Vĩnh Hoàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vĩnh Hoàng
永璜
Hoàng tử Đại Thanh
Hòa Thạc Định Thân vương
Tại vị1728 - 1750
Tiền nhiệmNgười đầu tiên
Kế nhiệmMiên Đức
Thông tin chung
Sinh(1728-07-05)5 tháng 7, 1728
Mất21 tháng 4, 1750(1750-04-21) (21 tuổi)
An tángDương Tân trang, Mật Vân
Phối ngẫuY Lạp Lý thị
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La·Vĩnh Hoàng (愛新覺羅·永璜)
Thụy hiệu
Định An Thân vương
(定安親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Cao Tông
Thân mẫuTriết Mẫn Hoàng quý phi

Vĩnh Hoàng (chữ Hán: 永璜; tiếng Mãn: ᠶᠣᠩ
ᡥᡠᠸᠠᠩ
, Möllendorff: Yong Huwang; 5 tháng 7 năm 1728 - 21 tháng 4 năm 1750), Ái Tân Giác La, là Hoàng trưởng tử của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Thân phận Hoàng trưởng tử, Vĩnh Hoàng qua đời từ khi còn trẻ, do đó được Càn Long Đế tiếc thương rất nhiều. Một chi của Vĩnh Hoàng đời đời về sau được thiện đãi, trở thành thứ hệ tông thân cao quý nhất của Càn Long Đế. Hậu duệ của ông phải kể đến Bối lặc Dục Lãng - một trọng thần của triều Thanh thời kỳ cuối.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tử Vĩnh Hoàng sinh ngày 28 tháng 5 (âm lịch) năm Ung Chính thứ 6, vào buổi trưa, khi đó Càn Long Đế vẫn còn là Hoàng tứ tử của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế. Mẹ của Vĩnh Hoàng là Triết Mẫn Hoàng quý phi Phú Sát thị, một thị thiếp hầu Càn Long Đế khi còn ở Tiềm để, vị phân là Cách cách. Không lâu sau khi sinh Vĩnh Hoàng, Triết Mẫn Hoàng quý phi qua đời[1].

Vào năm Càn Long thứ 13 (1748), trong chuyến tuần du xuống phương nam cùng với Càn Long Đế, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị vì bạo bệnh nên băng thệ. Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng, với tư cách là Trưởng tử của Càn Long Đế chịu tang lễ đích mẫu. Vào thời điểm này, Vĩnh Hoàng cùng em trai là Tam A ca Vĩnh Chương, trưởng tử của Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị lại có biểu hiện thiếu thương cảm, bị Càn Long Đế chỉ trích, đại lược nói:「"Nay là ngày diễn ra Đại sự để tang, mà Đại A ca mang nhiên vô thố, chưa thật sự cung thuận với tính Hiếu của Lễ nghi"; 今遇此大事,大阿哥竟茫然無措,於孝道禮儀,未克盡處甚多。」[2]. Liền sau đó, Càn Long Đế cũng phát ra vài đạo chỉ dụ trách mắng Vĩnh Hoàng cùng với cả Vĩnh Chương, nặng nhất là tuyên bố hai câu trách phạt cực nặng nề, riêng Vĩnh Hoàng có「Theo đó Đại A ca tuyệt đối không thể được lập làm Trữ; 从前以大阿哥断不可立之处」, còn tính cả hai anh em thì có 「Cả hai kẻ này tuyệt không thể kế thừa đại thống; 此二人斷不可承繼大統」[3].

Qua đời truy phong[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 15 (1750), ngày 15 tháng 3 (âm lịch), giờ Thân, Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng quy thiên ở Viên Minh Viên, khi chỉ mới 23 tuổi.

Càn Long Đế rất buồn vì cái chết của Vĩnh Hoàng, đau khổ chỉ dụ:「"Hoàng trưởng tử sinh ở Thanh Cung, tuổi là lớn nhất. Niên du nhược quán, sinh dục Hoàng tôn. Đến nay tuổi trẻ mà mất. Trẫm thật sự thương tiếc, nghi bị thành nhân chi lễ"[4]. Tuy bị trách mắng, nhưng Vĩnh Hoàng dù sao cũng là Hoàng trưởng tử, địa vị không thể bình thường. Mệnh vào ngày thứ 5 (20), tiến hành khiêng linh cữu, nghỉ thiết triều và ban áo trắng 3 ngày. Ngày 16 tháng 3 cùng năm, Càn Long Đế phụng Sùng Khánh Hoàng thái hậu đích thân đến điện phụng an, truy tuyên Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng làm Hòa Thạc Định Thân vương (和碩定親王)[5], sau đó liên tiếp Càn Long Đế đều đích thân đến điện tưới rượu. Ngày 19 tháng 3, Càn Long Đế đích thân lâm điện phụng an, tiễn linh cữu về Tĩnh An trang tạm an. Cuối cùng ngày 26 tháng 3 cùng năm, Càn Long Đế quyết định ban thụy hiệu cho Hòa Thạc Định Thân vương là An (安), nên ông còn được gọi là [Định An Thân vương]. Từ đó trở đi, đến trước tháng 9 năm Càn Long thứ 17 (1752) làm lễ phụng an, Càn Long Đế mỗi năm đều đích thân đến tưới rượu. Sau khi phụng an, Càn Long Đế còn từng vài lần đến lăng viên tưới rượu Vĩnh Hoàng.

