Vùng văn hóa Đông Á
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Vùng văn hóa Đông Á | |||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() | |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 東亞文化圈 | ||||||||||||||||||||||
Giản thể | 东亚文化圈 | ||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||||||||||||||||
Quốc ngữ | Vùng văn hóa Đông Á | ||||||||||||||||||||||
Chữ nôm | 塳文化東亞 | ||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||||||||||||
Hangul | 동아문화권 | ||||||||||||||||||||||
Hanja | 東亞文化圈 | ||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||||||||||||||||
Kanji | 東亜文化圏 | ||||||||||||||||||||||
Hiragana | とうあぶんかけん | ||||||||||||||||||||||
|

Vùng văn hóa chữ Hán (
Văn hóa quyển chữ Hán cụ thể chỉ Trung Quốc (đất mẹ của chữ Hán), hoặc có từng thời kỳ tại Việt Nam, Triều Tiên, Lưu Cầu (chữ Hán: 琉球) và Nhật Bản. Những khu vực nói trên chủ yếu là vùng văn hóa lúa nước, có cơ chế sách phong. Ngoài ra còn có một số dân tộc du mục như dân tộc Mông Cổ, Tây Tạng, tuy nằm trong Văn hóa quyển chữ Hán, nhưng không sử dụng chữ Hán.
Vào thời đại Edo (江戸時代 (Giang Hộ thời đại) Edo jidai) của Nhật Bản, những nhà Nho học Nhật Bản và nhà Nho học Triều Tiên thường dùng phương thức bút đàm để tranh luận về vấn đề Nho học, những sứ giả đến từ An Nam và sứ giả đến từ Triều Tiên viết tặng nhau những bài thơ chữ Hán.
Sau sự thất bại của Chiến tranh Thuốc phiện vào năm 1840, quốc lực Trung Quốc suy giảm, các nước phiên thuộc dưới thể chế sách phong bắt đầu nghi ngờ địa vị chi phối của chữ Hán, sau Thế chiến thứ hai, chính sách cấm dùng chữ Hán [cần dẫn nguồn] được coi là tượng trưng cho sự thoát khỏi vị trí phiên thuộc và bắt đầu được áp dụng.
Ngoài ra, các nước sử dụng chữ Hán cũng bắt đầu công việc đơn giản hóa chữ Hán tiêu chuẩn trong Tự điển Khang Hy, thí dụ như đại lục Trung Quốc sử dụng chữ Hán giản thể, còn Nhật Bản thì dùng thể chữ Hán mới trong Kanji.
Tương đồng văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]
Ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]
Các món ăn của Đông Á có rất nhiều nguyên liệu và cách chê biến tương đồng. Tất cả các nước Đông Á đều dùng đũa để ăn.[1] Việc sử dụng nước tương, nước xốt được làm từ quá trình lên men đậu nành, cũng phổ biến ở Đông Á. Gạo là lương thực chính trong tất cả các nước Đông Nam Á và là một trọng tâm chính của vấn đề an ninh lương thực.[2] Ở các nước Đông Á, từ "cơm" cũng có nghĩa là thực phẩm nói chung (chữ Hán giản thể:饭; chữ Hán phồn thể:飯; bính âm: fàn).[1]
Chữ Hán[sửa | sửa mã nguồn]
Trong lịch sử, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đều sử dụng chữ Hán. Ngày nay, nó được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù chữ Hán đã trở thành gần như lỗi thời ở Việt Nam và Hàn Quốc, nó vẫn giữ một vị trí đặc biệt trên phương diện văn hóa, vì chữ Hán đã có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử và văn học của hai nước. Ngày nay, ở 2 nước này vẫn còn thấy Hán văn trong đền thờ.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă Davidson, Alan (1981). Food in Motion: The Migration of Foodstuffs and Cookery Techniques: Proceedings: Oxford Symposium 1983. Oxford Symposium. tr. 22. ISBN 978-0-907325-07-9.
- ^ Wen S. Chern; Colin A. Carter; Shun-yi Shei (2000). Food security in Asia: economics and policies. Edward Elgar Publishing. tr. 2. ISBN 978-1-78254-334-3.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Phương tiện liên quan tới East Asian Cultural Sphere tại Wikimedia Commons