Vụ thảm sát sân bay Lod

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ thảm sát sân bay Lod
Một phần của Thảm sát München
nơi tấn công trên bản đồ Israel
nơi tấn công
nơi tấn công
Địa điểmSân bay Lod ở ngoài Tel Aviv, Israel
Tọa độ31°59′42,4″B 34°53′38,65″Đ / 31,98333°B 34,88333°Đ / 31.98333; 34.88333
Thời điểm30 tháng 5 năm 1972
12:04 – 12:28
Loại hìnhShooting spree
Vũ khíSúng trường tự động KalashnikovLựu đạn
Tử vong26 (+ 2 kẻ tấn công)
Bị thương79 (+ 1 kẻ tấn công)
Thủ phạmBa thành viên của Hồng quân Nhật Bản (được hướng dẫn bởi PFLP-EO)

Vụ thảm sát ở sân bay Lod[1][2][3][4] là một vụ tấn công khủng bố xảy ra vào ngày 30 tháng 5 năm 1972, trong đó ba thành viên của Hồng quân Nhật Bản do Mặt trận nhân dân giải phóng Palestine (PFLP-EO) tuyển chọn,[4][5] đã tấn công sân bay Lod (nay là sân bay quốc tế Ben Gurion) gần Tel Aviv, làm 26 người chết và 80 người khác bị thương.[6] Hai trong số những kẻ tấn công đã bị giết, trong khi kẻ còn lại Kōzō Okamoto bị bắt sau khi bị thương.

Nạn nhân bao gồm 17 người hành hương Kitô giáo từ Puerto Rico, một công dân Canada và tám người Israel, bao gồm Giáo sư Aharon Katzir, một nhà sinh lý học protein nổi tiếng quốc tế. Katzir là người đứng đầu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Israel và là người dẫn chương trình phát thanh khoa học nổi tiếng; ông cũng là một ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Israel. Anh trai của ông, Ephraim Katzir, được bầu làm Tổng thống Israel vào năm sau.

Vì an ninh sân bay tập trung vào khả năng tấn công của người Palestine, nên việc sử dụng những kẻ tấn công Nhật Bản đã khiến các nhân viên bất ngờ. Cuộc tấn công này thường được mô tả là một nhiệm vụ tự sát, nhưng cũng bị nghi là một phần của một âm mưu lớn hơn (các chi tiết vẫn chưa được công bố). Ba thủ phạm là Koshizou Okamoto, Tsuyoshi Okudaira và Yasuyuki Yasuda đều được đào tạo tại Baalbek, Libăng. Người đứng đầu PFLP tại nước ngoài, Wadie Haddad (hay còn được gọi là Abu Hani), trực tiếp lên kế hoạch tấn công, với sự hỗ trợ từ một số nguồn tin do Okamoto cung cấp.[7] Ngay sau vụ tấn công, tạp chí Der Spiegel đã suy đoán rằng vụ việc được tài trợ một phần từ khoản tiền chuộc 5 triệu $ mà chính phủ Tây Đức trả để đổi lấy con tin trong Chuyến bay 649 của hãng Lufthansa bị cướp vào tháng 2 năm 1972.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "The short-term impact of the Lod Airport massacre as a precursor to Munich..." Stephen Sloan, John C. Bersia, J. B. Hill. Terrorism: The Present Threat in Context, Berg Publisher, 2006, p. 50. ISBN 1-84520-344-5
  2. ^ "Two years later, just before the Lod Airport massacre, authorities uncovered the bodies of 14 young men and women on remote Mount Haruna, 70 miles northwest of Tokyo." "Again the Red Army" Lưu trữ 2013-08-26 tại Wayback Machine, TIME, ngày 18 tháng 8 năm 1975.
  3. ^ "Those named by Lebanese officials as having been arrested included at least three Red Army members who have been wanted for years by Japanese authorities, most notably Kōzō Okamoto, 49, the only member of the attacking group who survived the Lod Airport massacre." "Lebanon Seizes Japanese Radicals Sought in Terror Attacks", The New York Times, ngày 19 tháng 2 năm 1997.
  4. ^ a b "They were responsible for the Lod Airport massacre in Israel in 1972, which was committed on behalf of the PFLP." Jeffrey D. Simon, The Terrorist Trap: America's Experience with Terrorism, Indiana University Press, p. 324. ISBN 0-253-21477-7
  5. ^ “This Week in History:”. ngày 24 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2012. The assailants, members of communist group the Japanese Red Army (JRA), were enlisted by the Popular Front for the Liberation of Palestine (PFLP),
  6. ^ "In what became known as the Lod Airport Massacre, three members of the terrorist group, Japanese Red Army, arrived at the airport aboard Air France Flight 132 from Rome. Once inside the airport they grabbed automatic firearms from their carry-on cases and fired at airport staff and visitors. In the end, 26 people died and 80 people were injured." CBC News, The Fifth Estate, "Fasten Your Seatbelts: Ben Gurion Airport in Israel", 2007. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên neojaponisme
  8. ^ “Weißer Kreis”. Der Spiegel (bằng tiếng Đức): 82–85. ngày 5 tháng 6 năm 1972. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013.