Truyền thuyết đô thị Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Truyền thuyết đô thị Việt Nam là những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian Việt Nam và được cho là có thật. Những truyền thuyết đô thị này bao gồm các tác phẩm văn học dân gian đương đại về các sinh vật siêu nhiên, các cuộc tấn công của chúng [thường là] vào những người vô tội hoặc về những truyền thuyết phi siêu nhiên liên quan đến những tin đồn lưu truyền trong văn hóa đại chúng. Truyền thuyết đô thị Việt Nam hiện đại thường lấy bối cảnh ở các nghĩa trang hay các thành phố trong đó một số câu chuyện mang tính cảnh báo.

Truyền thuyết tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Cô Mía[sửa | sửa mã nguồn]

Vào những năm 1980, gia đình ông Tư sinh ra một cô con gái.[1] Đến tuổi đôi mươi, vì cô xinh đẹp rạng ngời như đóa hoa mùa xuân nên bố cô quyết định thuê hoạ sĩ vẽ con gái làm mẫu để quảng cáo cho xưởng mía.[1] Thời điểm đó, cô bị sát hại mà không rõ nguyên nhân.[2] Vụ việc từng gây chấn động một thời nhưng cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng.[2] Tuy nhiên, hình ảnh của cô nhanh chóng phổ biến trên các xe giải khát của người dân Nam Bộ.[3]

Vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà số 24 đường Lý Thái Tổ (Thành phố Hồ Chí Minh)[sửa | sửa mã nguồn]

Rạng sáng ngày 11 tháng 12 năm 2001, một ngọn lửa phát ra từ tầng trệt ngôi nhà số 24 đường Lý Thái Tổ, Thành phố Hồ Chí Minh, bốc lên dữ dội và lan nhanh.[4] Cao su từ vỏ ruột xe cháy tạo ra từng luồng khói đen đặc, mù mịt, trong khi mọi người đang ngủ, đến khi phát hiện thì ngôi nhà đã cháy đen toàn bộ.[5]

Do buôn bán, làm ăn nên nhà có 2 lớp cửa sắt kiên cố và cũng như nhiều nhà phố khác ngôi nhà này không có lối thoát hậu, ban côngcửa sổ là nơi duy nhất mọi người có thể lao ra nhưng không phải ai cũng đủ bình tĩnh tìm lối thoát khi nguy cấp.[6] Nhiều người chứng kiến lúc đó vẫn còn nhớ hình ảnh một bà mẹ trẻ bụng mang bầu, tay ôm con lẩy bẩy ở lan can, đứa bé trên tay chị khóc thét.[7] Vì tầng một khá thấp nên mọi người hét bảo chị quăng con xuống họ đỡ giùm, những người khác tìm được tấm bạt, căng ra bảo chị nhảy xuống, thế nhưng không hiểu sao chị cứ ôm con chạy ra chạy vào, vài lần rồi không thấy ra nữa.[8]

Truyền thuyết siêu nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Nghĩa trang Bình Hưng Hoà[sửa | sửa mã nguồn]

Nghĩa trang Bình Hưng Hòa là truyền thuyết được lan truyền từ trước khi có nghĩa trang Đa Phước và Gà Dưa.[9] Vào thời điểm đó, Bình Hưng Hoà là nơi duy nhất chôn cất người mất và được coi là nghĩa trang lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh.[10] Truyền thuyết này kể về một cô gái 16 tuổi sống ở huyện Bình Chánh, lúc sinh thời say mê cải lương và đem lòng yêu một tài tử trong vùng.[11] Thế nhưng cha cô lại không chấp nhận mối quan hệ này vì gia đình ông là quan chức cấp cao, trong khi chàng trai xuất thân thấp hèn.[12] Vài tháng sau, cô gái rơi vào tuyệt vọng khi hay tin người yêu mất nên đã buông xuôi trong hồ nước trong nghĩa trang.[13] Kể từ đó, mỗi dịp trăng tròn, người ta lại truyền tay nhau câu chuyện cô gái đứng bên ven hồ ngâm nga khúc cải lương yêu thích.[14] Tin đồn về cô gái đã trở nên phổ biến và hầu hết những người dân sống gần khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà đều khẳng định rằng, vào những đêm trăng Rằm, họ đều nghe tiếng hát cải lương đầy ai oán của một cô gái vọng ra từ phía nghĩa trang.[15]