Phong hiệu ["Định"] của Vĩnh Hoàng, có Mãn văn là 「tokton」, ý là "Yên ổn", "Kiên định". Đáng chú ý là, phong hiệu cùng thụy hiệu ["An"] của Vĩnh Hoàng, xét về Mãn ngữ đều có nghĩa rất gần. Chữ An, Mãn văn là 「elhe」, ý là "Bình an", "Bình thản". Qua phong hiệu và thụy hiệu, có thể nhìn nào manh mối Càn Long Đế thật sự tiếc thương Vĩnh Hoàng. Chính điều này giải thích phần nào sự sủng ái và trọng vọng hơn bình thường của Càn Long Đế đối với chi hệ của Vĩnh Hoàng.

Chi hệ hậu đãi[sửa | sửa mã nguồn]

Định vương phủ sau khi phân phủ, xếp vào cánh trái của Chính Lam kỳ, cùng kỳ tịch với Giản Tĩnh Bối lặc Dận Y, Cung Cần Bối lặc Dận Hỗ của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Vĩnh Hoàng qua đời, lưu lại chỉ hai người con. Người thứ nhất, do Đích Phúc tấn sở sinh, là [Miên Đức; 綿德]. Do là đích trưởng, Miên Đức kế thừa tập ấm, nhưng rồi vào năm năm Càn Long thứ 40 (1776) bị hạch tội mà cách tước. Tước vị truyền cho con thứ, do Trắc Phúc tấn sinh ra, tức [Miên Ân; 綿恩], một chi trở thành Định vương phủ Đại tông. Không lâu sau đó, năm thứ 42 (1778), Miên Đức được gia ân vào Nhập bát phân tước vị, một chi lại trở thành Định vương phủ Tiểu tông. Tuy là phân ra, nhưng cuối cùng qua vài đời thì chi của Miên Ân vô tự, phải đem con của chi Miên Đức thừa tước, là Định Thận Quận vương Phổ Hú (溥煦). Mẫn Đạt Bối lặc Dục Lãng (毓朗), là con trai thứ của Phổ Hú.

Dù Vĩnh Hoàng bị trách cứ ra sao, nhưng một chi hệ của ông qua các đời vẫn đặc biệt được coi trọng. Tỉ như năm Càn Long thứ 59 (1794), tháng giêng, quan Lễ bộ tấu thỉnh xin sắp đặt chỗ ngồi của Định Thân vương Miên Ân, Càn Long Đế phê thứ: ["Xếp ngay sau Di Thân vương Vĩnh Lang"], tức ngay sát Thiết mạo tử vương. Đối với luận thứ tự của hoàng thất, Định Thân vương khi ấy đã là đệ nhất trong hàng tước vị không phải Thiết mạo. Khi Định Thân vương bị tập ấm giáng làm Quận vương, thì các Định Quận vương cũng chỉ xếp sau hai tước vị Quận vương Thiết mạo, ấy là Khắc Cần Quận vương cùng Thuận Thừa Quận vương. Đời sau đó giáng xuống Bối lặc, Định vương phủ Bối lặc như cũ là đứng đầu các Bối lặc.

Mặt khác, Miên Ân tuy xét ra chỉ là con thứ, nhưng Càn Long Đế vẫn đặc biệt tán thưởng. Càn Long Đế từng ra chỉ dụ nói:「"Định Quận vương Miên Ân là con trai của Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng. Hoàng trưởng tử là Trưởng tôn của Hoàng khảo, mà Miên Ân trong chư vị Hoàng tôn tuổi cao nhất, khi đảm nhiệm quản lý các doanh kỳ đều hết sức cẩn thận, rất là đắc lực, thêm ân tấn phong Thân vương. Miên Ân nên ích tư cần cù, lần thỉ kiền cung, để dựa vào ân quyến"[6]. Sau khi Miên Ân qua đời, Đạo Quang Đế bình luận: ["Định Thân vương Miên Ân, đoan cẩn cầm cung, hiền năng tích, từ nhỏ ngưỡng thừa Hoàng tổ Cao Tông Thuần Hoàng đế ân quyến, đối Hoàng khảo Nhân Tông Duệ Hoàng đế luôn kính cẩn đắc lực, quản lý các doanh kỳ đều chu toàn, thăng được Ngự tiền Đại thần, đều có thể tận tâm cương vị công tác, lực thỉ công cần"][7].

