Bước tới nội dung

Trai điệp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trai điệp
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Mollusca
Lớp (class)Bivalvia
Bộ (ordo)Unionoida
Họ (familia)Unionidae
Chi (genus)Hyriopsis
Loài (species)H. cumingii
Danh pháp hai phần
Hyriopsis cumingii
(Lea, 1852)
Danh pháp đồng nghĩa

Hyriopsis goliath (Rolle, 1904)
Sinohyriopsis cumingii (Lea, 1852)

Unio cumingii Lea, 1852

Trai điệp (danh pháp khoa học Hyriopsis cumingii)[2][3] là một loài trai thuộc họ Trai cánh (Unionidae).[2][4]

Loài có giá trị thực phẩm và công nghiệp. Vỏ trai là nguyên liệu để chế biến bột giấy điệp (dùng trong hội họa), xà cừ đẹp dùng trong nghề khảm trai, làm khuy trai.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trai có kích thước lớn với chiều dài cơ thể 25 cm, mặt bên ngoài màu đen nâu, bên trong là lớp xà cừ trắng hồng, cánh và phía đuôi ánh vàng. Cánh mỏng và phát triển về phía lưng, phần đỉnh vỏ thấp có nhiều nếp nhăn đồng tâm. Vỏ mỏng, màu xanh vàng xuất hiện ở con non.

Sinh thái và phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài sinh sống chủ yếu ở trung du và đồng bằng miền bắc Việt Nam, Trung Quốc (các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc và Hồ Nam).[1] Mùa sinh sản của loài là vào mùa xuân, đầu hạ, con cái đẻ từ 500-10.000 trứng. Ấu trùng được hình thành từ 15-20 ngày. Trai điệp sống chủ yếu tại đáy bùn cát sông, hồ vùng, thích ứng với mùa hèmùa đông.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Budha P.B. (2013). “Hyriopsis cumingii”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập 4 tháng 11 năm 2015. Mục của cơ sở dữ liệu có kèm lý giải tại sao loài này là ít quan tâm.
  2. ^ a b ITIS. Hyriopsis cumingii (Lea, 1852)” (bằng tiếng Anh). Truy cập 4 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ EOL. Hyriopsis cumingii - Triangle Sail Mussel” (bằng tiếng Anh). Truy cập 4 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Welcome to Viet Nam Creatures Website”. Truy cập 4 tháng 11 năm 2015.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đặng Thanh Ngọc, Trần Bái Thái, Phạm Văn Miên. 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 573 trang.
  • Phạm Văn Phúc, Phạm Quốc Việt, Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Thanh Tâm, Phan Kim Ngọc. 2011. Research on in vitro culture and inducing nacre crystal formation of freshwater pearl mussel mantle epithelial cell Sinohyriopsis cumingii. International Journal of Fisheries and Aquaculture. 2011; 3(6):104-112.
  • Bộ NN & PTNT Việt Nam. Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008.