UGM-133 Trident II

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
UGM-133A Trident II
Trident II phóng từ tàu ngầm hải quân Hoàng gia Anh.
Thông số
Đầu nổ1-12 Mk-5 RV/W88 (475 kt) or
1-14 Mk-4 RV/W76-0 (100 kt) or
1-14 Mk-4A RV/W-76-1 (90 kt)[1]
[2][3]

Hệ thống chỉ đạoMK 6 astro-inertial guidance which is able to receive GPS (Global Positioning System) updates[4][5]
Hệ thống láiSingle movable nozzle actuated by a gas generator[6]

UGM-133A Trident II còn gọi với tên Trident D5, Ngọn Đinh Batên lửa xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM), được phát triển bởi Lockheed Martin Space Systems, Sunnyvale, California, và được triển khai trong hải quân MỹAnh. Nó được bắt đầu đưa vào triển trai từ tháng 3 năm 1990 tới nay,[7].Hệ thống tên lửa chiến thuật Trident II là sự phát triển tiếp theo với sự nâng cao độ chính xác, khối lượng đầu đạn, và tầm bắn so với Trident C-4. Nó là thành phần quan trọng đối trong bộ 3 nguyên tử của Mỹ. Tên lửa được thiết kế để có thể vừa phóng được từ dưới biển vửa phóng được trên bộ, để có thể duy trì khả năng tấn công nhiều mục tieu. Nó nâng cao vị thế của Mỹ về vũ khí chiến thuật với khả năng và trọng tải đầu đạn linh hoạt mà có thể dàn xếp khởi động hiệp ước tên lửa chủ đông (xem hiệp ước New START). Khối lượng đầu đạn tăng lên biến Trident II trở thành công cụ để tấn công phủ đầu.

Tên lửa Trident II được trang bị trên 14 chiếc Ohio và 4 chiếc lớp Vanguard, với 24 quả trang bị trên mỗi chiếc Ohio và 16 quả trên mỗi chiếc Vanguard (số lượng tên lửa trên Ohio sẽ giảm xuống 20 vào năm sau[khi nào?]Bản mẫu:Update needed, theo như thỏa thuật về giới hạn Vũ khí chiến thuật). Đã có 176 lần phóng thử tên lửa D5 thành công kể từ năm 1989[8] lần gần đây nhất là từ USS Nebraska tháng 11 năm 2019.[9] Dưới 10 lần phóng bị thất bại.[10] lần gần đây nhất là từ HMS Vengeance gần mũi Florida vào tháng 1 năm 2016.[11] Tên lửa ICBM D5 là thế hệ thứ sáu của dòng tên lửa kể từ khi chương trình phát triển tên lửa phóng từ tàu ngầm bắt đầu cách đây 60 năm trước. Chương trình kéo dài hoạt động Trident D5LE sẽ giúp D5 còn phục vụ đến năm 2042.[12]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

USS Kentucky bắn tên lửa SLBM Trident II trong cuộc thử nghiệm DASO 26 vào năm 2015

Tên lửa Trident II được thiết kế có tầm bắn và khả năng mang đầu đạn lớn hơn so với tên lửa tiền nhiệm (Trident C-4). Năm 1972, hải quân Mỹ đưa ra initial operating capability (IOC) hoàn thành trước năm 1984, sau đó dời về 1982. 18/10/1973, Chương trình Trident đã được đưa ra đánh giá. Vào 14/3/1974, Cục phòng vệ mật của Mỹ đưa ra 2 yêu cầu đối với chương trình Trident. Đầu tiên là tăng độ chính xác cho tên lửa Trident C-4. Thứ 2 là phiên bản tên lửa mới phải có tầng khởi tốc lớn hơn C-4.

