Vườn quốc gia núi Cradle-hồ St Clair

Vườn quốc gia núi Cradle-hồ St Clair
Tasmania
Núi Cradle và Little Horn (bên trái) cạnh hồ Dove
Vườn quốc gia núi Cradle-hồ St Clair trên bản đồ Tasmania
Vườn quốc gia núi Cradle-hồ St Clair
Vườn quốc gia núi Cradle-hồ St Clair
Tọa độ41°49′49″N 145°55′27″Đ / 41,83028°N 145,92417°Đ / -41.83028; 145.92417
Diện tích1.614,43 km2 (623,3 sq mi)[1]
Trang Webwww.parks.tas.gov.au/natparks/cradle

Vườn quốc gia núi Cradle-hồ St Clair tọa lạc tại cao nguyên trung tâm của Tasmania (Úc), cách Hobart 165 km về phía tây bắc. Vườn quốc gia có nhiều đường mòn, và là nơi chuyên đi dọc theo Overland Track thường bắt đầu. Những điểm nổi bật của vườn là núi Cradle và Barn Bluff ở góc bắc, núi Pelion East, núi Pelion West, núi Oakleighnúi Ossa ở trung tâm và hồ St Clair ở góc nam. Vườn là một phần của Khu di sản thế giới hoang dã Tasmania.

Đa dạng sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Wombat.
Hai con Macropus rufogriseus đực đánh nhau gần núi Ossa

Vườn quốc gia núi Cradle-hồ St Clair là một nơi cư ngụ của nhiều loài đặc hữu Tasmania — 40–55% các loài thực vật kiểu Alps được ghi nhận trong vườn là loài đặc hữu. Hệ thực vật khí hậu Alps trong vườn rất đa dạng và thường không bị ảnh hưởng bởi những vụ cháy rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực xung quanh.

Những loài động vật hiện diện trọng vườn gồm có: Thylogale, Macropus rufogriseus, Dasyurus, quỷ Tasmania, thú lông nhím, thú mỏ vịt, wombat, possum, quạcurrawong.

Chim[sửa | sửa mã nguồn]

Nơi này đã được định là một vùng chim quan trọng (IBA) vì nó cung cấp nơi cư ngụ cho 11 loài chim đặc hữu Tasmania, cũng như cho Petroica phoenicea, Petroica rodinogasterCalamanthus fuliginosus. Đây là nơi bảo tồn quan trọng với các loài này.[2]

Nấm[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm cũng có một phần của sự đa dạng sinh học của vườn. Nấm có nhiều vai trò trong hệ sinh thái vườn quốc gia. Một loài dễ bắt gặp là Aurantiporus pulcherrimus.

Trong phim[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực này được sử dụng để quay hai phân đoạn đầu tiên của phim tài liệu Discovery Channel When Dinosaurs Roamed America. Hai phân đoạn đó được thiết đặt tại Late Triassic New YorkEarly Jurassic Pennsylvania.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu khí hậu của Cradle-Mountain-Lake St. Clair National Park, Tasmania
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 33.0 31.9 30.2 23.2 21.7 14.2 13.1 17.0 20.4 25.7 28.0 32.6 33,0
Trung bình cao °C (°F) 19.3 19.2 16.6 13.0 10.3 7.7 7.3 8.2 10.0 12.6 15.5 17.3 13,1
Trung bình thấp, °C (°F) 6.3 5.9 4.2 2.8 1.6 0.2 −0.1 0.3 0.9 2.0 3.6 5.0 2,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) −2.5 −4 −4.1 −5 −6 −7 −7.2 −7 −6.2 −6.5 −4 −2.6 −7,2
Lượng mưa, mm (inch) 101.7
(4.004)
83.6
(3.291)
107.1
(4.217)
135.0
(5.315)
157.1
(6.185)
172.8
(6.803)
205.3
(8.083)
247.6
(9.748)
217.2
(8.551)
175.2
(6.898)
136.2
(5.362)
130.8
(5.15)
1.868,3
(73,555)
Nguồn: Bureau of Meteorology [3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Reserve Listing - National Parks”. National Parks website. Parks and Wildlife Service Tasmania. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ “IBA: Cradle Mountain”. Birdata. Birds Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ “Climate Statistics for Lake St. Clair National Park, Tasmania”. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2012.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chapman, John, Monica Chapman and John Siseman (2006) Cradle Mountain, Lake St Clair and Walls of Jerusalem National Parks 5th ed. Laburnum, Vic.: J. Chapman. ISBN 1-920995-01-3

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:National parks in Tasmania Bản mẫu:CentralHighlandsTasmania