Ván cờ Italia, Gambit Blackburne Shilling

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gambit Blackburne Shilling
abcdefgh
8
a8 black rook
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
d7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
e5 black pawn
c4 white bishop
d4 black knight
e4 white pawn
f3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
d2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
b1 white knight
c1 white bishop
d1 white queen
e1 white king
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Nước đi 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Md4
ECO C50
Nguồn gốc Wilhelm Steinitz, The Modern Chess Instructor, phần II, 1895
Đặt theo tên Câu chuyện về một ván đấu của Blackburne
Một dạng của Ván cờ Italia
Tên khác Gambit Kostić

Gambit Blackburne Shilling là một cái tên có phần hài hước dành cho một khai cuộc không rõ ràng, có nguồn gốc từ một nhánh của Ván cờ Italia, nó bắt đầu với các nước sau:

1. e4 e5
2. Mf3 Mc6
3. Tc4 Md4?!

Khai cuộc này đôi khi cũng được gọi là Gambit Kostic sau khi Đại kiện tướng người Serbian Borislav Kostić đã từng chơi khai cuộc này trong giai đoạn đầu thế kỷ 20.[1]


Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn biến này được đề cập đến lần đầu bởi Wilhelm Steinitz trong phần II cuốn Modern Chess Instructor của ông vào năm 1895.[2] Ván đấu có từ lâu nhất sử dụng khai cuộc này trên chessgames.com là ván đấu giữa Dunlop và Hicks thuộc giải vô địch cờ vua New Zealand 1911.[3] Một ván đấu khác cũng có từ lâu, được đề cập bởi Bill Wall, là ván Muhlock–Kostić, diễn ra ở Cologne vào năm 1912.[1][4]

Phân tích[sửa | sửa mã nguồn]

Nước thứ ba của Đen, nói một cách khách quan, là một nước yếu và sẽ chỉ làm mất thời gian của họ. Steinitz đề nghị câu trả lời cho Trắng là 4.0-0 hoặc 4.Mxd4.[2] Kiện tướng Quốc tế Jeremy Silman cho rằng Trắng sẽ có lợi thế sau khi 4.0-0, 4.c3, hoặc 4.Mc3. Ông cũng khuyến cáo nước mạnh nhất 4.Mxd4!, tiếp theo là exd4 5.c3 d5 6.exd5 He7+ 7.Vf1 +/= (nếu 5...Tc5? Đen sẽ mất Tốt với 6.Txf7+! Vxf7 7.Hh5+).[5]

Tác dụng duy nhất của nước 3...Md4 là đặt ra một cái bẫy, mà thực tế nó đã bẫy thành công nhiều người chơi. Đen bỏ Tốt e5 không có quân bảo vệ để dụ Trắng ăn bằng nước 4.Mxe5!?, sau đó họ sẽ có lợi thế vật chất với 4...Hg5!. Nếu giờ mà Trắng chơi 5.Mxf7??, họ sẽ phải trả giá 5...Hxg2 6.Xf1 Hxe4+ 7.Te2 Mf3#, "mat" kiểu này gọi là smothered mate ("mat" thắt cổ). Kiện tướng người Anh Joseph Henry Blackburne (được nghe nói) đã từng sử dụng cái bẫy này để thắng lấy số tiền đặt cược (shilling - đơn vị tiền) trong một ván đấu với người chơi nghiệp dư; do đó diễn biến này được đặt tên là Gambit Blackburne Shilling.[1] Tuy nhiên đã không có một ván đấu nào của Blackburne có sử dụng khai cuộc này được ghi chép lại.[1]

Khai cuộc này không thực sự là một dạng gambit, do Trắng không thể ăn Tốt e5 mà không mất chất. Tuy nhiên, nếu ăn Tốt, thì sau khi 4.Mxe5 Hg5 Trắng vẫn có thể tiếp tục ván đấu với 5.Txf7+!. Theo như Steinitz, sau đó Trắng sẽ nhập thành, lúc này Trắng đổi một Mã lấy hai Tốt và kèm theo đó là khả năng tấn công hứa hẹn.[2] Diễn biến tiếp theo sẽ là 5...Ve7? (5...Vd8!? 6.0-0 [6.Mg4? Mh6!−+] +/=) sẽ 6.0-0 Hxe5 7.Txg8 (7.Tc4 cũng có thể chơi) Xxg8 8.c3 Mc6 (hoặc 8...Me6 9.d4! Hxe4? 10.d5 Mf4?? 11.Xe1 ghim (giằng) Hậu Đen và Trắng thắng; Silman phân tích 9.d4! Hf6 10.f4, lúc này "với hai Tốt và thế tấn công đổi cho một Mã, sự đền bù cho Trắng là không phải nghi ngờ".[5]) 9.d4, Trắng hơn hai Tốt, trung tâm mạnh, phát triển hơn, cộng với vị trí Vua Đen không an toàn, những ưu thế này giúp Trắng có một sự bù đắp lớn cho Mã thí. Trong ván đấu G. Chandler–NN, Stockbridge 1983, đã kết thúc như sau: 9...Ha5? (có lẽ tốt nhất là 9...Hf6 10.e5 Hf7) 10.d5 Me5? 11.Hh5! Mf7? (Trắng cũng thắng khi 11...d6 12.Tg5+ Vd7 13.Hxh7) 12.d6+! 1–0 (sau đó sẽ là 13.Qxa5).

Graham Burgess viết 3...Md4, cái bẫy này cũng được biết đến với cái tên "Oh my God!", như hiệu ứng đầy đủ của nó, Đen cố tình giả vờ sai lầm với Tốt e. Burgess thậm chí lên án hành vi này là phi đạo đức, và ghi chú rằng nếu Trắng tránh được cái bẫy này thì họ sẽ có được lợi thế lớn.[6]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Bill Wall (2005), The Blackburne Shilling Gambit”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ a b c Wilhelm Steinitz, The Modern Chess Instructor, Edition Olms Zürich, 1990 (reprint), p. 63 of Part II. ISBN 3-283-00111-1.
  3. ^ Dunlop–Hicks, New Zealand Championship 1911.
  4. ^ Muhlock–Kostić, Köln 1912
  5. ^ a b “Jeremy Silman (2004), Two Wild Black Systems”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ Graham Burgess, The Mammoth Book of Chess, Carroll & Graf, 1997, pp. 122–23. ISBN 0-7867-0725-9.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]