Một chi hệ Định vương phủ được ban 2 tòa phủ để, phân biệt là Đại tông và Tiểu tông cư trú, cùng lúc được ban phân vào năm Càn Long thứ 43 (1779)[8]. Theo đó, dòng Đại tông của Miên Ân được ban vương phủ ở bên ngoài Tây Hoa môn (西華門), ngay bên cạnh Lễ vương phủ (hậu duệ Đại Thiện), nay là khu Cang Ngõa thị (缸瓦市) của Tây Thành, Bắc Kinh. Bên trong phủ có thể chia làm ba lộ, trung lộ là chủ thể kiến trúc, cửa chính ba gian, chính điện năm gian, hậu điện ba gian, hậu tẩm năm gian, Hậu Trảo lâu năm gian, Tây bộ là khu sinh hoạt, phía Đông là khu sinh hoạt cùng hoa viên. Định vương phủ tiểu tông phủ đệ là khu vực ngạn Bắc của Thạch Hổ hồ đồng (石虎胡同), nay là khu vực Bài Lâu công phủ (牌樓公府) của Tây Đơn, Bắc Kinh.

Lăng viên[sửa | sửa mã nguồn]

Lăng viên của Vĩnh Hoàng thuộc Dương Tân trang (楊辛莊), nằm ở 10 km phía Tây của huyện Mật Vân, ngoại ô thành phố Bắc Kinh. Lăng viên này tục xưng gọi [Thái tử lăng; 太子陵], mặt Bắc giáp Nãi Đầu sơn (奶頭山), phía Tây là Vĩ Tử dục (葦子峪), phía Đông là Ma Tử dục (麻子峪) còn phía Nam giáp Diêu Tử dục (鷂子峪). Bên trong ngoài Vĩnh Hoàng còn có an táng Tuần Quận vương Vĩnh Chương cùng Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ.

Khoảng thế kỉ 20, nhánh đại tông của Tuần vương phủ quẫn bách tài chính, liên hệ hai vương phủ còn lại cố vào lăng viên, đem một ít đồ bán ra. Sau khi Tân Trung Quốc thành lập, kiến trúc trong lăng viên phần nhiều đã bị phá hủy. Hiện tại, đập thủy điện của Mật Vân đã bao phủ hơn phân nửa diện tích cũ của lăng viên.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đích Phúc tấn: Y Lạp Lý thị (伊拉里氏), con gái Khinh xa Đô úy Đức Hải (德海).
  • Trắc Phúc tấn: Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊尔根觉罗氏), con gái Thất phẩm quan Minh Thái (明泰).
  • Hậu duệ:
  1. Miên Đức [綿德; 1747 - 1786], con của Đích Phúc tấn Y Lạp Lý thị.
  2. Miên Ân  [綿恩; 1747 - 1822], con của Trắc Phúc tấn Y Nhĩ Căn Giác La thị. Khi qua đời được truy thuỵ Định Cung Thân vương (定恭親王).

Phả hệ Định Thân vương phủ[sửa | sửa mã nguồn]

 
 
 
 
 
 
Truy phong Định An Thân vương
Vĩnh Hoàng
1728-1750
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dĩ cách Định Quận vương
Bối tử
Miên Đức
1746 - 1750 - 1776 - 1777 - 1786
 
 
 
Định Cung Thân vương
Miên Ân
1747 - 1776 - 1822
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối tử
Dịch Thuần (奕純)
1767 - 1816
 
 
 
Định Đoan Thân vương
Dịch Thiệu (奕紹)
1776 - 1822 - 1836
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ quốc Tướng quân
Tái Minh (載銘)
1795 - 1840
 
 
 
Truy phong Định Mẫn Thân vương
Tái Thuyên (載銓)
1794 - 1836 - 1854
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Định Thận Quận vương
Phổ Hú
1828 - 1854 - 1907
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trấn quốc Tướng quân
Dục Trưởng (毓長)
1851 - 1903
 
 
 
 
 
 
 
Mẫn Đạt Bối lặc
Dục Lãng (毓朗)
1864-1907-1922
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hằng Kỳ (恒圻)
1887 - 1956
 
 
 
 
 
 
 
Bối tử
Hằng Bột (恆馞)
1906 - 1922 - 1956
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Khải Tộc (啟族)
1912 - 2002
 
 
Khải Khải (啟凱)
1925 - 2007
 
 
Khải Tinh (啟星)
1927 - 1971
 
 
 
