Trương (họ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trương
Chữ Hán Trương có nghĩa là "mở rộng"
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữTrương
Chữ Hán
Tiếng Trung
Chữ Hán
Tiếng Triều Tiên
Hangul

Trương (chữ Hán: ) là một họ của người Việt Nam. Họ Trương cũng có tại Trung Quốc (Zhang), Triều Tiên / Hàn Quốc (Jang), Đài Loan (Chang), và Singapore (Chong). Trong sách kỷ lục Guinness xuất bản năm 1990, Họ Trương giành kỷ lục họ nhiều người nhất thế giới. Ba họ có số người đông nhất thế giới là Trương, Lý và Vương với tỉ lệ dân số mang các họ này ở Trung Quốc là 7,9%, 7,4% và 7,1%, mỗi họ có số dân ~100 triệu người.[1]

Việt Nam số người mang họ Trương chiếm tỷ lệ 2.2% dân số với khoảng hơn 2 triệu người, chủ yếu người Kinh và các dân tộc Hoa, Chăm, Thổ, Sán Dìu, Nguồn, Co.[2] Hội đồng họ Trương Việt Nam được thành lập từ năm 2006, có trụ sở làm việc tại Hà Nộinhà thờ họ Trương Việt Nam được xây dựng tại thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình.


Chiết tự[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ Trương có nhiều nghĩa:

  • Sổ sách: Trương mục
  • Nợ tiền: Hoàn trương
  • Mở, trải rộng, làm cho lớn lên: Khoa trương, trương cung... Chữ Trương trong họ Trương là theo nghĩa này.
  • Mở cơ sở làm ăn: Khai trương

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tính Thị Khảo LượcNguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ đông tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây.

Trong sách kỷ lục Guinness xuất bản năm 1990, Họ Trương giành kỷ lục họ có nhiều người mang nhất trên thế giới, vượt hẳn các họ Vương. Đầu năm 2006, Học viện khoa học Trung Quốc xếp họ này là họ thông dụng thứ 3 tại quốc gia đông dân nhất này. Họ Trương được sử dụng từ cách đây trên 4.000 năm.[3]

Người họ Trương tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Đăng Quế
Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám tức Trương Văn Nghĩa

Chính trị gia[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
  • Trương Chí Trung - Thứ trưởng Bộ Tài chính (2010 - 2016)
  • Trương Giang Long - Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân
  • Trung tướng Trương Văn Thông, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an
  • Trương Quốc Huy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam (2020 – 2025)
  • Trương Chí Trung - Thứ trưởng Bộ Tài Chính
  • Trương Văn Bang - Bí thư thành ủy Sài gòn - Gia Định (1932) - Bí thư Xứ ủy Nam kì (1933) - Bí thư liên tỉnh ủy Biên Hòa - Bà Rịa (1937 -)
Trương Định

Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Vĩnh Ký

Lĩnh vực khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chang Myun (Trương Miễn) (1899 - 1966) Hàn Quốc là Thủ tướng thứ 2 và thứ 7, là Phó Tổng thống thứ tư của Đại Hàn Dân Quốc.
  • Trương Ngọc Trinh (1659-1701), Nội Mệnh phụ thời Triều Tiên Túc Tông, mẹ của vua Triều Tiên Cảnh Tông, từng là Vương phi (nhưng bị phế truất).
  • Trương Lục Thủy (1506-?), là một Hậu cung trong Nội mệnh phụ của Yên Sơn Quân, vị quân chủ thứ 10 của nhà Triều Tiên.
  • Trương Bảo Cao (787-841), là một nhà hàng hải sống vào cuối thời Tân La thống nhất. Ông là người kiểm soát trên thực tế Hoàng Hải và bờ biển Triều Tiên giữa tây nam Triều Tiên và bán đảo Sơn Đông, bảo trợ cho các thuyền buôn đi lại giữa Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.
  • Jang Nara (sinh năm 1981) là một diễn viên và ca sĩ Hàn Quốc.
  • Jang Dongwoo (Trương Đông Vũ; sinh 22 tháng 11 năm 1990) là một ca sĩ, rapper, vũ công, người dẫn chương trình và diễn viên người Hàn Quốc.
  • Jang Ki Yong (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1992) là người mẫu, nam diễn viên người Hàn Quốc.
  • Jang Hyunseung (Trương Hiền Thắng; sinh ngày 3 tháng 9 năm 1989) là ca sĩ, vũ công người Hàn Quốc.
  • Jang Dong-geon là một nam diễn viên Hàn Quốc sinh năm 1972 đạt giải Actor Award trong Blue Dragon Awards cho một vai trong bộ phim Nowhere to hide.
  • Jang Ja-yeon (Trương Tự Nhiên; 1980 – 2009) là một nữ diễn viên người Hàn Quốc.
  • Wooyoung là thành viên của nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc 2PM.
  • Jang Seo-hee (sinh ngày 5 tháng 1 năm 1972), là nữ diễn viên người Hàn Quốc.
  • Jang Geun Suk sinh ngày 26 tháng 9 năm 1987 là diễn viên, ca sĩ, người mẫu và DJ người Hàn Quốc.
  • Jang Won Young (Trương Nguyên Anh), thành viên nhóm nhạc IZ*ONE
  • Jang Ye-eun (Trương Nghệ Ân) nữ thần tượng Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc CLC
  • Jang Yi-jeong (Trương Nghi Trịnh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1993), nam ca sĩ, cựu thành viên nhóm nhạc History.

Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Harimoto Tomokazu (tên thật: Trương Chí Hòa), cầu thủ bóng bàn người Nhật Bản gốc Trung Quốc.
  • Harimoto Isao (tên thật: Jang Hun), cầu thủ bóng chày người Nhật Bản gốc Hàn Quốc.

Các nước khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trương Chí Hiền là một chính trị gia người Singapore. Ông là một thành viên trong Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền, hiện giữ chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ, Đồng bộ trưởng An ninh Quốc gia và Bộ trưởng chuyên trách công vụ viên.

Hội đồng họ Trương Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng những người Họ Trương Việt Nam đã thành lập Hội đồng Trương tộc lâm thời ngày 23 tháng 6 năm 2006 nhằm mục đích kết nối đồng tộc Trương trên toàn quốc để tìm kiếm thông tin dòng họ, chắp nối phả hệ và tìm về nguồn cội. Ngày 21 tháng 4 năm 2013, Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức trọng thể tại Hội trường lớn của Bảo tàng Hà Nội, số 2 đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội. Ông Trương Văn Đoan - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được bầu làm Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam.[6]

Ngày 13 tháng 11 năm 2016, Đại hội đại biểu Họ Trương Việt Nam lần thứ hai, nhiệm kỳ 2016 – 2019 được tổ chức long trọng tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Ninh Bình. Tham dự đại hội có ông Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh – UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tỉnh Ninh Bình và đại diện các dòng họ: Vũ (Võ), Dương, Trần, Lê, Đỗ, Đinh, Nguyễn; Hội đồng Họ Trương thành phố Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng Đại diện họ Trương các tỉnh Lâm Đồng, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên…[7] Đại hội đã lựa chọn công tác nhân sự và bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 1 chủ tịch và 12 Phó chủ tịch. Ông Trương Văn Đoan tiếp tục được bầu làm chủ tịch Hội đồng Họ Trương Việt Nam.

Nhà thờ họ Trương Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ họ Trương Việt Nam được thực hiện trên khu đất có diện tích 6.742 m2 tại làng Đa Giá, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, nơi gắn liền với quê hương và sự nghiệp của 2 nhân vật họ Trương tiêu biểu là Võ sư Trương Ma Ni - Tăng lục đạo sỹ thời Đinh và Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu thời Trần. Nhà thờ họ Trương Việt Nam với mục tiêu là một công trình lịch sử văn hóa lớn để tưởng nhớ công ơn các bậc tổ tông của dòng họ; là nơi giao lưu, gặp gỡ bà con họ Trương trong nước và ngoài nước, tổ chức những sự kiện quan trọng của dòng họ và là nơi lưu giữ các di sản văn hóa, truyền đi thông điệp của dòng họ Trương cho các thế hệ con cháu mai sau.[8]

Nhà thờ họ Trương Việt Nam là nơi thờ các danh nhân họ Trương tại ban thờ công đồng,[9] trong hậu cung có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (Trương Hữu Nhân) và các danh nhân họ Trương tiêu biểu nhất thời phong kiến ở 3 miền Việt Nam gồm:

Ngoài ra Quần thể nhà thờ họ Trương Việt Nam cũng có ban thờ mẫu và nhiều công trình kiến trúc khác như nhà đa năng, tả vu, hữu vu, cổng tứ trụ, hồ bán nguyệt, gác trống, gác chuông được xây dựng trong 4 năm từ 2016 đến 2019.