Con ma nhà họ Hứa[sửa | sửa mã nguồn]

Con ma nhà họ Hứa là một truyền thuyết đô thị kể về có một cô gái trẻ mắc bệnh Phong đã không qua khỏi.[16] Cô là một bóng trắng thấp thoáng đi qua các dãy hành lang trong đêm.[17]

Theo một số dị bản của truyền thuyết Con ma nhà họ Hứa, mọi chuyện bắt đầu khi cô con gái chú Hỏa—một chủ đầu tư bất động sản mắc bệnh phong, lở loét khắp người trong lúc tuổi thanh xuân.[18] Vì là con gái duy nhất nên chủ Hỏa đã cách ly con trong căn phòng kín để tránh lây bệnh chưa có thuốc chữa thời ấy.[19] Bệnh tình cùng với sự ngột ngạt do bị nhốt suốt ngày trong căn phòng khiến cô gái bức bối nên khi cô chết hương hồn cứ vương vấn mãi ở căn phòng.[20] Căn nhà này hiên nay là Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Chị C.—một người từng là nhân viên của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh kể lại: "Tôi làm việc ở Phòng Hành chính của bảo tàng có điểm đặc biệt là cứ ai nằm xuống là bị bóng đè, đặc biệt có người còn thấy những đứa trẻ tóc kiểu ba vá nói tiếng Hoa giật tóc, không thể nào nằm yên được."[21]

Chung cư 13 tầng ở đường Trần Hưng Đạo (Thành phố Hồ Chí Minh)[sửa | sửa mã nguồn]