 
 

Trong văn hoá đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tác phẩm Diễn viên
2018 Như Ý truyện Trưởng thành: Đinh Kiều (丁橋)
Thiếu niên: Vương Giản Đông
(王柬禾)
Ấu niên: Diệp Khải Văn
(葉凱文)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngọc điệp, tr. 100, Quyển 1, Giáp 1
  2. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 311: 又谕曰。阿哥之师傅谙达。所以诱掖训诲。教阿哥以孝道礼仪者。今遇此大事。大阿哥竟茫然无措。于孝道礼仪。未克尽处甚多。此等事、谓必阅历而后能行可乎。此皆师傅谙达。平时并未尽心教导之所致也。伊等深负朕倚用之恩。阿哥经朕训饬外。和亲王、来保、鄂容安、著各罚食俸三年。其余师傅谙达。著各罚俸一年。张廷玉、梁诗正、俱非专师。著免其罚俸。
  3. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 317: 至观德殿孝贤皇后梓宫前奠酒。谕诸王满洲大臣等、今皇后大事。百日已满。朕如不降旨晓谕。尔等亦不能明晰朕意。皇后之事。朕甚哀痛者。非惟皇后与朕、二十二载伉俪相得之意而已实惟宗庙社稷神器之重。付畀不得其人。每一念及深为心悸。试看大阿哥、年已二十一岁。此次于皇后大事。伊一切举动。尚堪入目乎。父母同幸山东。惟父一人回銮至京。稍具人心之子。当如何哀痛。乃大阿哥、全不介意。祇如照常当差。并无哀慕之忱。朕彼时降旨。谓大阿哥昏庸者。特以不孝之罪甚大。伊不能当。故委婉施恩将伊开脱。以全其生路。若将伊不孝之处表白于外伊尚可忝生人世乎。今事虽已过朕如不显然开示。以彼愚昧之见。必谓母后崩逝。弟兄之内惟我居长。日后除我之外。谁克肩承重器。遂致妄生觊觎。或伊之师傅谙达哈哈珠色太监等。亦谓伊有可望因起僭越之意。均未可定。此位所关重大仰承祖宗统绪垂及子孙。孟子曰以天下与人易为天下得人难。实为至论。从前以大阿哥断不可立之处。朕已洞鉴。屡降旨于讷亲、傅恒矣。至三阿哥、朕先以为尚有可望。亦曾降旨于讷亲等。今看三阿哥、亦不满人意。年已十四岁全无知识。此次皇后之事。伊于人子之道毫不能尽。若谓伊年齿尚幼。皇祖大事之时。朕甫十二岁。朕如何克尽孝道之处。朕之诸叔。及大臣内旧人。皆所亲见。亦曾如伊等今日乎。朕并非责备伊等。伊等俱系朕所生之子。似此不识大体。朕但深引愧而已。尚有何说。此二人断不可承继大统。
  4. ^ Nguyên văn: “皇長子誕自青宮,齒序居長。年逾弱冠,誕毓皇孫。今遘疾薨逝,朕心悲悼,宜備成人之禮。”
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 361
  6. ^ Tháng 12 năm Càn Long thứ 58 (1793), Càn Long dụ:「定郡王綿恩為皇長子永璜之子,皇長子為皇考長孫,綿恩於現在諸皇孫中年又最長,自派管旗營諸務以來謹慎妥協,甚為得力,著加恩晉封親王。綿恩當益思勤勉,倍矢虔恭,以期仰承恩眷。」
  7. ^ Nguyên văn:「定親王綿恩,端謹持躬,賢能著績,自幼仰蒙皇祖高宗純皇帝恩眷,迨我皇考仁宗睿皇帝親政以來,疊蒙簡畀,管理旗營及各衙門事務,授為御前大臣,俱能盡心職守,力矢公勤。」
  8. ^ Tháng 3 năm Càn Long thứ 43 (1778), Đinh Hợi, Càn Long dụ: 前諭營建王府、公府以備皇子等分居之用,現在各工將次告成。皇八子永璇,著加恩封為郡王,賞給西長街王府居住。其西華門外王府,著賞給皇孫定郡王綿恩居住。西單牌樓公府,著賞給皇孫鎮國公綿德居住。所有分府及封爵各事宜,著各該衙門,照例辦理具奏。

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Mã Văn Đại (1998). Ái Tân Giác La Tông phổ. Nhà xuất bản Học Uyển. ISBN 9787507713428.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Quyển 221 - Vĩnh Hoàng truyện”. Thanh sử cảo.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985). Thanh thực lục. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101056266.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799). Khánh Quế; Đổng Cáo (biên tập). Cao Tông Thuần Hoàng đế Thực lục. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020.