Viễn thông tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Truyền thông Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nói về các dịch vụ truyền thông ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Triều Tiên).

Điện thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Người đi xe đạp dùng điện thoại di động tại Hamhung

Triều tiên có một mạng điện thoại đầy đủ, với 1,18 triệu kết nối vào năm 2008.[1] Năm 1970 Hệ thống chuyển mạch tự động đã được đưa vào sử dụng tại Pyongyang, Sinŭiju, Hamhŭng, và Hyesan. Một vài bốt điện thoại công cộng cũng đã xuất hiện ở Pyongyang vào khoảng 1990. Trong giữa thập niên 1990, automa-1990s, một hệ thống trao đổi tự động dựa trên hệ thống E-10A được sản xuất bởi nhà máy liên doanh Alcatel ở Trung Quốc đã được lắp đặt tại Pyongyang. Năm 1997 Triều Tiên loan báo Hệ thống chuyển mạch tự động đã thay thế hoàn toàn cho Hệ thống chuyển mạch thủ công tại Pyongyang và 70 địa phương khác.[2] Vào năm 2000,   Triều tiên thông báo rằng cáp quang đã được mở rộng đến cảng Nampho và tỉnh North Pyong'an cũng đã được kết nối bằng cáp quang.

Điện thoại di động[sửa | sửa mã nguồn]

Người dân Triều Tiên với điện thoại di động, Tháng 4/2012

Trong tháng 11 năm 2002, điện thoại di động đã được giới thiệu với Triều Tiên và vào tháng 11/2003, 20.000 người Triều Tiên đã mua điện thoại di động. Tuy nhiên vào 24/5/2004, điện thoại di động đã bị cấm.[3]

Tháng 12/2008, một dịch vụ di động mới đã được giới thiệu tại Pyongyang, được điều hành bởi công ty Orascom đến từ Ai Cập, với các kế hoạch để mở rộng phạm vi phủ sóng ra cả nước.[4] Tên chính thức của dịch vụ điện thoại di động 3G ở Triều tiên được gọi là Koryolink, là một liên doanh giữa Orascom và Công ty Bưu chính Viễn thông nhà nước (Korea Post and Telecommunications Corporation (KPTC)).[5] Hiện đã có một nhu cầu lớn cho các dịch vụ kể từ khi nó được tung ra.[6]

Tới tháng 5/2010, hơn 120,000 người dân Triều Tiên đã sở hữu điện thoại di động;[7] con số này đã tăng lên 301,000 vào tháng 9/2010,[8] 660,000 vào tháng 8/2011,[9] và 900,000 vào tháng 12/2011.[10] Orascom đã thông báo có 432,000 khách hàng đăng ký sử dụng sau 2 năm hoạt động (12/2010),[11] và tăng dần lên 809,000 vào tháng 9/2011,[12] vượt một triệu vào tháng 2/2012.[13] Tới tháng 4/2013 số khách hàng đăng ký là gần hai triệu.[14]

Tính đến tháng 5 năm 2011, 60% công dân của Bình Nhưỡng trong độ tuổi từ 20 tới 50 có điện thoại di động.[15]

Ngày 15/6/2011, StatCounter.com xác nhận ở Triều Tiên cũng có người sử dụng iPhone của Apple, cũng như một vài mẫu smartphone của NokiaSamsung.[16]

Tính đến tháng 11/2011, mạng 3G đã phủ sóng 94% dân số, nhưng chỉ phủ sóng 14% lãnh thổ.[17] Những sự hạn chế trước đây bao gồm một lệnh cấm điện thoại di động trong giai đoạn 2004–2008.[18][19]

Koryolink không có các hợp đồng chuyển vùng quốc tế. Khách du lịch đến Triều Tiên có thể mua thẻ SIM trả trước để thực hiện các cuộc gọi quốc tế (nhưng không thể gọi trong nước). Trước tháng 1/2013, người nước ngoài thường phải giao lại điện thoại của họ ở biên giới hoặc sân bay trước khi nhập cảnh, nhưng với sự sẵn có của thẻ SIM địa phương chính sách này đã bị loại bỏ.[20] Chỉ những người nước ngoài đang cư trú ở đây mới được truy cập Internet.[21]

Kết nối Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Kết nối Quốc tế cố định bao gồm  một mạng lưới kết nối  Pyongyang đến Bắc Kinh và Moscow, và từ Chongjin đến Vladivostok. Kết nối được mở tới Hàn Quốc vào năm 2000. Vào tháng 5 năm 2006 công ty TransTeleCom và Bộ Truyền thông Bắc Triều Tiên đã ký một thỏa thuận cho việc xây dựng và hoạt động chung của một đường truyền cáp quang trong phần của tuyến đường sắt trạm kiểm soát Khasan–Tumangang ở biên giới Triều Tiên-Nga. Đây là kết nối trực tiếp đầu tiên giữa Nga và CHDCND Triều Tiên. TransTeleCom đã cho xây phần liên kết với Triều Tiên trước.