Chung cư 13 tầng ở đường Trần Hưng Đạo được cho là do chữ số 13 tạo nên và cũng là lý do giải thích cho những vụ án mạng trong thời gian xây dựng.[22] Khách sạn Building President được ông Nguyễn Tấn Đời, đầu tư khởi công vào năm 1960.[23] Theo bản thiết kế, khách sạn gồm 13 tầng, chia làm 6 tòa và ngăn ra thành 530 phòng.[24] Khi nhận được bản thiết kế, cộng sự của ông Nguyễn Tấn Đời là một người Pháp đã tỏ ra rất lo ngại với con số 13 tầng, vốn được cho là xui rủi theo quan niệm phương Tây.[25] Tuy nhiên, ông Đời không mấy quan tâm và vẫn cho xây đúng 13 tầng theo bản vẽ. Ngay khi tầng 13 đang đặt những viên gạch cuối cùng thì hàng loạt tai nạn nguy hiểm tới tính mạng xảy ra.[26] Án mạng liên tiếp khiến cho tầng 13 mãi chẳng thể xây xong. Đứng trước nguy cơ Building President không thể hoàn thành kịp tiến độ và giới chức chế độ cũ lúc bấy giờ cũng đang rục rịch vào cuộc điều tra, ông Đời cho tạm ngưng thi công tầng 13.[27] Sau đó, ông mời về một thầy pháp sư, cho công nhân nghỉ phép liên tục 3 ngày để làm phép và trấn yểm tòa nhà.[28] Ông Lưu Phục Chấn, 72 tuổi, sống tại đường Nguyễn Thi, phường 13, quận 5 kể lại: “Dạo xây khách sạn lớn, gia đình tôi có ông cậu ở gần đó. Cậu hay kể lại rằng, thầy pháp đã cho người đến bệnh viện mua lại xác của 4 trinh nữ, đem về chôn ở 4 góc của khách sạn để trấn tại 4 hướng”.[29]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Truyền thuyết đô thị Việt rùng rợn không kém nước ngoài: Huyền thoại cô Mía lên cả phim”. YAN. 9 tháng 2 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b “Danh tính của 'Cô Mía' huyền thoại trên xe nước mía, bí mật chưa có lời giải đáp | Urbanist Vietnam”. urbanistvietnam.com. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ “Phim về truyền thuyết 'cô Mía' miền Tây tung posted khiến khán giả rùng mình”. Báo Thanh Niên. 13 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ “Vụ cháy nhà ở TP HCM: Thêm một người chết”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ “9 điểm đến rùng rợn nhất ở Sài Gòn”. 2 Saigon. 12 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “Saigon's Creepiest 'Haunted' Places and the Urban Legends Around Them | Saigoneer”. saigoneer.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ “Vụ cháy làm 7 người chết:Lạnh người qua lời kể thấy xác nạn nhân”. Đời sống Pháp luật. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “Kỳ IV: Ngôi nhà của ngọn lửa oan nghiệt”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 4 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ “Hơn 7.200 ngôi mộ ở Bình Hưng Hòa chưa có người nhận”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ “Thông báo về chủ trương di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh | Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải phòng”. haiphong.gov.vn. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ NLD.COM.VN (5 tháng 1 năm 2021). “Chuyển mình ở khu nghĩa trang lớn nhất TP HCM”. nld.com.vn. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ News, VietNamNet. “30 năm ngủ cùng người chết, sởn da gà mại dâm, hút chích nơi nghĩa địa”. VietNamNet. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ “Vận động người dân đăng ký bốc mộ trong Dự án di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hoà”. baothainguyen.vn. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.[liên kết hỏng]
  14. ^ “Bình Hưng Hòa: Chợ tình nghĩa trang |Đời sống|Bản tin Sài Gòn News|Tin Tức Sài Gòn”. saigonnews.vn. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ News, V. T. C. (27 tháng 2 năm 2017). “Giải mã sự thật 'oan hồn hát cải lương' trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  16. ^ “Thực hư câu chuyện về "Con ma nhà họ Hứa". Báo Điện tử An ninh Thủ đô. 12 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  17. ^ “Nhà Chú Hỏa có con ma nào họ Hứa không?”. Tuổi Trẻ Online. 30 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  18. ^ congan.com.vn. “Chuyện ly kỳ về "Con ma nhà họ Hứa". Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  19. ^ “Sự thật về 'con ma nhà họ Hứa' nóng trên mạng XH”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  20. ^ Nghĩa/Vietnamnet, Theo Trần Chánh (16 tháng 3 năm 2021). “Đi tìm sự thật về "Con ma nhà họ Hứa" - Doanh nghiệp Việt Nam”. Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  21. ^ “Dinh thự 99 cửa của 'con ma họ Hứa' Sài thành”. VietNamNet. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  22. ^ danviet.vn. “TP.HCM: Chung cư 440 Trần Hưng Đạo xuống cấp, người dân không đồng ý di dời vì sao?”. danviet.vn. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  23. ^ “Những chuyện ma mãnh rùng rợn về chung cư 727 Trần Hưng Đạo”. Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống. 19 tháng 5 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  24. ^ "Oan hồn trinh nữ" trong chung cư triệu đô ở Sài Gòn?”. Bất động sản - Chuyên mục thuộc Báo Pháp luật Việt Nam. 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  25. ^ News, VietNamNet. “Đột nhập 'chung cư ma' giữa Sài Gòn”. VietNamNet. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  26. ^ “TP. HCM: Sẽ tháo dỡ chung cư hư hỏng nặng khi 50% cư dân đồng thuận”. amp.thuonggiaonline.vn. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.[liên kết hỏng]
  27. ^ “Nguy hiểm trong những chung cư cũ ở TP.HCM”. Báo Giao Thông.
  28. ^ “Cận cảnh các chung cư hoang tàn nhất Sài Gòn mà Bí thư Thăng lên tiếng”. Báo Thanh Niên. 6 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  29. ^ “Sự thật chung cư trấn yểm bằng 4 xác trinh nữ”. VietNamNet. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]