Bước tới nội dung

Vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012 là một giải đấu diễn ra từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011 để chọn ra 14 đội bóng cùng với hai nước chủ nhà Ba LanUkraina tham dự Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012. Việc bốc thăm chia bảng đã được diễn ra vào ngày 7 tháng 2 năm 2010 tại Sảnh lớnCung Văn hoá và Khoa học, Warszawa, và các trận đấu sẽ diễn ra từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011.[1]

Tổng cộng có 9 bảng đấu. 6 bảng đầu có 6 đội, 3 bảng còn lại có 5 đội. Đội đứng đầu các bảng sẽ đương nhiên có một suất vào thẳng vòng chung kết của giải. Đội nhì bảng có thành tích tốt nhất cũng sẽ được vào thẳng giải. 8 đội nhì bảng còn lại sẽ giành quyền thi đấu hai trận tranh vé vớt lượt đi và lượt về để tranh 4 suất còn lại được đến Ba LanUkraina.

Sự chuẩn bị trước khi bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì lý do chính trị, Armenia sẽ không cùng bảng với Azerbaijan (do tranh chấp khu vực Nagorno-Karabakh) và Gruzia sẽ không thi đấu với Nga (do tranh chấp khu vực Nam Ossetia) tại vòng loại này.[2]

Do đó, khi Armenia và Azerbaijan bốc thăm vào cùng bảng A, UEFA quyết định chuyển Armenia sang bảng B (hai quốc gia này cũng từng từ chối thi đấu với nhau khi ở chung bảng tại vòng loại Euro 2008) [3]. Tuy nhiên, UEFA quyết định không tách PhápCộng hòa Ireland từ sự kiện chơi bóng bằng tay của Thierry Henry tại trận Pháp gặp Ireland ở vòng loại World Cup 2010. Chủ tịch UEFA Michel Platini bày tỏ ý kiến ủng hộ nếu Pháp và Cộng hòa Ireland được xếp chung bảng.[4]

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội bóng được chia thành các nhóm dựa trên Hệ số UEFA [5]. Hệ số này được tính trước lễ bốc thăm, với 20% là kết quả tại World Cup 2006, 40% tại Euro 2008 và 40% tại vòng loại World Cup 2010 [6].

Nhóm 1 (hạt giống) Nhóm 2 Nhóm 3
Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6

Đương kim vô địch

Kết quả bốc thăm thể hiện tại các bảng đấu ở Vòng bảng.

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu vòng đấu bảng sẽ được diễn ra trong 18 ngày sau đây:

  • 3/4 và 7 tháng 9 năm 2010
  • 8/9 và 12 tháng 10 năm 2010
  • 25/26 và 29 tháng 3 năm 2011
  • 3/4 và 7 tháng 6 năm 2011
  • 2/3 và 6 tháng 9 năm 2011
  • 7/8 và 11 tháng 10 năm 2011

Các đội bóng sẽ đá vòng tròn hai lượt để chọn ra 9 đội bóng dẫn đầu 9 bảng và đội nhì bảng có thành tích tốt nhất được vào thẳng vòng chung kết, còn 8 đội nhì bảng còn lại chia thành 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, vì 3 bảng đấu cuối cùng chỉ có 5 đội mỗi bảng.

Tiêu chí xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như vòng loại Euro 2008, nếu hai hay nhiều đội bằng điểm khi kết thúc vòng bảng, các tiêu chí để xếp hạng như sau:[7]

Các tiêu chí 1 đến 4 tính trên kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội đang xét

  1. Điểm số
  2. Hiệu số bàn thắng
  3. Số bàn thắng
  4. Số bàn thắng sân khách
  5. Nếu sau khi so sánh 4 tiêu chí trên vẫn có hai hay nhiều đội bằng nhau thì lặp lại 4 tiêu chí đó với các đội này. Nếu vẫn bằng nhau thì xét đến các tiêu chí tiếp theo
  6. Kết quả thi đấu với các đội trong bảng
    1. Hiệu số bàn thắng
    2. Số bàn thắng
    3. Số bàn thắng sân khách
    4. Chỉ số chơi đẹp
  7. Bốc thăm của UEFA
Chú thích trong bảng
Các đội nhất bảng và nhì bảng thành tích cao nhất vào thẳng vòng chung kết
Các đội nhì bảng vào vòng chung kết qua vòng loại trực tiếp
Đội
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Đức 10 10 0 0 34 7 +27 30
 Thổ Nhĩ Kỳ 10 5 2 3 13 11 +2 17
 Bỉ 10 4 3 3 21 15 +6 15
 Áo 10 3 3 4 16 17 −1 12
 Azerbaijan 10 2 1 7 10 26 −16 7
 Kazakhstan 10 1 1 8 6 24 −18 4


