Bước tới nội dung

Viện Giáo hoàng Đại học Gregorio

41°53′56″B 12°29′5″Đ / 41,89889°B 12,48472°Đ / 41.89889; 12.48472
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện Giáo hoàng Đại học Gregorio
Pontificia Università Gregoriana
tiếng Latinh: Pontificia Universitas Gregoriana
Khẩu hiệu
Religioni et Bonis Artibus
Loại hìnhViện giáo hoàng đại học tư thục
Thành lập23 tháng 2 năm 1551 (474 năm trước) (1551-02-23)
Tôn giáo
Công giáo (thuộc dòng Tên)
Hiệu trưởng danh dựHồng y José Tolentino de Mendonça
Hiệu trưởngLinh mục Mark Lewis S.J.[1]
Giảng viên
304[2]
Sinh viên2.754 (2018–2019)[3]
Vị trí,
41°53′56″B 12°29′5″Đ / 41,89889°B 12,48472°Đ / 41.89889; 12.48472
Websitehttps://unigre.it/en
Khuôn viên Viện Đại học Gregorio

Viện Giáo hoàng Đại học Gregorio (tiếng Ý: Pontificia Università Gregoriana, còn gọi là Viện Đại học Gregorio) là một viện giáo hoàng đại học tư thục có trụ sở tại Roma, Ý.

Ban đầu, Viện Đại học Gregorio là một bộ phận của Học viện Roma, do thánh Ignatius thành Loyola sáng lập vào năm 1551[4] và giảng dạy tất cả các bậc học. Các chức danh trưởng khoa Triết học và trưởng khoa Thần học được Giáo hoàng châu phê vào năm 1556, khiến cho Viện Đại học Gregorio trở thành học viện đầu tiên do dòng Tên sáng lập. Đến năm 1584, Giáo hoàng Gregorius XIII đã cấp cho Học viện Roma một tòa nhà mới, mà về sau tòa nhà này được đổi tên thành Viện Đại học Gregorio theo tên hiệu của vị giáo hoàng.[4] Viện đại học này là nơi tác nghiệp của nhiều học giả có tiếng trong các lĩnh vực về nghiên cứu giáo hội, khoa học tự nhiên và toán học. Chỉ có khoa Thần học và khoa Triết học của viện đại học là sống sót được sau cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra vào năm 1870 ở nước Ý.

Hiện nay, Viện Đại học Gregorio có một khoa đào tạo quốc tế cùng khoảng 2.750 sinh viên đến từ hơn 150 quốc gia.[5]

Cựu sinh viên và giảng viên nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
German Jesuit Christopher Clavius S.J., inventor of Gregorio calendar, alumnus and professor at the Roman College

Viện Đại học Gregorio từng là nơi thụ giáo của 17 giáo hoàng,[6] đơn cử như Giáo hoàng Gregorius XV, Giáo hoàng Urbanus VIII, Giáo hoàng Innocentius X, Giáo hoàng Clemens XI, Giáo hoàng Leo XIII, Giáo hoàng Pius XII, Giáo hoàng Paulus VI và Giáo hoàng Ioannes Paulus I. Trong số còn lại, có 72 cựu sinh viên của Đại học Gregorio từng được tuyên thánh hay tuyên chân phước,[6] bao gồm thánh Roberto Bellarmino S.J., thánh Louis Gonzaga S.J. và thánh Maksymilian Kolbe O.F.M.Conv.. Các giáo sư từng giảng dạy tại Đại học Gregorio bao gồm Linh mục Joseph Ratzinger (sau này là Giáo hoàng Benedictus XVI) – giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Thần học của Viện từ năm 1972 đến năm 1973.[6]

Một số cựu sinh viên và giảng viên nổi bật của Viện Đại học Gregorio có thể kể đến như:

Phần lớn các chức sắc cao cấp của Giáo hội Công giáo từng lãnh văn bằng tốt nghiệp tại Đại học Gregorio; vào năm 2010, trong số 12.000 cựu sinh viên còn sống, có khoảng một phần ba số hồng y thuộc Hồng y đoàn và hơn 900 giám chức trên toàn cầu.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Fr. Mark A. Lewis is the new Rector of the Gregorian University | the Society of Jesus".
  2. ^ "Ordo anni academici" (PDF) (bằng tiếng Ý). Rome: Pontifical Gregorian University. 2017 [2016]. tr. 181. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ "Academic Year 2018/2019" (PDF). Gregoriana. 54: 36–38. Summer 2019.
  4. ^ a b "Đại học Giáo hoàng Gregorian – Kỳ 1: Những thay đổi lớn". Dòng Tên-Dòng Chúa Giêsu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.
  5. ^ O’Connell, Gerard. "Đại học Giáo hoàng Gregoriana - Những thay đổi lớn". hdgmvietnam.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.
  6. ^ a b c d "Fact Sheet". The Gregorian University Foundation. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2010.