Văn Xá

Văn Xá
Xã Văn Xá
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHà Nam
HuyệnKim Bảng
Thành lập1986[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°35′30″B 105°54′6″Đ / 20,59167°B 105,90167°Đ / 20.59167; 105.90167
Văn Xá trên bản đồ Việt Nam
Văn Xá
Văn Xá
Vị trí xã Văn Xá trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,14 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.077 người[2]
Mật độ1.153 người/km²
Khác
Mã hành chính13417[3]

Văn Xá là một thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Địa lý - Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Văn Xá có vị trí địa lý:

Cách 60km phía Nam Thủ đô Hà Nội, theo quốc lộ 1A.

Xã Văn Xá có diện tích 6,14 km², dân số năm 1999 là 7.077 người[2]. Năm 2018 có 2187 hộ với 7233 nhân khẩu, mật độ dân số đạt 1.153 người/km².

Dân số: Trước Cách Mạng tháng 8 là khoảng 3000 người. Năm 1986 là 5.745 người. Năm 2010 là vào khoảng 6000 người. Năm 2012 là trên 7. 094 người với trên 2. 127 hộ gia đình.

Toàn xã đều là dân tộc Kinh, đại đa số thờ Phật, chỉ có thôn Trung Đồng có 17 hộ với 53 nhân khẩu là theo đạo Thiên chúa.

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

- Chùa:  Khánh Hưng (Đặng Xá) thờ Đại Thánh Pháp Vũ Tôn Phật, là một trong 4 tứ Pháp ở Việt Nam: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Chùa được khởi dựng từ thời Bắc thuộc lần thứ 2..

- Chùa Điền Xá.

- Đình Đặng Xá, thờ Đông Hải Đại Vương , Thành Hoàng Nguyễn Phục

- Đình Điền Xá

- Đình Cranh Thôn thờ vị thành hoàng có công khai khẩn nơi đây và dựng lên thành thôn.Hiền Công - Tản Viên Sơn Tả Thánh Quý Minh Đại Vương.

- Cum di tích miếu Thượng, miếu Trung miếu Bà gồm:

Miếu thờ thần Linh Lang Bạch Mã được dựng từ triều nhà Đinh, là một trong 4 di tích lịch sử có liên quan đến thời gian khởi nghiệp dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước của Đinh Tiên Hoàng Đế tại thôn Đặng Xá, Xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Miếu tọa lạc tại đầu thôn, nơi tiếp giáp của 3 thôn: Đặng Xá, Điền Xá và Tranh Thôn.

Khi Đinh Bộ Lĩnh chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân đã được vợ chồng hào trưởng Dương Đỉnh, Đặng thị Kính (vốn người Đặng Xá, Kim Bảng, Hà Nam là cặp vợ chồng có của cải và uy tín ở địa phương) gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt (Hoàng hậu Nguyệt Nương) về làm vợ và đã sinh ra con gái đầu đặt tên là Đinh Thị Ngọc (Công chúa Ngọc Nương). Đinh Bộ Lĩnh đã về Đặng Xá lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh Đặng Xá, Đồng Lạc, Khê Vĩ. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, đón Dương Thị Nguyệt về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Bà Hoàng hậu quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả hiện còn lưu giữ và trao truyền đến ngày nay ở đền Đại Hải Long Vương (Thanh Hóa). Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã tôn phong Đinh Tiên Hoàng, hạ sắc chỉ cho xã Đại Hoàng lập miếu thờ và truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. Dân Đặng Xá đã tới kinh thành rước sắc về lập miếu để thờ và được gọi là miếu Trung.

Hiện nay ở thôn Đặng Xá, xã Văn Xá di tích miếu Trung nằm gần chùa Khánh Hưng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng cùng hoàng hậu Dương Thị Nguyệt ( Nguyệt Nương); và di tích miếu Bà thờ Thái trưởng công chúa Ngọc Nương ( Con gái trưởng vua Đinh )

- Miếu Vị Ba ( Đặng Xá ) thờ Đông Hải Đoàn Đại vương Đoàn Thượng.