Di tích họ Trương ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là bảng thống kê chưa đầy đủ các di tích thờ người họ Trương ở Việt Nam (chưa tính tới 372 đền thờ thánh Tam Giang):

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đền Trương Hán Siêu Thanh Bình, Ninh Bình Ninh Bình Đền Trương Hán Siêu nằm trong quần thể danh thắng công viên núi Non Nước. Đền thờ danh nhân văn hóa, thái phó Trương Hán Siêu đời Trần. Nhà Trần
Đình Cao Đà Nhân Mỹ, Lý Nhân Hà Nam Đền Từ Du hay đình Cao Đà là nơi thờ danh sĩ Trương Hán Siêu với vai trò là vị tổ lập làng Cao Đà ở xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Thế kỷ 17
Đình làng Gừa Liêm Thuận, Thanh Liêm Hà Nam Thờ Trương Nguyên, tướng nhà Đinh tham gia đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Khi ông từ Hoa Lư về quê có mang theo một quả cầu, một dụng cụ để luyện tập binh sĩ bày trò chơi cho nhân dân để hôm nay hội làng Gừa có trò cướp cầu. Nhà Đinh
Đền Từ Xá Đoàn Kết, Thanh Miện Hải Dương Đền Từ Xá thờ Trương Hán Siêu, tự Thăng Phủ, người làng Phúc Am, nay thuộc thành phố Ninh Bình, là môn khách của Trần Hưng Đạo, Tham tri chính sự thời Trần Dụ Tông, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng. Lê Trung Hưng
Đền Khai Quốc Cấp Tiến, Tiên Lãng Hải Phòng Thờ 3 anh em họ Trương Hải Phòng là Trương Phương, Trương Tề, Trương Tụy có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt. Nhà Đinh
Miếu Đoài Kiến Quốc, Kiến Thụy Hải Phòng Thờ Thái Vương Trương Nữu Đại tướng quân, tướng của Phùng Hưng. Bắc thuộc
Miếu Ba Vua Liên Khê, Thủy Nguyên Hải Phòng Di tích Miếu Ba Vua, xã Liên Khê thờ ba anh em họ Trương: Trương Tế, Trương Lại, Trương Độ, người trang Thiểm Khê đã kéo về Mê Linh (Hà Nội) theo Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán.[10] Bắc thuộc
Đình Đại Vi Đại Đồng, Tiên Du Bắc Ninh Thờ 3 anh em Trương Ngọ, Trương Mai và Bạch Đa là 3 vị tướng nhà Đinh đều quê ở động Hoa Lư có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt. Tiền Lê
Đền Trương Lôi - Trương Chiến Hải Hòa, Tĩnh Gia Thanh Hóa Khi Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh, trong gia đình họ Trương có hai người con đều tham gia góp nhiều công sức, lập nhiều chiến công và đều được nắm giữ chức tước quan trọng trong cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc. Hậu Lê
Đền thờ Trương Định Phường 1, TX Gò Công Tiền Giang Khu đền thờ, lăng, mộ Anh hùng dân tộc Trương Định ở Thị xã Gò Công tôn vinh người anh hùng có công khai phá mở mang vùng đất Gò Công và là một trong những người lãnh đạo nhân dân Nam Kỳ đứng lên chống quân xâm lược Pháp trong giai đoạn đầu 1858-1864. Năm 1864
Đền thờ Trương Định Gia Thuận, Gò Công Đông Tiền Giang Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định, người có công khai phá mở mang vùng đất Gò Công và là một trong những người lãnh đạo nhân dân Nam Kỳ đứng lên chống quân xâm lược Pháp trong giai đoạn đầu 1858-1864. Năm 1972
Đền thờ Trương Định Tịnh Khê, Sơn Tịnh Quảng Ngãi Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định trên quê hương của ông ở làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2007
Mộ và đền thờ Trương Quốc Dụng Thạch Khê, Thạch Hà Hà Tĩnh Lăng mộ của Trương Quốc Dụng táng tại thôn Tây Hồ xã Phong Phú, được xây công phu và đã được giữ gìn qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử. Bài vị ông còn được thờ ở Trung Liệt Miếu gò Đống Đa Hà Nội xưa. Nhà Nguyễn
Lăng Trương Tấn Bửu Phường 8, Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh Trương Tấn Bửu là một danh tướng theo phò chúa Nguyễn lập nhiều công lớn. Ông đã giao tranh với bọn giặc cướp biển Ô Tàu, Thổ phỉ ba mươi sáu trận, được nhà Nguyễn phong chức Trung quân phó tướng Long Vân Hầu. Ông còn mở mang bờ cõi cùng với Thoại Ngọc Hầu đào vét kinh Vĩnh Tế và đắp thành Châu Đốc nhằm trấn giữ biên cương. Nhà Nguyễn
Lăng Trương Công Hy Điện Thắng Trung, Điện Bàn Quảng Nam Trương Công Hy đỗ hương cống dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, làm thầy dạy cho các con của chúa Nguyễn, sau đó ông tham gia chính sự của nhà Tây Sơn, giữ chức Hình bộ Thượng thư dưới 2 triều vua Quang Trung và Cảnh Thịnh. Tây Sơn
Đền thờ Trương Tấn Bửu Hưng Nhượng, Giồng Trôm Bến Tre Trương Tấn Bửu là một danh tướng giỏi võ nghệ, tánh tình trầm tĩnh, hào hiệp. Ông đã giao tranh với bọn giặc cướp biển Ô Tàu, Thổ phỉ ba mươi sáu trận, giữ bình yên cho nhân dân an cư lạc nghiệp, được nhà Nguyễn tin dùng, phong chức Trung quân phó tướng Long Vân Hầu. Ông còn mở mang bờ cõi cùng với Thoại Ngọc Hầu đào vét kinh Vĩnh Tế và đắp thành Châu Đốc. Nhà Nguyễn
Đình Vĩnh Ninh Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì Hà Nội Thờ Trương Tử Nương, dân gian còn gọi là Bà Tía, theo Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán năm 40 sau công nguyên; thác hoá nơi trận tiền ở cửa biển Thần Phù. Bà Tía đã được các triều đại phong kiến sắc phong là " Đệ nhất Tử Nương thần nữ Thượng đẳng Phúc thần" và là Thành hoàng của làng Vĩnh Ninh. Hậu Lê
Đình Quan Nhân Nhân Chính, Thanh Xuân Hà Nội Đình Quan Nhân thờ Thánh Bà Trương Mỵ nương, con gái làng Quan Nhân cùng phu quân là Trung Nghĩa đại vương Hùng Lãng công. Hằng năm nhân dân tổ chức lễ hội, và cứ 2 năm một lần rước kiệu Thánh Ông, Thánh Bà ra đình Hội Xuân dự lễ hội vui vào ngày 11 tháng Hai âm lịch tục còn gọi là rước thánh du xuân. Hậu Lê
Động Am Tiên Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Động Am Tiên thờ võ sư Trương Ma Ni và con trai ông là phò mã Trương Ma Sơn. Hai cha con họ Trương cai quản khu vực động Am Tiên dưới thời Đinh Tiên Hoàng trị vì Thời Lý