Từ khi gia nhập Intersputnik năm 1984, Triều Tiên đã điều hành 22 dòng ghép kênh phân chia tần số (FDM) và 10 đơn kênh trên cáp mang để kết nối với Đông Âu.[22] vào cuối năm 1989 dịch vụ quay số trực tiếp quốc tế đã được thục hiện từ Hong Kong. Một trạm vệ tinh mặt đất gần Pyongyang cung cấp thông tin liên lạc quốc tế trực tiếp bằng cách sử dung một vệ tinh của International Telecommunications Satellite Corporation (Intelsat). Một trung tâm thông tin liên lạc vệ tinh được lắp đặt tại Pyongyang vào năm 1986 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Pháp. Một thỏa thuận chia sẻ các vệ tinh viễn thông của Nhật Bản đã đạt được trong năm 1990. Triều Tiên gia nhập Universal Postal Union năm 1974 nhưng có thỏa thuận bưu chính trực tiếp với chỉ một nhóm các quốc gia.

Kết nối cáp quang[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thỏa thuận với UNDP, Nhà máy cáp quang Bình Nhưỡng (Pyongyang Fiber Optic Cable Factory) được xây dựng tháng 4/1992 và mạng cáp quang đầu tiên của đất nước 480 dòng Pulse Code Modulation (PCM) và 6 trạm chuyển đổi tự động từ Pyongyang đến Hamhung (300 kilomet) được lắp đặt vào tháng 9/1995.[23]. Ngoài ra, việc san lấp mặt bằng và quy hoạch chiến dịch toàn quốc bắt đầu bởi Kim Jong Il tại tỉnh Gangwon tháng 5/1998[24] và tỉnh North Pyongan Bắc trong tháng 1/2000[25] tạo thuận lợi cho việc xây dựng các đường dây cáp quang của các tỉnh và huyện, được thực hiện bởi hàng chục ngàn lính công binh của KPA và các lữ đoàn động viên của các tỉnh huy động cho các dự án công trình công cộng có quy mô lớn được thiết kế để phục hồi hàng trăm ngàn ha đất canh tác bị tàn phá bởi những thảm họa tự nhiên vào cuối năm 1990.

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình ở Triều Tiên được nhà nước quản lý quản lý chặt chẽ và được dùng như công cụ tuyên truyền cho Đảng Lao động Triều Tiên. Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên, ournation-school TV (truyền hình giáo dục) đều có trụ sở ở thủ đô Bình Nhưỡng, và đài cũng có các trạm phát tại các thành phố lớn, bao gồm Chŏngjin, Kaesŏng, Hamhŭng, Haeju, và Sinŭiju, chỉ riêng DPRK Today TV, uriminzokkiri TV có trụ sở tại Trung Quốc nhưng có các trạm phát sóng tại thủ đô Bình Nhưỡng, do chính phủ Triều Tiên bảo hộ và tài trợ. Có ba kênh ở Bình Nhưỡng nhưng chỉ có một kênh ở các thành phố khác. TV màu được sản xuất ở Nhật Bản được Triều Tiên nhập về và sau đó dán đè nhãn hiệu mới lên trên, nhưng TV đen trắng 19 inch đã được sản xuất trong nước từ những năm 1980. Ước tính tổng số TV được sử dụng trong những năm đầu thập niên 1990 là khoảng 250.000 chiếc.

Radio[sửa | sửa mã nguồn]

Khách du lịch không được phép mang theo radio. Là một phần của chính sách phong tỏa thông tin của chính phủ, radio và TV ở Triều Tiên phải được sửa đổi để chỉ có thể bắt được các trạm phát của chính quyền. Những radio và TV sửa đổi phải được đăng ký tại bộ phận nhà nước đặc biệt. Chúng cũng phải chịu sự kiểm tra ngẫu nhiên. Loại bỏ các con dấu chính thức là phạm pháp và sẽ bị trừng phạt. Để mua bộ TV hoặc radio, công dân Triều Tiên được yêu cầu để có được sự cho phép đặc biệt từ các quan chức tại những nơi họ cư trú hoặc làm việc.[cần dẫn nguồn]

Triều Tiên có những kênh phát thanh như AM radio, Pyongyang Broadcasting Station (Radio Pyongyang), Đài Tiếng nói Triều Tiên, Korean Central Broadcasting Station, và một kênh FM, Pyongyang FM Broadcasting Station. Tất cả ba mạng đều có trạm phát ở các thành phố lớn va cung cấp chương trình địa phương. Ngoài ra còn có một máy phát sóng ngắn mạnh cho các chương trình phát sóng ở nước ngoài trong một số ngôn ngữ.

Kênh sóng chính phủ chính thức là Đài phát thanh truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCBS). Trong năm 1997 có 3.360.000 bộ radio.

Mạng quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Kwangmyong là một mạng nội bộ quốc gia của Triều Tiên[26] được mở cửa từ năm 2000. Nó có thể được truy cập từ các thành phố lớn, các quận huyện, cũng như các trường đại học và các tổ chức công nghiệp và thương mại lớn. Kwangmyong có 24 giờ truy cập không giới hạn bởi đường dây điện thoại dial-up.