Đội tuyển
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Nga 10 7 2 1 17 4 +13 23
 Cộng hòa Ireland 10 6 3 1 15 7 +8 21
 Armenia 10 5 2 3 22 10 +12 17
 Slovakia 10 4 3 3 7 10 −3 15
 Bắc Macedonia 10 2 2 6 8 14 −6 8
 Andorra 10 0 0 10 1 25 −24 0


Đội
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Ý 10 8 2 0 20 2 +18 26
 Estonia 10 5 1 4 15 14 +1 16
 Serbia 10 4 3 3 13 12 +1 15
 Slovenia 10 4 2 4 11 7 +4 14
 Bắc Ireland 10 2 3 5 9 13 −4 9
 Quần đảo Faroe 10 1 1 8 6 26 −20 4


Đội
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Pháp 10 6 3 1 15 4 +11 21
 Bosna và Hercegovina 10 6 2 2 17 8 +9 20
 România 10 3 5 2 13 9 +4 14
 Belarus 10 3 4 3 8 7 +1 13
 Albania 10 2 3 5 7 14 −7 9
 Luxembourg 10 1 1 8 3 21 −18 4


Đội
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Hà Lan 10 9 0 1 37 8 +29 27
 Thụy Điển 10 8 0 2 31 11 +20 24
 Hungary 10 6 1 3 22 14 +8 19
 Phần Lan 10 3 1 6 16 16 0 10
 Moldova 10 3 0 7 12 16 −4 9
 San Marino 10 0 0 10 0 53 −53 0


Đội
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Hy Lạp 10 7 3 0 14 5 +9 24
 Croatia 10 7 1 2 18 7 +11 22
 Israel 10 5 1 4 13 11 +2 16
 Latvia 10 3 2 5 9 12 −3 11
 Gruzia 10 2 4 4 7 9 −2 10
 Malta 10 0 1 9 4 21 −17 1


Đội
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Anh 8 5 3 0 17 5 +12 18
 Montenegro 8 3 3 2 7 7 0 12
 Thụy Sĩ 8 3 2 3 12 10 +2 11
 Wales 8 3 0 5 6 10 −4 9
 Bulgaria 8 1 2 5 3 13 −10 5


Đội
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Đan Mạch 8 6 1 1 15 6 +9 19
 Bồ Đào Nha 8 5 1 2 21 12 +9 16
 Na Uy 8 5 1 2 10 7 +3 16
 Iceland 8 1 1 6 6 14 −8 4
 Síp 8 0 2 6 7 20 −13 2


Đội
St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Tây Ban Nha 8 8 0 0 26 6 +20 24
 Cộng hòa Séc 8 4 1 3 12 8 +4 13
 Scotland 8 3 2 3 9 10 −1 11
 Litva 8 1 2 5 4 13 −9 5
 Liechtenstein 8 1 1 6 3 17 −14 4


Thứ tự các đội nhì bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Do một số bảng có 6 đội, một số bảng 5 đội nên trận đấu với đội thứ sáu ở các nhóm không được tính khi so sánh giữa các đội nhì bảng.

Thứ tự các đội nhì bảng

Bảng
Đội bóng
St T H B Bt Bb Hs Btsk Điểm
E  Thụy Điển 8 6 0 2 20 11 +9 8 18
H  Bồ Đào Nha 8 5 1 2 21 12 +9 8 16
F  Croatia 8 5 1 2 12 6 +6 5 16
B  Cộng hòa Ireland 8 4 3 1 10 6 +4 4 15
D  Bosna và Hercegovina 8 4 2 2 9 8 +1 4 14
I  Cộng hòa Séc 8 4 1 3 12 8 +4 9 13
C  Estonia 8 4 1 3 13 11 +2 7 13
G  Montenegro 8 3 3 2 7 7 0 2 12
A  Thổ Nhĩ Kỳ 8 3 2 3 8 10 −2 1 11
Chú thích
Đội giành duyền dự thắng vòng chung kết với tư cách là đội nhì bảng xuất sắc nhất
Đội phải thi đấu ở vòng play-off

Vòng play-off

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng play-off diễn ra giữa 8 đội nhì bảng chia thành 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Các trận đấu ở vòng play-off sẽ diễn ra trong các ngày 11/12 và 15 tháng 11 năm 2011.

4 đội nhì bảng có vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng hệ số của UEFA sẽ được ưu tiên đá trận lượt về trên sân nhà.[8]

Phân nhóm

[sửa | sửa mã nguồn]
Zbigniew Boniek trong lễ bốc thăm

Lễ bốc thăm cho các trận play-off được tổ chức vào ngày 13 tháng 10 năm 2011 tại Kraków, Ba Lan, để xác định bốn cặp cũng như thứ tự của các đội nhì bảng.[9]

Lễ bốc thăm sẽ được điều hành bởi Tổng thư ký UEFA Gianni Infantino và cựu tiền đạo huyền thoại của ĐT Ba Lan, Zbigniew Boniek, đại sứ của VCK EURO 2012. Các trận lượt đi vòng play-off sẽ diễn ra vào ngày 11 và ngày 12 tháng 11, trận lượt về vào ngày 15 tháng 11 năm 2011.

