Vượt lên chính mình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vượt lên chính mình
Thể loạiTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Lasta Multimedia
Dẫn chương trìnhQuyền Linh
Đức Thịnh
Quốc Thuận
Dẫn chuyệnPhước Lập
Khải Hoàn
Nhạc phimNhạc sĩ Minh Mẫn
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số tập700
Sản xuất
Thời lượng30 phút
Đơn vị sản xuấtLasta Multimedia
Trình chiếu
Kênh trình chiếuHTV7 và gần 25 kênh truyền hình địa phương khác
Phát sóng10/6/2005 - 29/12/2018
Thông tin khác
Chương trình liên quanChuyến xe nhân ái
Cùng vượt lên chính mình - Vượt qua thử thách
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức

Vượt lên chính mình là chương trình trò chơi truyền hình với mục đích xóa nợ và cấp vốn làm ăn cho mọi đối tượng nghèo có vay vốn ngân hàng và có nhu cầu xóa nợ tại Việt Nam do Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Cổ phần truyền thông đa phương tiện LASTA thực hiện dựa theo format của một gameshow nổi tiếng của kênh truyền hình CH7 mang tên Xóa nợ (tiếng Thái: ปลดหนี้) của Thái Lan. Chương trình được phát sóng trên kênh HTV7 từ ngày 10 tháng 6 năm 2005 cho đến hết ngày 29 tháng 12 năm 2018, đã phát sóng 700 số.[1]

Đối tượng tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Vượt lên chính mình hướng đến đối tượng là các hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên lãnh thổ Việt Nam có vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội của địa phương hoặc các ngân hàng khác, nhưng không có khả năng trả nợ dù đã làm việc hết sức và có nhu cầu xóa nợ (số tiền nợ không quá 15.000.000 đồng).

Quy định chung[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình được chia làm 2 vòng thi:

  • Vòng xóa nợ: Gia đình và đối tượng tham gia phải vượt qua 2 thử thách liên quan đến công việc của mình trong vòng 1 phút 30 giây. Hoàn thành mỗi thử thách trong thời gian không quá mức quy định trên, thí sinh sẽ được xóa được một nửa số nợ. Nếu không vượt qua được cả 2 thử thách, gia đình chia tay với chương trình và nhận hỗ trợ 1.000.000 đồng. Từ năm 2011 đến 2016, thí sinh được quyền trợ giúp cộng thêm thời gian ở 1 trong 2 thử thách bằng cách rút 1 trong 3 lá thăm 3 giây, 5 giây và 7 giây. Năm 2017 và 2018, gia đình chỉ phải vượt qua 1 thử thách.
  • Vòng cấp vốn: Thí sinh chọn 2 tấm bảng bất kì trong số các logo của nhà tài trợ ở 2 bên sân khấu và nhận giải thưởng bằng tổng số tiền ghi trên hai tấm bảng. Năm 2017, nếu gia đình không vượt qua được thử thách đó này thì chỉ chọn 1 tấm bảng bất kỳ ở 1 trong 2 bên. Năm 2018, nếu gia đình không vượt qua được thử thách đó thì cứ 1 giây vượt quá thời gian quy định (1 phút 30 giây) hoặc rơi đồ vật sẽ bị trừ đi 100.000 đồng vào tổng số tiền rút bảng.