Internet[sửa | sửa mã nguồn]

Kết nối Internet Quốc tế thông qua cáp quang kết nối Bình Nhưỡng với Đan Đông, Trung Quốc thông qua Sinuiju. Internet café đầu tiên của Triều Tiên mở của năm 2002 như là một liên doanh với công ty Internet Hàn Quốc Hoonnet. Nó được kết nối thông qua một đường truyền tới Trung Quốc. Du khách nước ngoài có thể liên kết các máy tính của họ với Internet thông qua đường dây điện thoại quốc tế có sẵn trong một vài khách sạn ở Pyongyang. Năm 2005 một quán Internet café mới đã mở của ở Pyongyang, không được kết nối qua Trung Quốc mà thông qua kết nối với một vệ tinh của Hàn Quốc. Năm 2003 một liên doanh được gọi là KCC Europe giữa doanh nhân Jan Holterman ở Berlin và chính phủ CHDCND Triều tiên đã mang Internet thương mại tới Triều Tiên. Kết nối được thành lập thông qua liên kết vệ tinh từ Triều tiên đến máy chủ đặt tại Đức. Liên kết này đã kết thúc sự cần thiết để quay số ISP ở Trung Quốc.[27]

Kể từ tháng 2 năm 2013, người nước ngoài đã có thể truy cập Internet bằng cách sử dụng mạng điện thoại 3G.[28][29][30]

KCC Europe quản lý tên miền quốc gia (ccTLD) .kp từ Berlin.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Country Comparison: Telephones – main lines in use”. The World Factbook. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ Lee, 2003
  3. ^ "World briefings: North Korea", New York Times, June 4, 2004.
  4. ^ "Secretive N Korea set to launch mobile phone service" Lưu trữ 2008-12-08 tại Wayback Machine, Associated Press, December 4, 2008.
  5. ^ “3세대이동통신서비스 《고려링크》 시작 천리마 속도로 정보통신 현대화 노린다”. 민족 21 (94). 1 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2010.
  6. ^ http://www.dailynk.com/english/read.php?cataId=nk01500&num=5303 (accessed 18 November 2009)
  7. ^ “Cell phone demand stays strong in North Korea”. BusinessWeek. 13 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ Mobile phone subscriptions in N. Korea quadruple in one year: operator, YonhapNews, 9 November 2010
  9. ^ Orascom User Numbers Keep Rising, DailyNK, 11 August 2011
  10. ^ Hamish McDonald (24 December 2011) Father knows best: son to maintain status quo, The Age.
  11. ^ Orascom Telecom Holding First Quarter 2011 Results Lưu trữ 2012-04-12 tại Wayback Machine, page 29 (accessed 20 May 2011)
  12. ^ Orascom Telecom Holding Third Quarter 2011 Results Lưu trữ 2012-04-15 tại Wayback Machine, page 30 (accessed 28 April 2012)
  13. ^ Alaa Shahine (2 tháng 2 năm 2012). “Orascom Telecom Media Shares Jump After North Korea Announcement”. Bloomberg. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2012.
  14. ^ “North Korea embraces 3G service”. BBC. 26 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2013.
  15. ^ Phone Handset Prices Fall as Users Rise, DailyNK, 20 May 2011
  16. ^ Kang (강), Jin-gyu (진규) (15 tháng 6 năm 2011). 북한에서도 아이폰 사용 첫 확인. Digital Times (bằng tiếng Triều Tiên). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  17. ^ “Secretive N. Korea opens up to cellphones”. 21 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ “North Korea recalls mobile phones”. The Sydney Morning Herald. 4 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  19. ^ Dave Lee. (10 December 2012) North Korea: On the net in world's most secretive nation.
  20. ^ EXCLUSIVE: Foreigners Now Permitted To Carry Mobile Phones In North Korea | NK News – North Korea News
  21. ^ N. Korea Cuts 3G Mobile Web Access for Foreign Visitors
  22. ^ Yoon and Lee 2001
  23. ^ "Cable Production Base" "Naenara," Korea Today, No. 602 (8), 2006
  24. ^ History of Land Rezoning in the DPRK, KCNA, 11 May 2005
  25. ^ Kim Jong Il, "Improving the Layout of the Fields Is a Great Transformation of Nature for the Prosperity and Development of the Country, a Patriotic Work of Lasting Significance,"Rodong Sinmun, 18 April 2000
  26. ^ Andrew Jacobs (10 tháng 1 năm 2013). “Google Chief Urges North Korea to Embrace Web”. The New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  27. ^ Lintner, Bertil (24 tháng 4 năm 2007). “North Korea's IT revolution”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2007.
  28. ^ “North Korea to offer mobile internet access”. BBC. 22 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2014.
  29. ^ Caitlin Dewey (26 tháng 2 năm 2013). “Instagrams from within North Korea lift the veil, but only slightly”. Washington Post. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2014.
  30. ^ “North Korea blocks access to Instagram”. The Guardian. Associated Press. 23 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.