Vụ rơi máy bay Tupolev Tu-154 của Bộ Quốc phòng Nga 2016

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ rơi máy bay Tupolev Tu-154 của Bộ Quốc phòng Nga 2016
RA-85572, máy bay gặp tai nạn, vào tháng 5 năm 2016
Tai nạn máy bay
Ngày25 tháng 12 năm 2016 (2016-12-25)
Mô tả tai nạnMất kiểm soát vào ban đêm, mất phương hướng trong không gian
Địa điểmBiển Đen
Máy bay
Dạng máy bayTupolev Tu-154M
Hãng hàng khôngKhông quân Nga
Số đăng kýRA-85572
Xuất phátSân bay Chkalovsky, Nga
Chặng dừngSân bay Quốc tế Sochi, Nga
Điểm đếnCăn cứ không quân Khmeimim, Syria
Hành khách85
Phi hành đoàn8
Tử vong92
Sống sót0

Vụ rơi máy bay Tupolev Tu-154 của Bộ Quốc phòng Nga xảy ra trong chuyến bay từ phi trường Sochi ở miền nam nước Nga đến Syria vào ngày 25 tháng 12 năm 2016.[1] Chiếc máy bay loại Tupolev Tu-154 rớt vào buổi sáng ngay sau khi cất cánh xuống Biển Đen.

Trong chuyến bay có đến 92 người, bao gồm 8 thành viên phi hành đoàn, 9 nhà báo và 64 thành viên của đoàn văn nghệ Alexandrov, dự định trình diễn buổi hòa nhạc năm mới ở căn cứ không quân Nga tại Latakia, Syria.[2]

Các bộ phận của chiếc máy bay được phát hiện ở khoảng cách 1,5 đến 5 km ngoài khơi bờ biển.

Máy bay[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc máy bay gặp tai nạn là một chiếc Tupolev 154B-2,[3] mà đã hoạt động từ năm 1983,[4][5] và đã bay được 6.689 giờ.[6] Theo tướng Igor Konaschenkow, chiếc máy bay được xem xét lần cuối là vào tháng 9, sửa chữa lớn hơn vào tháng 12 năm 2014. Phi công có nhiều kinh nghiệm. Thời tiết thì tốt.[7]

Điều tra[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau vụ tai nạn, Ủy ban Điều tra của Nga đã phát động một vụ án hình sự để tìm hiểu nguyên nhân vụ rớt máy bay.[8]

Các quan chức Nga đã đánh giá thấp khả năng của một vụ tấn công khủng bố như là nguyên nhân, tập trung nhiều hơn vào khả năng do lỗi cơ khí hoặc do con người. Tuy nhiên, họ đã bị chỉ trích vì người ta tin rằng một sự hư hỏng trên tàu có thể đã được phi hành đoàn báo cáo và việc không báo cáo bất kỳ sự cố đã dẫn đến sự nghi ngờ.[9]

Một ánh chớp sáng quay được bởi CCTV dọc theo bờ biển Sochi làm dấy lên suy đoán của vụ nổ trên không hoặc từ tác động từ biển.[10][11]

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẽ thực hiện một ngày quốc tang vào ngày 26 tháng 12 năm 2016.[12]

Ngày 27/12, thiết bị lưu trữ dữ liệu đầu tiên của chuyến bay đã được tìm thấy và được chuyển về Viện Nghiên cứu Trung ương của Không quân Nga để giải mã.[13]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Spiegel, 25.12.2016
  2. ^ Tagesschau, 25. 12. 2016
  3. ^ Sputnik. “Disappeared Russian TU-154 Aircraft Possibly Crashed in Mountains – Source”. sputniknews.com. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “Туполев Ту-154Б-2” [Tupolev Tu-154B-2]. Russianplanes.net.
  5. ^ Fedorov, Gleb (ngày 25 tháng 12 năm 2016). “Monday declared day of mourning following Tu-154 crash near Sochi | Russia Beyond The Headlines”. rbth.com. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “All 92 on Syria-bound Russian military jet killed in crash, including 60 from Red Army Choir”. Reuters. ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Flugschreiber der abgestürzten Militärmaschine geborgen, Spiegel, 27.12.2016
  8. ^ “Russia Investigators Initiate Criminal Case Into Tu-154 Crash in Black Sea”. Sputnik International. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ “Terror attack possible cause of Russian plane crash, investigators say - Independent.ie”. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “Bright flash captured on CCTV over the Sochi coastline sparks theories it could be Russian military jet's last moments”. The Sun, UK. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ “(VIDEO) OVO JE TRENUTAK KADA JE AVION PAO U MORE: Od eksplozije noć se pretvorila u dan!”. Kurir, Serbia. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  12. ^ Blau, Max. “Russian plane crash: No sign of survivors - CNN.com”. Edition.cnn.com. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  13. ^ Основной бортовой самописец потерпевшего крушение в Сочи Ту-154 доставлен в Центральный научно-исследовательский институт Военно-воздушных сил Sở Thông tin và Truyền thông đại chúng của Bộ Quốc phòng Nga 2016/12/27 (14:03)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]