Vinh (nước)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vinh (giản thể: ; phồn thể: ; bính âm: Róng) là một nước chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Nước Vinh do Chu Vũ Vương phân phong cho người trong tôn thất họ Cơ. Địa phận của nước Vinh nay thuộc khu vực thành phố Củng Nghĩa của tỉnh Hà Nam.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quốc ngữ- Tấn ngữ, vào thời Chu Văn vương, Vinh bá đã nhậm chức trong triều đình. Đến thời Chu Thành vương, Sử ký- Chu bản kỉ, có viết rằng khi nhà Chu đem quân tiến đánh Đông Di, Tức Thận đem quân đến, Thành vương đã sai Vinh bá tiến hành "hối Tức Thận chi mệnh".

Thời Vinh Di Công[sửa | sửa mã nguồn]

Đến thời Chu Lệ vương, Vinh Di công là một đại thần thân cận rất được vua Chu tin dùng, ông xúi giục nhà vua làm một số việc đi ngược lại với lợi ích của người dân khiến trăm họ bất mãn. Khi các đại thần khác như Chu Định công hay Triệu Mục công can gián thì nhà vua lại không nghe mà lại nghe lời Vinh Di công, nhà vua hạ lệnh cho tay chân của ông trà trộn trong dân thường hễ thấy ai nói gì động chạm đến triều đình là lập tức bắt ngay, xử phạt liền. Quần chúng từ đó sợ hãi ra đường chỉ làm ám hiệu với nhau chứ không dám nói năng gì nữa. Tình trạng kéo dài được ba năm cho đến khi người dân không chịu nổi nữa họ tổ chức bạo động ồ ạt tràn vào thành vây hãm vương cung. Chu Lệ Vương sợ hãi cùng Vinh Di công vội vã vượt Hoàng Hà bỏ chạy ra đất Trệ, nhà vua mất sau 14 năm an trí ở đó và người trong nước lập thái tử Cơ Tĩnh nối ngôi đó là Chu Tuyên Vương.

Số phận của Vinh Di Công ra sao sử sách không hề nhắc đến, nước Vinh vẫn tiếp tục tồn tại sau thời kỳ Chu Triệu cộng hòa nhưng không rõ sau đó nước này suy vong vào thời điểm nào và bị nước nào tiêu diệt.

Quân chủ[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sử Ký Tư Mã Thiên - Chu bản kỷ
  • Thượng Hạ Ngũ Thiên Niên, phần Quốc Nhân bạo động
  • Trung Quốc toàn sử