Bước tới nội dung

Vương quốc Asturias

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Asturias
Tên bản ngữ
718[1]–924
Quốc kỳ Vương quốc Asturias
Quốc kỳ
Cruz de la Victoria, cây thánh giá nạm ngọc như một biểu tượng tiền huy hiệu Vương quốc Asturias
Cruz de la Victoria, cây thánh giá nạm ngọc như một biểu tượng tiền huy hiệu
Lãnh thổ vương quốc Asturias năm 814 AD
Vương quốc Asturias k. 800 AD
Tổng quan
Thủ đôCangas de Onís, San Martín del Rey Aurelio, Pravia, Oviedo
Ngôn ngữ thông dụngtiếng La Tinh, Tiếng Latinh thông tục (Astur-Leonese, tiếng Tây Ban Nha, Galician-Portuguese), tiếng Đông Đức varieties (người thiểu số VisigothicVandalic)
Tôn giáo chính
Kitô giáo (chính thức)[2]
Chính trị
Chính phủQuân chủ tuyệt đối Quân chủ tuyển cử (đến năm 842)
Quân chủ thế tập (từ 842) un
Vua 
• 718–737
Pelagius của Asturias
• 910–925
Fruela II của Asturias
Lịch sử
Thời kỳTrung cổ
718[1]
• Chế độ quân chủ trở thành thế tập
842
• Tách khỏi León và Galicia
910
• Giải thể
924
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Visigoth
Vương quốc León
Bá quốc Bồ Đào Nha
Hiện nay là một phần củaTây Ban Nha
Bồ Đào Nha

Vương quốc Asturias (tiếng La Tinh: Asturum Regnum; tiếng Asturias: Reinu d'Asturies) là một vương quốc trên bán đảo Iberia được thành lập bởi Pelagius thuộc giới quý tộc Visigothic. Đây là thực thể chính trị Kitô giáo đầu tiên được thành lập sau Cuộc chinh phục Tây Ban Nha của người Hồi giáo vào năm 718.[3] Năm đó, Pelagius đánh bại quân đội Umayyad trong Trận Covadonga, nơi thường được coi là sự khởi đầu của Reconquista.

Các vị vua Asturias thỉnh thoảng làm hòa với người Hồi giáo, đặc biệt vào những thời điểm họ cần truy đuổi những kẻ thù khác của mình, người Basque và quân nổi dậy ở Galicia. Vì vậy, Vua Fruela I (757–768) đã chiến đấu với người Hồi giáo nhưng cũng đánh bại người Basques và người Galicia,[4]Vua Silo (774–783) đã lập hòa ước với người Hồi giáo nhưng không phải với người Galicia. Dưới thời Vua Alfonso II (791–842), vương quốc được thành lập vững chắc với sự công nhận của Alfonso là vua của Asturias bởi CharlemagneGiáo hoàng. Ông đã chinh phục Vương quốc Galicia và xứ Basques. Trong triều đại của ông, xương thánh của Thánh Giacôbê, con của Zêbêđê được tuyên bố là tìm thấy ở Galicia, Compostela (từ tiếng La Tinh campus stellae, nghĩa đen là "cánh đồng của ngôi sao"). Những người hành hương từ khắp châu Âu đã mở ra một con đường liên lạc giữa vùng đất Asturias biệt lập và vùng đất Carolingia và xa hơn nữa. Chính sách của Alfonso bao gồm việc giảm dân số ở biên giới Bardulia (sau này trở thành Castile) để giành được sự ủng hộ của người dân ở phía Bắc dãy núi. Cùng với sự tăng trưởng này là sự gia tăng tương ứng về lực lượng quân sự. Vương quốc giờ đã đủ mạnh để chinh phạt các thành phố của người Moor như Lisbon, ZamoraCoimbra. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ sau, trọng tâm của những hành động này không phải là chinh phục mà là cướp bóc và cống nạp Vào mùa hè năm 792, 793 và 794, một số cuộc tấn công của người Hồi giáo đã cướp bóc Álava và trung tâm của vương quốc Asturias, tiến tới thủ đô Oviedo. Trong một lần rút lui, Alfonso đã gây ra thất bại nặng nề cho quân Hồi giáo ở khu vực đầm lầy Lutos.[5]

