U não

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ung thư não)
U não
Tên khácHạch nội sọ, ung thư não
Di căn vào não ở bên phải bán cầu não do ung thư phổi khi chụp cộng hưởng từ.
Khoa/NgànhPhẫu thuật thần kinh, ung thư học
Triệu chứngTùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng, đau đầu, động kinh, vấn đề về thị giác, nôn mửa, thay đổi nhận thức[1][2]
Loạilành tính, ác tính[2]
Nguyên nhânKhông rõ[2]
Yếu tố nguy cơBệnh u xơ thần kinh, tiếp xúc với vinyl chloride, virus Epstein-Barr, bức xạ ion hóa[1][2][3]
Phương pháp chẩn đoánChụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết mô[1][2]
Điều trịNgoại khoa, trị liệu bức xạ, hóa trị liệu[1]
ThuốcThuốc chống co giật, Dexamethasone, Furosemide[1]
Tiên lượngTỷ lệ sống 5 năm trung bình 35% (Mỹ)[4]
Dịch tễ1,2 triệu ca ung thư hệ thần kinh (2015)[5]
Tử vong229,000 (2015)[6]

U não xuất hiện khi có tế bào bất thường hình thành bên trong não[2]. Có hai loại u não: khối u ác tính hoặc u ung thư và u lành tính.[2] Các khối u ung thư có thể được chia thành các khối u nguyên phát bắt đầu trong não, và các khối u hậu phát mà lan rộng tới não từ một nơi khác, được gọi là khối u di căn não[1]. Tất cả các loại khối u não có thể tạo ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào phần nào của não bị ảnh hưởng[2]. Các triệu chứng này bao gồm đau đầu, động kinh, vấn đề với thị giác, nôn mửa, và các thay đổi về nhận thức[1][2][7]. Đau đầu thường tệ hơn vào buổi sáng và chấm dứt khi nôn mửa.[2] Các vấn đề cụ thể hơn có thể bao gồm khó khăn khi đi bộ, khả năng nói và cảm giác[1][3]. Khi bệnh tiến triển nặng người bệnh có thể bị bất tỉnh.[3]

Nguyên nhân gây ra u não hiện vẫn chưa rõ ràng.[2] Các yếu tố nguy cơ không phổ biến bao gồm bệnh di truyền thần kinh, tiếp xúc với vinyl chloride, virus Epstein-Barr, và bức xạ ion hóa[1][2][3]. Bằng chứng nguy cơ từ việc sử dụng điện thoại di động hiện vẫn chưa được khẳng định.[3] Các loại phổ biến nhất của u não chính ở người lớn là u màng não (thường lành tính), và astrocytomas, ví dụ như glioblastomas[1]. Ở trẻ em, loại phổ biến nhất là u ác tính medulloblastoma.[3] Chẩn đoán thông thường dùng việc khám bệnh kết hợp với chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ[2]. Điều này sau đó thường được xác nhận bằng một xét nghiệm sinh thiết.[1] Dựa trên những phát hiện y học, u não được chia thành các mức độ nghiêm trọng khác nhau.[1]

Điều trị có thể bao gồm kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị, và hóa trị liệu.[1] Thuốc chống co giật có thể cần đến nếu xảy ra động kinh.[1] Dexamethasone và furosemide có thể được sử dụng để giảm sưng xung quanh khối u.[1] Một số khối u phát triển dần dần, chỉ cần giám sát và có thể không cần phải can thiệp thêm nữa[1]. Các phương pháp điều trị sử dụng hệ miễn dịch đang được nghiên cứu.[2] Kết quả dao động đáng kể tùy thuộc vào loại khối u và mức độ lan rộng của nó khi chẩn đoán[3]. Glioblastoma thường có kết quả xấu, trong khi u màng não (meningiomas) thường có kết quả tốt[3]. Tỷ lệ sống 5 năm trung bình cho ung thư não ở Mỹ là 33%.[4]

U não thứ phát hoặc di căn thường gặp hơn u não nguyên phát, với khoảng một nửa di căn đến từ ung thư phổi[2]. U não nguyên phát xảy ra với khoảng 250.000 người mỗi năm trên toàn cầu, chiếm ít hơn 2% số ca ung thư[3]. Ở trẻ em dưới 15 tuổi, u não chỉ đứng thứ hai sau bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính trong danh sách dạng ung thư phổ biến nhất.[8] Ở Úc chi phí kinh tế trung bình của một trường hợp ung thư não là 1,9 triệu đô la, nhiều tiền nhất trong chi phí cho các loại ung thư.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Adult Brain Tumors Treatment”. NCI. 28 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o “General Information About Adult Brain Tumors”. NCI. 14 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b c d e f g h i “Chapter 5.16”. World Cancer Report 2014. World Health Organization. 2014. ISBN 9283204298. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ a b “SEER Stat Fact Sheets: Brain and Other Nervous System Cance”. NCI. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1545–1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6. PMC 5055577. PMID 27733282.
  6. ^ GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/S0140-6736(16)31012-1. PMID 27733281.
  7. ^ Longo, Dan L (2012). “369 Seizures and Epilepsy”. Harrison's principles of internal medicine (ấn bản 18). McGraw-Hill. tr. 3258. ISBN 978-0-07-174887-2.
  8. ^ World Cancer Report 2014. World Health Organization. 2014. tr. Chapter 1.3. ISBN 9283204298.
  9. ^ “Brain Tumour Facts 2011” (PDF). Brain Tumour Alliance Australia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]