Họ Trương đổi sang họ khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Họ Trương gốc Nghệ An đổi sang họ Vũ, họ Nguyễn, họ Lê: Họ Trương Công định cư tại Diễn Kỷ, Diễn Châu từ đầu thế kỷ XV. Từ năm niên hiệu Thành Thái thứ năm, có 3 vị là anh em con cụ Mẫn Trai đến định cư tại vùng đất mới tại Sơn Tây, Hà Nội. Vì tham gia vào công cuộc khởi nghĩa kháng Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương nên Cụ Nho 1 đổi sang họ Vũ, hiện nay con cháu đang sinh sống tại thôn Xuân Trung, xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội. Cụ Nho 2 đổi sang họ Nguyễn, hiện nay con cháu đang sinh sống tại thị trấn Thạch Thất (Hà Nội) và Suối Hai, Yên Khoái, Thuỵ An, Ba Vì (Hà Nội) Cụ Nho 3, đổi sang họ Lê hiện nay con cháu đang sinh sống tại Đồng Chữ, Trúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.
  • Họ Trương ở La Bang, Trà Vinh đổi sang họ Lê: Con cháu các ông Trương Anh Dõng, Trương Văn Kỳ do lo sợ bị nghi là dòng dõi Trương Đăng Quế và Trương Định nên đã chọn đổi sang họ Lê.[11]
  • Thái sư Trương Bá Ngọc vốn gốc họ Lê, sau được Vua Lý Thần Tông ban Thiên tính đổi sang họ Trương nên con cháu ông từ đó mang họ Trương.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Họ Vương là 10 họ phổ biến nhất thế giới
  2. ^ Việt Nam Có Bao Nhiêu Họ?
  3. ^ Họ Trương là 10 họ phổ biến nhất thế giới
  4. ^ Phú Thọ: Bí ẩn phong thủy thế đất đình Hạ Khê
  5. ^ Ngôi đình thờ vị tướng giỏi thời Hùng Vương
  6. ^ “ĐAỊ HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT (2013-2018)”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2016.
  7. ^ “THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LẦN THỨ HAI (NHIỆM KỲ 2016 – 2019)”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  8. ^ “HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM ĐẤU GIÁ THÀNH CÔNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM TẠI THỊ TRẤN THIÊN TÔN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2016.
  9. ^ “XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LÀ ĐỂ LẠI MỘT CÔNG TRÌNH TÂM LINH MUÔN ĐỜI CHO CON CHÁU MAI SAU”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2016.
  10. ^ “Miếu Ba Vua ở Liên Khê thờ ba anh em họ Trương” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  11. ^ Hành trình 35 năm một gia phả

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]