Vũ Thắng (xã)

(Đổi hướng từ Vũ Thắng, Kiến Xương)
Vũ Thắng
Xã Vũ Thắng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnKiến Xương
Địa lý
Tọa độ: 20°22′51″B 106°22′10″Đ / 20,380821°B 106,369384°Đ / 20.380821; 106.369384
Vũ Thắng trên bản đồ Việt Nam
Vũ Thắng
Vũ Thắng
Vị trí xã Vũ Thắng trên bản đồ Việt Nam
Khác
Mã hành chính13153[1]

Vũ Thắng là một thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Địa lý - Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã nằm cách sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Thái Bình khoảng 2 km đường chim bay, đồng thời cũng là đoạn sông ranh giới của huyện Kiến Xương, Vũ Thư (Thái Bình) và Xuân Trường, Giao Thủy (Nam Định), cách thành phố Thái Bình khoảng 8 km.

Địa giới hành chính xã phía Đông giáp xã Vũ Trung; phía Tây giáp xã Vũ Vân (huyện Vũ Thư); phía Nam giáp xã Vũ Hòa; phía Bắc giáp xã Vũ Vinh (huyện Vũ Thư).

Lược sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Thắng trước đây còn được gọi với tên là làng Đông Nhuế, ban đầu thuộc phủ Thư Trì, sau thuộc phủ Sóc, có thời gian được nhập về phủ Kiến Xương thuộc tỉnh Nam Định; sau Cách mạng tháng 8 được sáp nhập về huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Vũ Thắng có địa hình bằng phẳng được hình thành từ sự bồi lắng của phù sa Sông Hồng có chất lượng đất rất phù hợp cho việc trồng cây lúa nước, xung quanh xã có hệ thống các con sông nhỏ bao bọc phục vụ cho việc tưới tiêu.

Độ cao tuyệt đối khoảng +2.6m so với mặt nước biển

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có một con đường nhựa chạy suốt từ đầu đến cuối xã. Từ trung tâm xã đi Thành phố Thái Bình và các tỉnh lân cận khá thuận lợi, hiện nay có xe ô tô khách chạy qua đi các tỉnh như Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình.v.v...

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có mật độ dân cao sống tập trung trong diện tích khoảng gần 2 km² nằm cách biệt hẳn với các xã khác.

Dân số của xã khoảng hơn 5.000 người, dân số trẻ do trào lưu hiện nay lượng lao động chủ yếu đi làm xa. Lao động trong xã còn lại chủ yếu người già và trẻ nhỏ. Dân số sống tập trung nên vẫn còn lại những phong tuc tập quán xa xưa.

Dân cư trong xã phần lớn thuộc họ Đinh, có nguồn gốc từ Thái Bình. Ngoài ra còn có họ Đặng thôn 1, họ Hoàng thôn 2, họ Vũ, họ Phạm thôn 5, họ Ngô thôn 4,...

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.800 mm.
  • Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C.
  • Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ.
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%.
  • Khí hậu: nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (theo số liệu quan trắc của tỉnh Thái Bình).

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế xã thuần túy nông nghiệp, có truyền thống thâm canh cây lúa. Xã nổi tiếng từ thời Chiến tranh Việt Nam nhờ đạt được thành tích sản xuất lúa với sản lượng 5 tấn/ha.

Hiện nay phần lớn những người ở lứa tuổi 18 - 45 đều đi làm ăn xa, lực lượng trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp ít, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ, nền kinh tế làm nông nghiệp thuần túy, không phát triển những nghề thủ công nghiệp truyền thống. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào lao động đi làm xa; thời gian gần đây có một lượng lớn lao động đi xuất khẩu lao động.