Các phần thi khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trò chơi dành cho khán giả địa phương (2005-2016)
  • Học bổng vì tương lai con em chúng ta (2017): Các em nhỏ trong gia đình tham gia phải thực hiện yêu cầu mà chương trình đề ra, nếu thành công được 5.000.000 đồng, còn không thì sẽ được hỗ trợ 4.000.000 đồng.
  • Trò chơi liên hoàn (2018): Dành cho 5 người (gồm có gia đình tham gia & một số Đoàn viên Thanh niên xã nơi ghi hình), bao gồm 4 trò chơi:
    • 1.
      • Lấy gậy tiếp sức: Người chơi đầu tiên nhảy trên bật nảy, người hỗ trợ sẽ trợ giúp đỡ người này lấy gậy tiếp sức được treo trên sợi dây.
      • Định hướng chính xác: Người chơi đầu tiên ngồi lên trên ghế xoay, bịt mắt, đội chiếc mũ bảo hiểm, cầm cây gậy tiếp sức để người hỗ trợ xoay 5 vòng quanh chiếc ghế. Sau đó, người chơi phải định hướng chính xác để đưa được cây gậy tiếp sức cho người chơi thứ 2 đang thổi còi.
      • Đội banh xuyên tường: Người chơi thứ 2 sẽ tạo dáng để đi qua 1 bức tường có lỗ đã được tạo sẵn 1 thế dáng.
      • Đội banh vượt rào: Người chơi thứ 2 phải luồn qua được 3 mức rào thấp dần.
    • 2. Yêu cầu chung: Người chơi thứ 2 sẽ đội chiếc nón bảo hiểm, ở trên có gắn một cái đĩa đựng 3 trái bóng quần vợt, cầm cây gậy tiếp sức. Không được làm rơi cây gậy tiếp sức, phá tường/làm ngã rào hoặc là làm bóng bị rơi xuống.
    • 3. Siêu nhân bowling: Người chơi đầu tiên & người hỗ trợ kéo/đẩy người chơi thứ 3 ở trên 1 đường băng phủ bạt xanh lá cây (ban đầu phủ xà phòng, sau đó làm nghiêng về phía những con ki) tới vạch vàng thì thả ra để người chơi 3 xô đổ hết cả 5 con ki đặt ở cuối. Lưu ý: Người chơi thứ 3 phải xoạc chân hình chữ V, phải làm đổ hết cả 5 con ki & không được chạm tay vào bất kỳ 1 con ki nào.
    • 4. Vượt chướng ngại vật: Người chơi thứ 3 chạm cây gậy tiếp sức vào quả bóng khổng lồ (có người chơi cuối cùng ở phía bên trong) rồi đưa cho người hỗ trợ. Người chơi cuối cùng sẽ di chuyển theo đường zig-zag vượt qua những cọc tiêu. Ban đầu người chơi cuối cùng ở trong 1 quả bóng khổng lồ (có thể ở trong tối đa 20 phút) & có tất cả 4 cọc tiêu, rồi sau đó thì đeo 2 quả bóng nhỏ vượt qua 7 cọc tiêu. Không được làm đổ bất cứ cọc tiêu nào. Sau đó người hỗ trợ sẽ đưa cây gậy tiếp sức cho MC thì trò chơi liên hoàn mới khép lại.

Cứ 1 giây vượt quá thời gian quy định (1 phút 30 giây) sẽ bị trừ 100.000 đồng. Cứ 1 trò chơi liên hoàn không vượt qua được sẽ bị trừ 1.000.000 đồng. Giải thưởng tiền mặt tối đa là 4.000.000 đồng.

  • Rút thăm may mắn (đã ngưng thực hiện): Rút thăm để trao hai phần quà may mắn cho các khán giả đến xem chương trình tại hiên trường, khán giả tự ghi thăm của mình và số CMND bỏ vào thùng.[2] Về sau, phần rút thăm khán giả chuyển thành phần rút thăm cho thí sinh với ba thùng cuộn (năm 2015 và 2017 là 2 thùng), mỗi thùng gồm có 9 cuộn thăm 3.000.000 đồng & 1 cuộn thăm 30.000.000 đồng (năm 2009 và 2018 là 20.000.000 đồng). Thí sinh sẽ rút mỗi một thùng 1 cuộn.
  • Quà tặng (trước 2009): Gia đình tham gia sẽ được nhận các phần quà từ nhà tài trợ & có cơ hội bốc được lá thăm 20.000.000 đồng trong thùng phiếu gồm 9 phiếu 3.000.000 đồng và 1 phiếu 20.000.000 đồng.[3]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay trong năm đầu tiên (2005), chương trình đã nhận được giải Mai Vàng do độc giả báo Người Lao động bình chọn là chương trình trò chơi truyền hình hay nhất. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ suất người xem của chương trình đạt 35%, mức cao nhất trong các trò chơi truyền hình trên HTV. Thị phần trung bình của chương trình đạt 75%. Bên cạnh đó, chương trình đã được phát sóng trên kênh HTV7, HTV9, HTV4 cùng gần 20 kênh truyền hình địa phương khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam và kênh Let's Viet (VTC9/SCTV4), phủ sóng trong khu vực dân cư vào khoảng 30 triệu người.

Sự hấp dẫn của Vượt lên chính mình nằm ở yếu tố kịch bản hấp dẫn, có sự tham gia của những nghệ sĩ khách mời được khán giả mến mộ, các thử thách vừa sức người chơi. Đặc biệt, hình ảnh anh "nông dân" Quyền Linh đi dép nhựa tổ ong, quần xắn gối, lăn xả trên hiện trường, những nụ cười xen lẫn nước mắt của thí sinh nghèo khi chiến thắng các vòng chơi và được xóa nợ đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng khán giả.