Khi Vua Alfonso II qua đời, Vua Ramiro I (842–50) tổ chức một cuộc đảo chính chống lại Bá tước Cung điện Nepotian, người đã lên ngôi. Sau một trận chiến trên cây cầu bắt qua sông Narcea, Nepotian bị bắt, bị mù và sau đó bị buộc phải đi tu. Đầu triều đại của mình, vào năm 844, Ramiro đã phải đối mặt với một cuộc tấn công của người Viking tại một địa điểm tên là Farum Brecantium, được cho là A Coruña ngày nay. Ông tập hợp một đội quân ở Galicia và Asturias đã đánh bại người Viking, giết chết nhiều người trong số họ và đốt cháy tàu của họ.[6][7] Năm 859, hạm đội Viking thứ hai lên đường tới Tây Ban Nha. Người Viking bị Bá tước Pedro tàn sát ngoài khơi bờ biển Galicia.[8] Việc mở rộng lãnh thổ đáng kể của vương quốc Asturias dưới thời Vua Alfonso III (866–910) phần lớn được thực hiện nhờ sự sụp đổ quyền kiểm soát của Umayyad đối với nhiều vùng của Al-Andalus vào thời điểm này. Giữa năm 773[9] biên giới phía Tây của vương quốc ở Galicia đã được mở rộng sang phần phía Bắc của Bồ Đào Nha ngày nay đẩy biên giới gần đến thung lũng Douro, và từ năm 868 đến 881, nó mở rộng xa hơn về phía Nam đến tận Sông Mondego. Năm 878 chứng kiến một cuộc tấn công của người Hồi giáo vào các thị trấn Astorga và León. Quân viễn chinh bao gồm hai phân đội, một trong số đó đã bị đánh bại dứt khoát tại Trận Polvoraria trên sông Órbigo, với tổn thất được cho là 13.000 người. Năm 881, Alfonso mở cuộc tấn công, dẫn quân tiến sâu vào Lower March, vượt sông Tagus để tiếp cận Mérida. Sau đó, cách thành phố nhiều dặm, quân đội Asturias đã vượt sông Guadiana và đánh bại quân đội Umayyad trên "Monte Oxifer", được cho là khiến 15.000 binh sĩ Hồi giáo thiệt mạng. Trở về nhà, Alfonso cống hiến hết mình cho việc xây dựng các nhà thờ ở Oviedo và xây thêm một hoặc hai cung điện cho riêng mình.

Vương quốc Asturias chuyển đổi thành Vương quốc León vào năm 924, khi Vua Fruela II của Asturias trở thành vua cùng với triều đình của ông ở León.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Collins, Roger (1989). The Arab Conquest of Spain 710–797. Oxford, UK; Cambridge, Mass.: Blackwell. p. 49. ISBN 0-631-19405-3.
  2. ^ Ackermann, Peter (2007). Pilgrimages and Spiritual Quests in Japan. Routledge. tr. 16. ISBN 9781134350469.
  3. ^ Collins, Roger (1989). The Arab Conquest of Spain 710–797. Oxford, UK / Cambridge, US: Blackwell. tr. 49. ISBN 0-631-19405-3.
  4. ^ Medieval Frontiers: Concepts and Practices. Routledge. 2017.
  5. ^ Roger Collins, Caliphs and Kings: Spain, 796–1031, 65.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Haywood
  7. ^ Flood, Timothy M. (2018). Rulers and Realms in Medieval Iberia, 711–1492. McFarland. tr. 30.
  8. ^ J. Gil, Crónicas Asturianas, 1985, p. 176
  9. ^ Menéndez Pidal, Ramón (1906). Primera crónica general. Estoria de españa de alfonso x (ấn bản 2022). Biblioteca Digital de Castilla y León. tr. 357. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ Collins, Roger (1983). Early Medieval Spain. New York: St. Martin's Press. tr. 238. ISBN 0-312-22464-8.

Tài liệu tham khảo chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]