Ur (lục địa)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình ảnh có thể là của lục địa Ur (theo phỏng đoán) trong liên đại Đại Tiền Thái cổ.

Ur là tên gọi của lục địa đầu tiên đã biết, có thể được hình thành cách đây 3 tỷ năm trước trong giai đoạn đầu của liên đại Thái Cổ.

Ur kết nối với các lục địa NenaAtlantica khoảng 1 tỷ năm trước để tạo thành siêu lục địa Rodinia. Ur tồn tại trong một thời gian dài, cho đến khi nó lần đầu tiên bị tách rời ra khi siêu lục địa Pangaea bị tách ra vào khoảng 208 triệu năm trước (Ma) thành LaurasiaGondwanaland. Ngày nay, nó là một phần của châu Phi, Úc, Ấn ĐộMadagascar. Trong giai đoạn đầu của sự tồn tại của nó, nó có lẽ là lục địa duy nhất trên Trái Đất, và được một số người cho là một siêu lục địa, mặc dù có lẽ nó còn nhỏ hơn cả nước Úc ngày nay.

Lịch sử của Ur[sửa | sửa mã nguồn]

Sự trôi dạt của các lục địa
  • ~3 tỷ năm trước (Ga), Ur hình thành như là lục địa duy nhất trên Trái Đất.
  • ~2,8 Ga, Ur là một phần của siêu lục địa lớn Kenorland.
  • ~2 Ga, Ur là một phần của siêu lục địa lớn Columbia.
  • ~1 Ga, Ur là một phần của siêu lục địa lớn Rodinia.
  • ~550 triệu năm trước (Ma), Ur là một phần của siêu lục địa lớn Pannotia.
  • ~300 Ma, Ur là một phần của siêu lục địa lớn Pangaea.
  • ~208 Ma, Urbị tách ra thành các phần của LaurasiaGondwana.
  • ~65 Ma, phần châu Phi của Ur bị xé ra tạo thành một phần của Ấn Độ.
  • ~ngày nay, một phần của Ur là Australia và Madagascar.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]