Hải quân Mỹ chỉ đạo nghiên cứu nhằm xác định rõ liệu tên lửa Trident II mới có thể phát triển dựa trên tên lửa MX ICBM của Không quân Mỹ, nhằm giảm giá thành. Tên lửa Trident II sẽ có đường kính 83 inches và dài 44 feet nhằm đưa đến khả năng giống như tên lửa MX ICBM. Các thay đổi về hệ thống dẫn đường, phần điện tử, và các lớp bảo vệ thêm không phù hợp với thiết kế. Trong khi nó làm thỏa mãn yên cầu của Hải quân, nó không đạt khả năng tải như yêu cầu của không quân Mỹ

Tầng đẩy được đưa ra đặt giữa tầng 1 và 2, khiến cho Trident II dài hơn so với C-4. Những nghiên cứu đã bị hoãn tới năm 1978, khi Quốc hội Mỹ chỉ chi ra 5 triệu $ so với yêu cầu là 15 triệu $ cho chương trình nghiên cứu. Đến tháng 12 năm 1978, những nghiên cứu riêng của Hải quân và Không quân đã đồng ý với mỗi bên rằng kết cấu tên lửa tương tự sẽ không thể tiết kiệm được như mong muốn. Chắc chắn Hải quân và không quân phải duy trì và chịu trách nhiệm cho mỗi hệ thống vũ khí riêng biệt của họ. Hải quân Mỹ tiếp tục chương trình phát triển tên lửa Trident II.

Vào tháng 3 năm 1980, US Secretary of Defense Harold Brown đề xuất gia tăng quỹ tài trợ cho chương trình hiện đại hóa SLBM, đặc biệt là về cải thiện độ chính xác. House Armed Services Committee (HASC) không đưa ra khoản tài trợ nào trong khi Senate Armed Services Committee (SASC) cung cấp tài trợ toàn phần trị giá 97 triệu $. SASC yêu cầu kế hoạch hợp tác "Cạnh tranh đầy đủ nhất có thể... [và] nên để ý cân nhắc đến sự cạnh tranh giữa các nhà thầu cho mỗi thành phần chính, bao gồm lắp ráp tên lửa." 65 triệu $ đã được đưa ra cho chương trình hiện đại hóa SLBM.

Vào 2/10/1981 tổng thống Reagan đã đưa ra yêu cầu về hiện đại hóa lực lượng Chiến lược [13]. Cục phòng vệ đã chỉ định Hải quân tài trợ cho các chương trình phát triển tên lửa Trident II D5 với IOC tháng 12 năm 1989. Tất cả mọi nghiên cứu và phát triển sẽ được chỉ định để gây dựng một tên lửa Trident II mới với công nghệ tiên tiến, độ chính xác cao. Vào năm 1982 Deputy SECDEF Frank Carlucci thư ký Hải quân Caspar Weinberger bao gồm quỹ phát triển cho phương tiện thâm nhập tầng khí quyển cho Trident II.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kristensen, Hans M.; Korda, Matt (ngày 29 tháng 4 năm 2019). “United States nuclear forces, 2019”. Bulletin of the Atomic Scientists. 75 (3): 122–134. doi:10.1080/00963402.2019.1606503.
  2. ^ “US Deploys New Low-Yield Nuclear Submarine Warhead”. FAS. ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
  3. ^ “Trump poised to get new low-yield nuclear weapons”. Washington Post. ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Parsch
  5. ^ “Lockheed Martin UGM-133 Trident II”. www.designation-systems.net. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên History Facts 2
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên UGM-133
  8. ^ “Successful Trident II D5 Missile Flight Test Supports Navy Submarine Certification for Strategic Patrol”. Lockheed Martin. ngày 13 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  9. ^ “US Sub Test Fires 2 Ballistic Missiles in Pacific Ocean”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ McCann, Kate; Dominiczak, Peter; Swinford, Steven (ngày 23 tháng 1 năm 2017). “US Trident failure claims contradict Michael Fallon”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  11. ^ “How serious was the Trident missile test failure?”. UK Defence Journal. ngày 22 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  12. ^ “U.S. Nuclear Modernization Programs”. Arms Control Association. tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2016.
  13. ^ “Remarks and a Question-and-Answer Session With Reporters on the Announcement of the United States Strategic Weapons Program”. National Archives and Records Administration. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]