Việt Nam tại Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2016

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Việt Nam tại
Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2016
Mã IPCVIE
Rio de Janeiro, Brazil
7 tháng 9 năm 2016 (2016-09-07) – 18 tháng 9 năm 2016 (2016-09-18)
Vận động viên11 (7 nam và 4 nữ) trong 4 môn thể thao và 17 nội dung
Người cầm cờNguyễn Thành Trung
Huy chương
Xếp hạng 55
Vàng Bạc Đồng Tổng số
1 1 2 4
Quan chức11
Tham dự Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè

Việt Nam đã tranh tài tại Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2016Rio de Janeiro, Brazil, từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 18 tháng 9 năm 2016 với 11 vận động viên, nhiều nhất lịch sử. Tại kì Paralympic này, đoàn thế thao người khuyết tật Việt Nam đã giành được 4 huy chương các loại, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam giành huy chương tại một kì Thế vận hội dành cho người khuyết tật.

Vận động viên giành huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương Vận động viên Môn Nội dung Ngày
Vàng  Lê Văn Công Cử tạ 49 kg nam 8 tháng 9
Bạc  Võ Thanh Tùng Bơi 50 m tự do hạng S5 13 tháng 9
Đồng  Đặng Thị Linh Phượng Cử tạ 50 kg nữ 10 tháng 9
Đồng  Cao Ngọc Hùng Điền kinh Ném lao F56/57 13 tháng 9

Bơi[sửa | sửa mã nguồn]

Bơi lội là một trong ba môn thể thao mà Việt Nam cử vận động viên tham gia thi đấu tại Thế vận hội.[1] Các vận động viên bơi lội Việt Nam tham dự Giải vô địch thế giới là một phần trong nỗ lực chuẩn bị cho Đại hội.[1] Trịnh Thị Bích Như, Võ Thanh Tùng, Nguyễn Thành Trung và Đỗ Thanh Hải đều đã vượt qua vòng loại. Các vận động viên bơi lội do Đổng Quốc Cường làm huấn luyện viên.[2]

Võ Thanh Tùng đã giành được 5 huy chương vàng tại Asian Para Games 2014 và từng đại diện cho Việt Nam tại Paralympic Mùa hè 2012.[2][3] Trịnh Thị Bích Như đã giành suất đến Rio tại Giải vô địch thế giới 2015 ở nội dung 100m bơi ếch hạng SB5 với thời gian 1:57,43.[1][3] Huy chương bạc của cô trong nội dung này là huy chương đầu tiên của một vận động viên bơi lội khuyết tật của Việt Nam giành được tại một sự kiện bơi lội quốc tế.[3]

Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Nội dung Vòng ngoài Chung kết
Thời gian Hạng Thời gian Hạng
Đỗ Thanh Hải 100 m bơi ếch SB5 1:40.96 7 Q 1:40.31 7
Nguyễn Thành Trung 100 m bơi ếch SB4 1:48.93 7 Q 1:49.67 6
50 m bơi ếch S5 45.91 10 Bị loại
Võ Thanh Tùng 50 m bơi tự do S5 33.87 2 Q 33.94 2
100 m bơi tự do S5 1:17.64 3 Q 1:18.02 5
50 m bơi bướm S5 38.76 6 Q 39.44 7
50 m bơi ếch S5 39.62 3 Q 40.13 4

Nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Nội dung Vòng ngoài Chung kết
Thời gian Hạng Thời gian Hạng
Trịnh Thị Bích Như 100 m bơi ếch SB5 1:52.06 7 Q 1:51.07 6
50 m bơi bướm S6 42.08 7 Q 42.58 8
50 m bơi tự do S6 37.23 9 Bị loại

Cử tạ[sửa | sửa mã nguồn]

Các vận động viên cử tạ tham dự Paralympic lần này bao gồm Lê Văn Công, Nguyễn Bình An, Đặng Thị Linh PhươngChâu Hoàng Tuyết Loan (được bổ sung vào giờ chót do cử tạ Nga bị cấm dự Paralympic và Việt Nam được thêm một suất[4]). Họ đã tham gia Giải vô địch cử tạ IPF châu Á mở rộng 2015 và Giải vô địch cử tạ IPF mở rộng thế giới 2016 để tìm kiếm suất đến thế vận hội.[1] Tại Giải vô địch cử tạ IPF châu Á mở rộng 2015, Lê Văn Công đã phá kỉ lục thế giới của chính mình để giành huy chương vàng[5], Đặng Thị Linh Phương giành huy chương bạc[6], Nguyễn Bình An cũng phá kỉ lục châu Á của chính mình và giành huy chương bạc[7] còn Châu Hoàng Tuyết Loan giành hạng 4 ở hạng 55 kg nữ.[8]

Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Nội dung Kết quả Hạng
Nguyễn Bình An 54 kg Không hoàn thành
Lê Văn Công 49 kg Nam 181 kg 1 WR

Nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Nội dung Kết quả Hạng
Châu Hoàng Tuyết Loan 55 kg 88.0 kg 8
Đặng Thị Linh Phượng 50 kg 102.0 kg 3

Điền kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Cao Ngọc Hùng, Nguyễn Ngọc Hiệp và Nguyễn Thị Nhàn là 3 vận động viên tranh tài tại Paralympic lần này. Họ đã thi đấu tại Giải vô địch thế giới 2015 để chuẩn bị cho Thế vận hội.[1]

Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Nội dung Kết quả Hạng
Nguyễn Ngọc Hiệp Nhảy xa T11 4.08 m 11
Cao Ngọc Hùng Ném lao F56/57 43.27 m 3

Nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Nội dung Kết quả Hạng
Nguyễn Thị Nhàn Nhảy xa T11 4.01 m 8

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “Vietnam looks towards 2016 Rio Paralympics”. Nhan Dan. ngày 6 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ a b “Vietnamese swimmers eye Paralympic entry”. Talk Vietnam. ngày 6 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  3. ^ a b c vietnamnet (ngày 17 tháng 7 năm 2015). “VN disabled swimmer wins silver at inte'l championship”. vietnamnet. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  4. ^ “Paralympic 2016: Việt Nam có thể giành huy chương”. hanoimoi.com.vn. 4 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  5. ^ “Results - OPEN MEN'S UP TO 49KG” (PDF). paralympic.org. 26 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  6. ^ “Results - OPEN WOMEN'S UP TO 50KG” (PDF). paralympic.org. 27 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ “Results - OPEN MEN'S UP TO 54K” (PDF). paralympic.org. 26 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  8. ^ “Results - OPEN WOMEN'S UP TO 55KG” (PDF). paralympic.org. 28 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.