Trận Valle Giulia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Valle Giulia
Một phần của Sự kiện năm 1968 ở ÝNăm Dẫn đầu
NgàyNgày 1 tháng 3 năm 1968
Địa điểm
Mục tiêuChiếm đóng Đại học Sapienza ở Roma
Các phe trong cuộc xung đột dân sự
Lực lượng phe cực hữu
Lực lượng phe cực tả
Nhân vật thủ lĩnh
Stefano Delle Chiaie
Số lượng
2.000-4.000
1.000
Thương vong
478 người bị thương, 272 người bị bắt
148 người bị thương

Trận Valle Giulia (tiếng Ý: Battaglia di Valle Giulia) là tên gọi thông thường về cuộc đụng độ giữa nhóm sinh viên biểu tình (cánh tả cũng như cánh hữu) và cảnh sát ÝValle Giulia, Roma vào ngày 1 tháng 3 năm 1968. Sự kiện này vẫn thường mệnh danh là một trong những cuộc đụng độ bạo lực đầu tiên dưới tình trạng bất ổn của giới sinh viên Ý trong cuộc biểu tình năm 1968 hay "Sessantotto".[1]

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ Sáu ngày 1 tháng 3, khoảng 4.000 người đã tập trung tại Piazza di Spagna rồi bắt đầu tuần hành qua khuôn viên Đại học Sapienza ở Roma; một số có ý định chiếm trường này. Khi nhóm sinh viên vừa đến nơi, họ bỗng nhận thấy mình đang đứng trước lực lượng cảnh sát hùng hậu, và trong quá trình đối phó sau đó, một nhóm nhỏ cảnh sát đột nhập vào tận hàng ngũ người biểu tình để đối phó với hành vi bạo lực của một sinh viên bị cô lập; nhóm biểu tình bèn đáp trả bằng cách ném đá và vật sắc nhọn tới tấp về phía cảnh sát.[2] Những nhà lãnh đạo cầm đầu các cuộc tấn công chống lại cảnh sát đều là thành viên tân phát xít thuộc Đội Thanh niên Tiền phong Quốc gia.[3] Nhóm sinh viên cánh tả và cánh hữu chia nhau ra chiếm các tòa nhà khác nhau.[4][5] Trong cuộc ẩu đả này, giới chức trách đã ghi nhận có 148 viên cảnh sát bị thương, 478 sinh viên bị thương, 4 người bị tạm giữ và 228 người bị bắt. Nhóm biểu tình còn phá hủy tám xe cảnh sát và cướp lấy năm khẩu súng từ tay sĩ quan cảnh sát.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ vedi p. 397 Nanni Balestrini, Primo Moroni,L'orda d'oro: 1968-1977, Feltrinelli, 1997.
  2. ^ Ugo Gaudenzi Asinelli, testimonianza in Nicola Rao, La fiamma e la celtica, Sperling & Kupfer Editori, 2006, pp. 125-126 - ISBN 978-88-200-4193-9
  3. ^ Nicola Rao, La fiamma e la celtica, op. cit., pp. 126: "Ma la cosa più interessante è che a capeggiare l'attacco alla polizia sono i fascisti, a cominciare da quelli di Avanguardia Nazionale, guidati da Delle Chiaie"
  4. ^ Piero Ignazi, Il polo escluso. Profilo del Movimento Sociale Italiano, Bologna, il Mulino, 1989, p. 132
  5. ^ Mario Caprara e Gianluca Semprini, Neri, la storia mai raccontata della destra radicale, eversiva e terrorista, Edizioni tascabili Newton, Roma 2011, pag 223: "Dopo la battaglia di Valle Giulia venne occupata l'università: la facoltà di Giurisprudenza passò in mano al gruppo guidato da Stefano Delle Chiaie, quella di Lettere fu invece "presa" dal Movimento Studentesco. Su Giurisprudenza svettava bandiera nera, su Lettere il drappo rosso"
  6. ^ Cfr. anche Marco Iacona, 1968. Le origini della contestazione globale, Solfanelli, 2008, pp. 86-87