Vũ Tụ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vũ Tụ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1466[a]
Nơi sinh
Hải Dương,huyện Bình Giang, xã Thái Học, làng Hoạch Trạch (Vạc)
Mấtkhông rõ
Giới tínhNam
Học vấnHoàng giáp
Dân tộcKinh
Quốc giaViệt Nam
Quốc tịchViệt Nam

Vũ Tụ (1466[a] - ?)[2] là quan thời Lê sơ,[3] đậu Hoàng Giáp và làm đến Tả Thị Lang[4] bộ Hình.[1][5] Ông được Phan Huy Chú đánh giá là liêm thẳng, cần kiệm.[6]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Tụ là người xã Hoạch Trạch (Vạc),[b] huyện Đường An,[4][6][8] nay thuộc làng Hoạch Trạch (Vạch), xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Theo một số tài liệu thì ông sinh năm 1466, không rõ năm mất,[2] cũng có tài liệu chú thích là không rõ năm sinh năm mất của ông.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đỗ hoàng giáp khoa Quý Sửu năm 1493[7] đời Hồng Đức thời Lê Thánh Tông,[9][10] làm đến tả thị lang[4] bộ Hình.[2][6]

Theo Lịch triều hiến chương loại chí, vua từng cho người biếu lụa[c] thử các quan, các quan đều nhận cả, chỉ riêng ông không chịu nhận[5][10] và đuổi về. Khi biết ông không chịu nhận lụa thử, vua khen ông có tiết tháo và ban hai chữ "liêm tiết",[2][3][8][d] cho dán vào cổ áo mỗi khi vào chầu.[6]

Câu nói[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có nhận xét ông là "tính liêm thẳng, làm quan trong sạch, cần kiệm, chưa từng lấy bậy của người".[6]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Có nguồn chú là không rõ năm sinh.[1]
  2. ^ Một số tài liệu chép là Hoạch Trạch.[7][8][9]
  3. ^ Có nguồn chép là vàng.[10]
  4. ^ Có tài liệu viết là "liêm tiết công thần".[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Thái Doãn Hiểu & Hoàng Liên 1997, tr. xv
  2. ^ a b c d e Vũ Thúy và đồng nghiệp 2005, tr. 469-470
  3. ^ a b Nguyễn Ngọc Tiến (ngày 16 tháng 5 năm 2017). “Người xưa chống tham nhũng: Xây dựng kỷ cương đặt quan, phân chức”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ a b c Vũ Ngọc Khánh 2008, tr. 147
  5. ^ a b Ngô Văn Phú 2006, tr. 305
  6. ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 348-349
  7. ^ a b Vũ Thế Khôi 2001, tr. 128
  8. ^ a b c Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) & Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) 1997, tr. 1063
  9. ^ a b Trần Công Hiến & Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) 2009, tr. 31
  10. ^ a b c d Trần Công Hiến & Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) 2009, tr. 267

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Thái Doãn Hiểu; Hoàng Liên (1997), Giai thoại kẻ sĩ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
  2. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam); Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Thế giới
  3. Vũ Thế Khôi (2001), Vũ Tông Phan với văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông - Tây
  4. Vũ Thúy; Võ Văn Liên; Vũ Duy Mền; Ban liên lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam (2005), Tộc phả họ Vũ (Võ): Thế kỷ IX-XIX, Nhà xuất bản Thế giới
  5. Ngô Văn Phú (2006), Truyện danh nhân Việt Nam: Truyện lịch sử - Thời Trần Lê, Nhà xuất bản Công an nhân dân
  6. Vũ Ngọc Khánh (2008), Quan lại trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên
  7. Trần Công Hiến; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2009), Hải Dương phong vật chí, Nhà xuất bản Lao động
  8. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2[liên kết hỏng]