- Miếu Thượng (Điền Xá)   thờ ngài Đức Đại Vương phả tế “ Trung Thành” vào đời vua Duệ Vương thứ 17 trước công nguyên,

- Đền Trung ( Điền Xá)  là nơi thờ Đức Ngài đã có công khai khẩn lập địa ra làng Điền Xá. Theo thần phả của làng ngài là quan thị giảng, thị đọc, chuyên giảng dạy cho các dòng tôn thất nhà vua..

- Đền Voi phục ( Điền Xá)   là Lăng miếu nơi thờ hai vị quan võ có công Phò Lê diệt Mạc vào năm 1527,

-  Đền Tranh ( Chanh Thôn) là một ngôi đền cổ thờ Mẫu Thụy Nương (Quốc Mẫu Trinh Liệt Tứ Nương Công Chúa, trước đây ở cuối thôn Tranh.

Kinh tế - Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Văn Xá vốn là một xã thuần nông  nằm trong vùng chiêm trũng, nằm ở phía Đông Bắc huyện Kim Bảng, phần lớn diện tích đều là đất nông nghiệp với 485,42 ha, chiếm vào khoảng trên 2/3 diện tích đất tự nhiên, kinh tế tiểu thủ công nghiệp, dich vụ thương mại và dịch vụ chưa phát triển, nên việc thực hiện xây dựng NTM sẽ khó khăn nhiều vì phần lớn dân cư quanh năm nguồn thu nhập chỉ dựa vào nông nghiệp, nên nhiều hộ gia đình cũng chỉ đủ ăn.

Là một xã thuần nông nằm ở phía Đông Bắc huyện Kim Bảng, có diện tích đất tự nhiên là 612,84ha. Trong đó đất nông nghiệp là 485,42ha.

Thế mạnh của xã chủ yếu là phát triển cây trồng hàng hoá, hàng năm cây hàng hoá chiếm 40% trong cơ cấu cây trồng.

Những vùng 2 vụ lúa - một vụ đông đã giúp rất nhiều nông dân có thêm thu nhập, góp phần rất lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo.

Bình quân hằng năm toàn xã đã trồng được 75ha cây vụ đông. Trong đó dưa xuất khẩu: 30ha, ngô ngọt: 10ha, ngô nếp: 20ha, rau màu các loại: 15ha.

Nhiều thôn đã mở rộng diện tích trồng cây vụ đông, nâng hệ số quay vòng sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị thu nhập 100triệu đồng/ha.

Xã mới xây dựng chợ Văn Xá tại khu vực ngã ba thôn Đặng.

Ngoài nghề nông hầu hết các thôn còn làm thêm nghề phụ tiểu thủ công.như các : Mộc, sắt dân dụng, sửa chứa điện dân dụng, xe máy, may mặc. xay xát…

Riêng thôn Đặng Xá, nhiều gia đình đã phát triển nghề mộc gia dụng.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Văn Xá có các trục Quốc lộ, đường liên xã và liên thôn đi qua gồm:

- Từ quốc lộ 1A hay còn gọi là tuyến tránh Phủ Lý, đi qua phía Tây các thôn Tranh Thôn và Đặng Xá

- Đường liên xã Kim Bình - Văn Xá, qua cầu Ba Đa, qua cụm công nghiệp Kim Bình, qua Khê Khẩu, đi dọc theo mương thủy lợi sẽ đến Đặng Xá và nếu rẽ phải theo đường mương đến thôn Điền và thôn Tranh Thôn.

- Đường huyện Từ cống Quế ( thị trấn Quế) theo đường liên xã qua các thôn: Đặng Xá, Điền Xá, Lưu Xá ( xã Nhật Tân), qua Văn Bối đến Nhật Tựu ( xã Nhật Tựu ) nối vào quốc lộ 38. Hoặc đi theo hướng ngược lại.

- Từ đường tỉnh 971 qua Mã Não ( xã…) qua thôn Chanh Thôn giao với trục đường từ Quế đi Nhật Tựu tại vị trí giứa 2 thôn Đặng Xá và Điền Xá.để đến thôn Trung Đồng.

- Trục đường đôi từ  Hoàng Đông quốc lộ 1A cũ qua đầu thôn Điền Xá đến Tam Chúc

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 34/1986/QĐ-HĐBT
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]