Tổng hội Địa chất Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng hội Địa chất Việt Nam
Tên viết tắtVUGS
LoạiHội nghề nghiệp
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhSố 6 phố Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh,
Vị trí
Vùng phục vụ
Việt Nam
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Chủ tịch
Đỗ Cảnh Dương
Trang webtonghoidiachat.vn

Tổng hội Địa chất Việt Namtổ chức xã hội - nghề nghiệp của những tổ chức chuyên ngành và người làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến địa chất tại Việt Nam [1][2].

Tổng hội có tên giao dịch tiếng AnhVietnam Union of Geological Sciences, viết tắt là VUGS. Tổng hội địa chất Việt Nam có 15 Hội chuyên ngành.[3]

Điều lệ hiện hành của Tổng hội được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định Số 83/2003/QĐ-BNV ngày 17 tháng 12 năm 2003 [4].

Trụ sở Tổng hội đặt tại địa chỉ số 6 phố Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, trong khuôn viên của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản [1].

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng hội Địa chất Việt Nam hiện tổ chức Đại hội cho nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội lần thứ VII cho nhiệm kỳ 2013-2018 đã bầu BCH và thông qua các báo cáo, nghị quyết về công tác của Tổng hội nhiệm kỳ tới [5].

Trong năm 2016 Tổng hội Địa chất Việt Nam đã có nhiều biến đổi khởi sắc. Nhiều thành viên đã tham gia vào nhiều đề tài cấp thiết [6]. Một số chủ đề là:

  • Phản biện siêu dự án giao thông thủy xuyên Á trên Sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện, Ninh Bình.
  • Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây tổn thương một số ngành kinh tế các đảo Việt Nam.

Các Hội thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên của Tổng hội gồm có [7]

  1. Các Hội thành viên chuyên ngành, nêu trong bảng, thành lập theo Quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ số 18/2005/QĐ-BNV ngày 20 tháng 1 năm 2005 [8]
  2. Các Hội Địa chất tại một số tỉnh, thành
  3. Các Hội địa phương trực thuộc: Hội Địa chất Tây Bắc, Hội Địa chất Đông Bắc, Hội Địa chất Như Quỳnh, Hội Khoáng sản, Hội Công nghệ Đá màu thiên nhiên, Hội Đá Ốp lát và trang trí, và Câu lạc bộ Búa vàng Địa chất.
  4. Các đơn vị khoa học - công nghệ: Tổng hội Địa chất Việt Nam đã thành lập 33 đơn vị khoa học - công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 3 Viện nghiên cứu, 15 Liên hiệp khoa học sản xuất và 15 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến của ngành Địa chất và Môi trường.
Các Hội chuyên ngành thành viên [3]
Tên hội Viết tắt Tên giao dịch (tiếng Anh)
Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam VAPS Vietnam Association for Paleontology and Stratygraphy
Hội Kiến tạo Việt Nam VAT Vietnam Association of Tectonics
Hội Đệ tứ - Địa mạo Việt Nam VAQG Vietnam Association for Quatenary - Geomorphology
Hội Khoáng thạch học Việt Nam VAMP Vietnam Association for Mineralogy - Petroggraphy
Hội Trầm tích Việt Nam VAS Vietnam Association of Sedimentologists
Hội Địa hóa Việt Nam VAG Vietnam Association for Geochemistry
Hội Địa chất Biển Việt Nam VIMGA Vietnam Marine Geology Association
Hội Địa chất Kinh tế Việt Nam VAEG Vietnam Association for Economic Geology
Hội Đá quý Việt Nam VAG Vietnam Association for Gemstone
Hội Địa chất Than - Khoáng sản Việt Nam VACMG Vietnam Association for Coal Minerals Geology
Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam VAHG Vietnam Association of Hydrogeology
Hội Địa chất Công trình và Môi trường Việt Nam VAEGE Vietnam Association for Engineering Geology and the Enviroment
Hội Tuyển Khoáng Việt Nam VAPG Vietnam Association for Ore-Processing
Hội Công nghệ Khoan - Khai thác Việt Nam VADT Vietnam Association for Drilling Technology
Hiệp hội Doanh nghiệp Địa chất và Khoáng sản Việt Nam VAGME Vietnam Association of Geological and Mineral Enterprises

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Tổng hội Địa chất Việt Nam giới thiệu, 21/12/2013. Truy cập 3/3/2018.
  2. ^ Tổng hội Địa chất Việt Nam Lưu trữ 2018-03-03 tại Wayback Machine. Vusta - Danh bạ, 28/10/2014. Truy cập 3/3/2018.
  3. ^ a b Các Hội chuyên ngành thành viên. Tổng hội Địa chất, 24/02/2011. Truy cập 3/3/2018.
  4. ^ Quyết định Số 83/2003/QĐ-BNV Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003 về phê duyệt điều lệ. Thuvien Phapluat Online, 2015. Truy cập 25/11/2018.
  5. ^ Tổng hội Địa chất Việt Nam. BCH, 21/12/2013. Truy cập 3/3/2018.
  6. ^ Tổng hội Địa chất Việt Nam: Phát triển và đổi mới Lưu trữ 2018-03-07 tại Wayback Machine. Trang tin Tổng hội Địa chất, 07/02/2017. Truy cập 3/3/2018.
  7. ^ Tổ chức Tổng hội Địa chất Việt Nam Lưu trữ 2018-03-06 tại Wayback Machine. CSDL Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017. Truy cập 3/3/2018.
  8. ^ Quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ số 18/2005/QĐ-BNV ngày 20 tháng 1 năm 2005, về việc cho phép thành lập các Hội chuyên ngành địa chất là thành viên của Tổng hội Địa chất Việt Nam. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 3/3/2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]