Vắc-xin cúm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vắc-xin cúm, còn được gọi là chích ngừa cúm, là vắc-xin bảo vệ chống nhiễm trùng bởi vi-rút cúm.[1] Một phiên bản mới của vắc-xin được phát triển hai lần một năm, vì virus cúm thay đổi nhanh chóng.[1] Mặc dù hiệu quả của chúng thay đổi theo từng năm, hầu hết đều cung cấp sự bảo vệ từ mức khiêm tốn đến cao cho việc chống lại bệnh cúm.[1][2] Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng tiêm vắc-xin chống cúm làm giảm bệnh tật, thời gian thăm khám, nhập viện và tỷ lệ tử vong.[3] Khi một nhân viên tiêm chủng bị cúm, họ sẽ quay lại làm việc trung bình sớm hơn nửa ngày.[4] Hiệu quả của vắc-xin ở những người dưới hai tuổi và trên 65 tuổi vẫn chưa được biết do chất lượng nghiên cứu thấp.[5][6] Trẻ em được tiêm chủng có thể bảo vệ những người xung quanh.[1]

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC khuyến nghị tiêm phòng hàng năm cho gần như tất cả những người trên sáu tháng tuổi, đặc biệt là những người có nguy cơ cao.[1][7][8] Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu cũng khuyến nghị tiêm phòng hàng năm cho các nhóm nguy cơ cao.[9] Những nhóm này bao gồm phụ nữ mang thai, người già, trẻ em từ sáu tháng đến năm tuổi, những người có vấn đề sức khỏe khác và những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.[1]

Các vắc-xin này nói chung là an toàn.[1] Sốt xảy ra trong năm đến mười phần trăm trẻ em được tiêm chủng.[1] Đau cơ tạm thời hoặc cảm giác mệt mỏi cũng có thể xảy ra.[1] Trong một số năm nhất định, vắc-xin có liên quan đến sự gia tăng Hội chứng Guillain-Barré ở những người lớn tuổi với tỷ lệ khoảng một trường hợp trên một triệu liều.[1] Không nên dùng cho những người bị dị ứng nặng với các phiên bản trước của vắc-xin.[1] Mặc dù hầu hết các vắc-xin cúm được sản xuất bằng kỹ thuật dựa trên trứng, tuy nhiên vắc-xin cúm vẫn được khuyến nghị cho những người bị dị ứng trứng, ngay cả khi nghiêm trọng.[10] Các vắc-xin có cả hai dạng virus bất hoạt độngsuy yếu.[1] Phiên bản không hoạt động nên được sử dụng cho những người đang mang thai.[1] Chúng có dạng được tiêm bắp, phun vào mũi hoặc tiêm vào lớp giữa của da.[1]

Tiêm vắc-xin phòng chống cúm bắt đầu vào những năm 1930 với quy mô lớn ở Hoa Kỳ bắt đầu vào năm 1945.[11][12] Nó nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần có trong hệ thống y tế.[13] Giá bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 5,25 USD mỗi liều vào năm 2014.[14] Tại Hoa Kỳ, vắc-xin cúm có giá dưới 25 USD mỗi liều, tính đến năm 2015.[15]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n “Vaccines against influenza WHO position paper” (PDF). Wkly. Epidemiol. Rec. 87 (47): 461–76. ngày 23 tháng 11 năm 2012. PMID 23210147. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ Manzoli L; Ioannidis JP; Flacco ME; De Vito C; Villari P (tháng 7 năm 2012). “Effectiveness and harms of seasonal and pandemic influenza vaccines in children, adults and elderly: a critical review and re-analysis of 15 meta-analyses”. Hum Vaccin Immunother. 8 (7): 851–62. doi:10.4161/hv.19917. PMC 3495721. PMID 22777099.
  3. ^ “Estimated Influenza Illnesses, Medical Visits, Hospitalizations, and Deaths Averted by Vaccination in the United States”. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 9 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ Demicheli, Vittorio; Jefferson, Tom; Al-Ansary, Lubna A; Ferroni, Eliana; Rivetti, Alessandro; Di Pietrantonj, Carlo (2014). “Vaccines for preventing influenza in healthy adults”. Cochrane Database of Systematic Reviews (3): CD001269. doi:10.1002/14651858.CD001269.pub5. PMID 24623315.
  5. ^ Osterholm, MT; Kelley, NS; Sommer, A; Belongia, EA (tháng 1 năm 2012). “Efficacy and effectiveness of influenza vaccines: a systematic review and meta-analysis”. The Lancet. Infectious Diseases. 12 (1): 36–44. doi:10.1016/S1473-3099(11)70295-X. PMID 22032844.
  6. ^ Demicheli, Vittorio; Jefferson, Tom; Di Pietrantonj, Carlo; Ferroni, Eliana; Thorning, Sarah; Thomas, Roger E.; Rivetti, Alessandro (ngày 1 tháng 2 năm 2018). “Vaccines for preventing influenza in the elderly”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 2: CD004876. doi:10.1002/14651858.CD004876.pub4. ISSN 1469-493X. PMID 29388197.
  7. ^ “Who Should Get Vaccinated Against Influenza”. U.S. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 4 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2015.
  8. ^ “The Immunological Basis for Immunization Series: Influenza Vaccines”. World Health Organization. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ “Factsheet for the general public”. ecdc.europa.eu. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “Flu Vaccine and People with Egg Allergies”. www.cdc.gov. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 28 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2018.
  11. ^ Compans, Richard W. (2009). Vaccines for pandemic influenza. Dordrecht: Springer. tr. 49. ISBN 9783540921653.
  12. ^ Vaccine Analysis: Strategies, Principles, and Control. Springer. 2014. tr. 61. ISBN 9783662450246.
  13. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  14. ^ “Vaccine, influenza”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  15. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 314. ISBN 9781284057560.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]