Kết quả của các hạt giống như sau:

Nhóm (hạt giống)
Đội Điểm Thứ tự
 Croatia 32.723 7
 Bồ Đào Nha 31.202 11
 Cộng hòa Ireland 28.203 13
 Cộng hòa Séc 27.982 15
Nhóm 2 (không phải hạt giống)
Đội Điểm Thứ tự
 Thổ Nhĩ Kỳ 27.601 18
 Bosna và Hercegovina 27.199 19
 Montenegro 21.876 35
 Estonia 20.355 37

Trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Thổ Nhĩ Kỳ  0–3  Croatia 0–3 0–0
Estonia  1–5  Cộng hòa Ireland 0–4 1–1
Cộng hòa Séc  3–0  Montenegro 2–0 1–0
Bosna và Hercegovina  2–6  Bồ Đào Nha 0–0 2–6

Các đội đã vượt qua vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Tư cách qua vòng loại Các lần tham dự trước
 Ba Lan Chủ nhà 1 (2008)
 Ukraina Chủ nhà Lần đầu
 Đức2 Nhất bảng A 10 (1972, 1976, 1980, 1984, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Nga3 Nhất bảng B 9 (1960, 1964, 1968, 1972, 1988, 1992, 1996, 2004, 2008)
 Ý Nhất bảng C 7 (1968, 1980, 1988, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Pháp Nhất bảng D 7 (1960, 1984, 1992, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Hà Lan Nhất bảng E 8 (1976, 1980, 1988, 1992, 1996ư, 2000, 2004, 2008)
 Hy Lạp Nhất bảng F 3 (1980, 2004, 2008)
 Anh Nhất bảng G 7 (1968, 1980, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004)
 Đan Mạch Nhất bảng H 7 (1964, 1984, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004
 Tây Ban Nha Nhất bảng I 8 (1964, 1980, 1984, 1988, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Thụy Điển Nhì bảng xuất sắc nhất 4 (1992, 2000, 2004, 2008)
 Croatia Thắng trận play-off 3 (1996, 2004, 2008)
 Cộng hòa Séc4 Thắng trận play-off 7 (1960, 1976, 1980, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Bồ Đào Nha Thắng trận play-off 5 (1984, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Cộng hòa Ireland Thắng trận play-off 1 (1988)
1 In đậm: vô địch năm tham dự. in nghiêng: (đồng) chủ nhà.
2 Từ năm 1972 đến 1988, Đức tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu với tên gọi Tây Đức
3 Từ năm 1960 đến 1988, Nga tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu với tên gọi Liên Xô và năm 1992 với tên gọi Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
4 Từ năm 1960 đến 1980, Cộng hòa Séc tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu với tên gọi Tiệp Khắc

Các cầu thủ dẫn đầu danh sách ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các cầu thủ ghi bàn hàng đầu của vòng loại Euro 2012[10]:

12 bàn
9 bàn
7 bàn
6 bàn
5 bàn

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ EURO 2012 qualifying draw in full UEFA
  2. ^ Azerbaijan, Armenia not to be drawn together in Euro qualifiers Lưu trữ 2009-12-15 tại Wayback Machine (Azerbaijan, Armenia sẽ không cùng bảng tại vòng loại Euro 2012) (tiếng Anh) News.Az, 11 tháng 12 năm 2009
  3. ^ Hiddink sad UEFA kept ex-Soviet states apart Lưu trữ 2011-06-04 tại Wayback Machine (Hiddink lấy làm tiếc khi UEFA chia tách các quốc gia thuộc Liên Xô cũ) (tiếng Anh) ESPN Soccernet, 7 tháng 2 năm 2010
  4. ^ “Platini would like France-Ireland for Euro 2012 (Platini muốn có trận Pháp gặp Ireland tại vòng loại Euro 2012) (tiếng Anh). AFP. 6 tháng 2 năm 2010. Truy cập 8 tháng 2 năm 2010.
  5. ^ Spain among top draw seeds (Tây Ban Nha nằm trong nhóm hạt giống) (tiếng Anh), UEFA
  6. ^ National Team Coefficients Overview (Chi tiết hệ số UEFA của các đội tuyển quốc gia châu Âu) (tiếng Anh), UEFA
  7. ^ Regulations of the UEFA European Football Championship 2010-12 (Luật của UEFA cho giải vô địch bóng đá châu Âu 2012)
  8. ^ “Regulations of the UEFA European Football Championship 2010-12” (PDF). UEFA. 2009. tr. 7. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ “Draw for the UEFA EURO 2012 play-offs”. UEFA. ngày 13 tháng 10 năm 2011.
  10. ^ “Euro 2012 - Statistics”. uefa.com. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]