm dứt thất bại cuộc thâm nhập của một lữ đoàn Pháp vào Lorraine.[3]

Đây là một trong những trận đánh cuối cùng trong lịch sử chiến tranh, trong đó một lực lượng kỵ binh (với tầm cỡ lớn hơn một lữ đoàn) tấn công thắng lợi. Tuy nhiên, trận chiến Lagarde cũng đánh dấu một bước ngoặt mới: do thiệt hại nặng nề cho các đơn vị kỵ binh, vai trò của kỵ binh về sau đã bị hạn chế (trong bối cảnh chiến tranh chiến hào thời Chiến tranh thế giới thứ nhất).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c "Most terrible conflict in history, the great war in Europe"
  2. ^ a b John Williams, German Anzacs And The First World War, trang 43
  3. ^ a b c d "The Great war"
  4. ^ a b "Modern cavalry, studies on its rôle in the warfare of to-day with notes on training for war service"
  5. ^ a b "What Germany Thinks: The War as Germans see it"
  6. ^ Stand To!: The Journal of the Western Front Association, Số phát hành 51-59, các trang 37-38.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ludwig Freiherr von Gebsattel: Das K.B. 1. Ulanen-Regiment "Kaiser Wilhelm II. König von Preußen". Verlag der Buch- und Kunstdruckerei J.P. Himmer, Augsburg 1924, DNB 574741526.
  • Georg Krauss: Die Oberfränkische Geschichte. Oberfränkische Verlagsanstalt und Druckerei, Hof (Saale) 1981, ISBN 3-921615-38-0.
  • Karl Max Lilier: Kriegs-Gedenkbuch der 1. Eskadron K.B. 1. Ulanen-Regiments "Kaiser Wilhelm II., König von Preußen". Buch- und Kunstdruckerei Dr. J. Kirsch, Bamberg 1920, DNB 574615628.
  • Alfred Satter: Die Deutsche Kavallerie im Ersten Weltkrieg. Books on Demand, Norderstedt 1994, ISBN 3-8334-1564-9.