Gần đây, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ trồng lúa nước sang trồng cây hoa màu và chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm, nuôi cá thịt và ba ba thương phẩm

Quỹ tín dụng nhân dân Vũ Thắng được UBND tỉnh Thái Binh và Ngân hàng nhà nước cho phép thành lập và hoạt động đến năm 2016 được 20 năm đã góp phần quan trọng vào việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của xã Vũ Thắng, Vũ Trung.Với tổng số vốn vay của nhân dân lên đến 50 tỷ đồng để xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Giáo dục - Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Xã hiện nay có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS được xây dựng và trang bị hoàn chỉnh. Trạm y tế, nhà văn hóa thôn xóm, Ủy ban nhân dân được xây dựng khang trang. Một số dòng họ đã xây dựng trùng tu từ đường rất lớn.

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Tập thể[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2 Anh hùng Lao động: Đinh Quang Nghị (nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Vũ Thắng) và Hoàng Đức Thảo (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
  • 6 Mẹ Việt Nam anh hùng

Di tích - Danh thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Đình làng được xây dựng khoảng thế kỷ 18, được xây dựng bằng rất nhiều khối đá vôi lớn, các bậc tam cấp đều bằng đá xanh nguyên khối, được cho là vận chuyển từ Ninh Bình về bằng đường sông. Đình chính rộng 7 gian, 1 tầng, mái cong lợp ngói vảy cá. Toàn bộ gỗ trong đình được làm bằng gỗ lim, được chạm trổ công phu cầu kỳ với nhiều hình thù đẹp mắt. Cột đình bằng lim có đường kính khoảng 1m với 4 cột chính. Hai bên đình là hai dãy quán 5 gian gỗ lim ngói vảy cá. Phía đằng trước đình có hai Hộ pháp đứng canh gác và hai cây bàng rất lớn có tuổi thọ hàng trăn năm. Toàn bộ sân đình được lát bằng gạch, các lối đi lại trong đình được lát bằng đá. Phía sau đình là khuôn viên rộng lớn có một ngôi đình nhỏ khoảng 3 gian có củng nhỏ là nơi trang trọng để những người có chức sắc trong làng được phép thờ cúng. Bên ngoài khuôn viên chùa, nhìn ra phía trước là cầu ao được làm bằng đá tảng, hai bên là hai cây si lớn có tuổi thọ khoảng trăm năm. Phía bên tay phải là chiếc cầu đá bắc qua sông cũng được làm bằng đá tảng. Ngoài ra, tại vị trí của ngôi đình trước năm 1990 có rất nhiều bia đá, đồ đá có kiến trúc cầu kỳ (như đá hình đầu rồng, hình thân rồng, hình con rùa, con cua, con , chạm trổ công phu, sắc nét; rất nhiều viên đá vuông thành sắc cạnh cũng được sử dụng làm bậc tam cấp cho trường cấp 1 Vũ Thắng song đã bị thất lạc do việc xây dựng chợ và đường giao thông xóm.

Hiện nay chính quyền và nhân dân xã Vũ Thắng đã chuẩn bị xây dựng lại ngôi đình này.

Hàng năm diễn ra lễ rước từ đình lên đền Đông Vinh vào các ngày rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám.

Chợ Đình (có lẽ lấy tên từ việc đình làng bị đốt cháy do chiến tranh), họp phiên ngày 2 và 8 âm lịch buôn bán với đủ loại lương thực thực phẩm cung cấp cho nhân dân xã và quanh vùng. Bên cạnh chợ Đình hiện nay vẫn còn có hai cây si, hai cây bàng rất lớn có niên đại hàng trăm năm, một số viên gạch lát nền. Tuy nhiên vẫn chưa có con số chính xác để xác nhận đây là di sản văn hóa.

Ngoài ra xã còn 2 ngôi chùa lâu đời là chùa Tâychùa Đông. Chùa Đông là ngôi chùa cổ còn tồn tại khá nguyên vẹn cho tới ngày nay. Chùa Tây được trùng tu xây dựng lại từ năm 2008 bằng nguồn công đức của người dân trong và ngoài xã.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]