Giữa năm 2018, Trung tâm Top Việt Nam (đơn vị trực thuộc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings) đã bình chọn Vượt lên chính mình là một trong năm chương trình truyền hình vì cộng đồng được yêu thích năm 2017.[4]

Người dẫn chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quyền Linh (10/6/2005 - 25/3/2017)[5]
  • Đức Thịnh (1/4/2017 - 30/12/2017)
  • Quốc Thuận (6/1/2018 - 29/12/2018)

Bài hát chính thức[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát chính thức của chương trình là "Vượt lên chính mình", do NSƯT - Nhạc sĩ Thế Hiển sáng tác và thể hiện.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải thưởng Hạng mục Kết quả Tham khảo
2005 Giải Mai Vàng Chương trình của năm Đoạt giải [6]
2008 Đoạt giải [7]

Sự cố[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trong số phát sóng ngày 21 tháng 3 năm 2008 tại Nam Đông, Thừa Thiên Huế, bảng logo "Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)" bị rụng rơi xuống đất do có trẻ trâu nghịch phá và mưa bão xảy ra.

Phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Phát chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • 10/6/2005 - 28/10/2005, 3/7/2009 - 28/8/2009, 2/11/2012 - 30/12/2016: 20:00 thứ sáu
  • 4/11/2005 - 26/6/2009: 20:20 thứ sáu
  • 4/9/2009 - 26/10/2012: 20:10 thứ sáu
  • 7/1/2017 - 29/12/2018: 09:15 thứ bảy

Phát lại[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2005 - 2006: 22:15 thứ bảy
  • 2005 - 2007: 08:10 thứ năm
  • 2005 - 2009: 15:30 chủ nhật
  • 2005 - 2008: 13:30 thứ ba
  • 2008 - 2009: 09:45 thứ ba
  • 2009 - 2012: 15:20 thứ bảy
  • 2009 - 2016: 01:00 thứ bảy
  • 2010 - 2014: 07:55 thứ ba
  • 2015 - 2016: 10:30 thứ hai
  • 2017 - 2018: 07:55 thứ ba và 01:00 chủ nhật
  • Phát lại trên HTV9 và HTV4
  • Một số kênh truyền hình địa phương (2005 - 2009)
  • Trên các nền tảng số của HTV Online, THVLi, BRTgo...

Tạm ngừng phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian phát sóng, chương trình đôi khi đã có rất nhiều lần phải tạm dừng phát sóng theo kế hoạch do trùng với các sự kiện đặc biệt (như lễ Quốc tang, sự kiện văn nghệ, thể thao trực tiếp...) và đã được phát sóng trở lại vào tuần kế tiếp. Cụ thể:

Thay đổi thời gian ghi hình do trùng với sự kiện đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi khung giờ phát sóng do trùng với sự kiện đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chuyển khung giờ phát sóng vào lúc 20:20 ngày 16/6/2006 sang 15:30 ngày 18/6/2006, do trùng với thời điểm diễn ra trận đấu World Cup 2006.
  • Ngày 08/2/2008 (mùng 2 Tết), do chương trình Chúc mừng sinh nhật trễ hơn 3 tiếng (đến 23:30), nên đã dời xuống 20:10.
  • Chuyển khung giờ phát sóng vào lúc 20:20 ngày 01/8/2008 sang 15:30 ngày 3/8/2008, do trùng với thời điểm diễn ra trận đấu giao hữu giữa Việt Nam và Brasil.
  • Chuyển khung giờ phát sóng vào lúc 20:10 ngày 30/12/2011 sang 15:25 ngày 31/12/2011, do trùng với thời điểm diễn ra chương trình văn nghệ Dấu ấn 2011.
  • Chuyển khung giờ phát sóng vào lúc 20:00 ngày 11/10/2013 sang 15:20 ngày 15/10/2013, do trùng với quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  • Chuyển khung giờ phát sóng vào lúc 09:15 ngày 06/10/2018 sang 08:00 ngày 08/10/2018, do trùng với quốc tang Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Kết thúc sứ mệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Số phát sóng cuối cùng của chương trình đã được lên sóng vào ngày 29/12/2018, qua đó chính thức chia tay khán giả truyền hình sau 13 năm phát sóng trước khi Lasta bị phá sản. Thí sinh cuối cùng tham gia chương trình này được thực hiện tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hòa Bình (10 tháng 9 năm 2005). “Gameshow của nước mắt”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ Đăng Thao. “Chương trình mới: "Vượt lên chính mình". HTV. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ “Vượt lên chính mình 20/10/2009”. YouTube. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ Hoàng Lê (8 tháng 11 năm 2018). “Chương trình Vượt lên chính mình sẽ ngưng phát sóng?”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ Trong khoảng thời gian từ 10/06/2005 đến 29/05/2009, có MC Phương Thảo dẫn cùng MC Quyền Linh, xuất hiện ở phần đầu và phần cuối chương trình. Sau này, MC Quyền Linh một mình dẫn chương trình.
  6. ^ Đ.Ha. (16 tháng 1 năm 2006). “Trao giải Mai vàng lần XI – 2005”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ “Giải Mai vàng 2008 - Quyền Linh "vượt lên chính mình". Tạp chí Thế giới văn hóa. 19 tháng 1 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.