Tuyến Gold (Bangkok)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuyến Gold
สายสีทอง
Tàu Bombardier Innovia APM 300 tại Ga Krung Thonburi vào năm 2021
Thông tin chung
KiểuĐường sắt không người lái (AGT)
Tình trạngHoạt động
Vị tríBăng Cốc, Thái Lan
Ga đầuKrung Thon Buri
Ga cuốiKhlong San
Nhà ga3
Hoạt động
Hoạt độngNgày 16 tháng 12 năm 2020
Sở hữuChính quyền Đô thị Bangkok
Điều hànhKrungthep Thanakom Company Limited
Bangkok Mass Transit System
CharacterTrên cao
Thế hệ tàuBombardier Innovia APM 300
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến1,72 kilômét (1,07 mi) (est.)
Điện khí hóa750 V DC
Tốc độ80 km/h (50 mph)
Bản đồ hành trình

Memorial Bridge  MRT  (đang xây dựng)
Prajadhipok
Khlong San (Bệnh viện Taksin)
 SRT  (kế hoạch)
Charoen Nakhon (ICONSIAM)
Krung Thon Buri
 BTS 

Tuyến Gold là tuyến tàu tự động không người lái thuộc hệ thống tàu điện của Băng Cốc. Chiều dài tuyến là 1,72 km (1,07 mi), gồm 3 nhà ga, và được khánh thành bởi Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha vào ngày 16 tháng 12 năm 2020.[1] Nó hoạt động như một tuyến trung chuyển giữa tuyến Silom BTS Silom và trung tâm thương mại Iconsiam. Tuyến sẽ được kéo dài 1 km (0,62 mi) dọc theo đường Somdet Chao Phraya để kết nối với Tuyến MRT tím mở rộng phía Nam. Khi hoàn tất nó sẽ kết nối Ga Krung Thon Buri BTS với đường Prajadhipok tại Thon Buri với tổng chiều dài là 2,68 km (1,67 mi).

Tuyến Gold được quản lý bởi Bangkok Mass Transit System Public Company Limited (BTSC) với hợp đồng 30 năm. BTSC cũng đồng thời quản lý BTS Skytrain. Giá vé cố định là 15 baht. Vé chỉ được bán tại các nhà ga trên tuyến.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại tuyến không được xem là một tuyến thuộc M-Map Master Plan do đề xuất bởi chủ sở hữu trung tâm thương mại Iconsiam vào tháng 7 năm 2015 để cung cấp dịch vụ trung chuyển đến Iconsiam.[3][4] Dự án được chấp thuận bởi nội các Thái Lan vào tháng 9 năm 2016 với kế hoạch ban đầu mở cửa vào cuối năm 2018.[5] Công việc sơ khảo bắt đầu vào tháng 6 năm 2018 và chính thức xây dựng vào tháng 9 năm 2018.

Krungthep Thanakom PCL chịu trách nhiệm về thiết kế và phát triển tuyến, một doanh nghiệp thuộc Chính quyền Đô thị Bangkok.[6] Ngân sách của dự án là 3,8 tỉ baht được tài trợ hoàn toàn bởi chủ đề xuất dự án, công ty trung tâm thương mại Siam Piwat sẽ chịu toàn bộ chi phí xây dựng.[7] Tất cả doanh thu quảng cáo và lợi nhuận hoạt động sẽ thuộc công ty Siam Piwat trong suốt 30 năm nhượng quyền.

Vào cuối tháng 8 năm 2020, toàn bộ khối lượng công việc của Tuyến Gold đạt 95%.[8] Tuyến sẽ mở của vào ngày 1 tháng 10 năm 2020[9] và bắt đầu chạy thử nghiệm vào ngày 11 tháng 9.[10] Tuy nhiên, các lần chạy thử nghiệm cho thấy các kết quả chạy thử nghiệm yêu cầu bổ sung hệ thống tín hiệu và vận hành trước khi đi vào hoạt động toàn tuyến.[11] Chủ tịch BTSC tuyên bố rằng cần thêm 2 tháng thử nghiệm nữa và tuyến sẽ không được mở cửa cho đến tháng 12 năm 2020.[12] Đầu tháng 12, công bố mở cửa tuyến vào ngày 16 tháng 12 năm 2020.[13] Vào lúc hoạt động, hành khách được miễn phí vận chuyển trong vòng 1 tháng cho đến ngày 15 tháng 1 năm 2021.[14]

Lộ trình[sửa | sửa mã nguồn]

Sân ga Khlong San
Tuyến đường sắt Gold phía trước đền Wat Suwan

Tuyến Gold bắt đầu tại nút giao Ga Krung Thon Buri BTS chạy theo 500m phía Đông đến đường Charoen Nakhon, sau đó chạy về phía Bắc 1,3 km (0,81 mi) đến Iconsiam. Ga cuối nằm tại ga Klong San gần nút giao đường Lat Ya và sẽ là nơi chuyển đổi với Tuyến SRT Đỏ Đậm mở rộng phía Nam trong tương lai.

Mở rộng 1 km trong tương lai[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến sẽ được mở rộng 1 km (0,62 mi) phía Tây dọc theo đường Somdet Chao Phraya và ga cuối nằm tại đường Phrajahipok kết nối với Tuyến MRT tím mở rộng phía Nam, dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2027. Phần mở rộng 1 km (0,62 mi) dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023, nhưng sẽ được mở cửa vào năm tới.

Ga[sửa | sửa mã nguồn]

Tên ga Giao với Bên ngoài ga Kế hoạch
Tiếng Anh Thái
Krung Thon Buri กรุงธนบุรี  BTS 
Charoen Nakhon เจริญนคร
Khlong San คลองสาน  SRT  (dự án)
Prajadhipok ประชาธิปก  MRT  Memorial Bridge (đang xây dựng)

Bản đồ tuyến[sửa | sửa mã nguồn]

Map


Bản đồ hệ thống[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “BTS Green Line extension, BMA Gold Line now officially open”. The Nation. 16 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ “B15 fare for Gold Line from Saturday”. Bangkok Post. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ “New BTS Gold Line along Chao Phraya River expected in 2017”. Coconuts Bangkok. 29 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ “สายสีทองกําหนดเปิด สิงหาคม 2563”. 28 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ “Gold Line monorail gets cabinet green light”. Bangkok Post. 7 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2016.
  6. ^ “Cabinet approves Bt3.8bn Gold Line monorail”. The Nation. 6 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ Gluckman, Ron (tháng 4 năm 2016). “The Queen of Siam: Chadatip Chutrakul Aims To Energize A District In Bangkok”. Forbes Asia.
  8. ^ “รถไฟฟ้าสายสีทอง" เลื่อนเปิดบริการ เป็นกลางเดือน ธ.ค. นี้”. Thansettakij. 31 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ “Gold line set for October opening”. Bangkok Post. 18 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ “Gold Line monorail set to roll out in October after successful test run”. The Nation. 12 tháng 9 năm 2020.
  11. ^ “Gold Line monorail service postponed to year-end”. The Nation. 17 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ “รถไฟฟ้าสายสีทอง" เลื่อนเปิดบริการ เป็นกลางเดือน ธ.ค. นี้”. Prachachat. 16 tháng 9 năm 2020.
  13. ^ “Gold Line to open Wednesday”. Bangkok Post. 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ “นายกฯกดปุ่มเดินรถไฟฟ้าสีเขียว-สีทองนั่งฟรีถึง”. Thaipost. 16 tháng 12 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]