Vinh Thân vương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dịch Hội - đời thứ ba của đại tông Vinh vương phủ

Hòa Thạc Vinh Thân vương (chữ Hán: 和碩榮親王, tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣᡳ
ᡩᡝᡵᡝᠩᡤᡝ
ᠴᡳᠨ ᠸᠠᠩ
, Abkai: Hošoi dengge cin wang) là tước vị Thân vương truyền đời của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy tổ của Vinh vương phủ là Vĩnh Kỳ - Hoàng ngũ tử của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. Ông sinh thời là người xuất chúng, tài giỏi, có phần được Càn Long Đế yêu quý. Tuy nhiên, năm Càn Long thứ 30 (1765), ông bị bệnh nặng rồi qua đời vào năm sau (1766), khi chỉ mới 26 tuổi. Trước khi qua đời, Càn Long Đế ân phong cho ông tước Vinh Thân vương (榮親王).

Vinh vương phủ từ khi thành lập đến khi lụi tàn, truyền được tổng cộng 8 đời, là Vương phủ không phải Thiết mạo tử vương hưởng đúng quy chuẩn thừa tự của Hoàng thất.

Ý nghĩa phong hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ ["Vinh"] của Vĩnh Kỳ, Mãn văn là 「dengge」, ý là "Quang vinh", "Vinh quang". Tuy chữ Vinh này cùng Hán ngữ với Hoàng tứ tử Vinh Thân vương - con trai của Thuận Trị ĐếĐổng Ngạc phi, nhưng âm Mãn của Hoàng tứ tử là 「wesihun」, ý là "Cao quý", "Cao thượng", ý nghĩa cao hơn rất nhiều so với phong hiệu của Vĩnh Kỳ.

Chữ ["Thuần"] trong thụy của ông, Mãn văn là 「gulu」, ý là "Thuần khiết", "Chính đáng", một chữ thụy không thường thấy của một Tông thất Hoàng thân.

Chi hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Vĩnh Kỳ có tất cả sáu con trai, nhưng chỉ có Miên Ức sống đến tuổi trưởng thành. Miên Ức có hai người con trai, nhưng cũng chỉ có Dịch Hội sống đến tuổi trưởng thành. Vì vậy truyền thừa của Vinh vương phủ trong thời kỳ đầu rất đơn giản. Đến đời Dịch Hội, ông có tất cả năm con trai, trong đó có trưởng tử Tái Quân, thứ tử Tái Chiêu và tứ tử Tái Sơ đều sống đến tuổi trưởng thành, vì vậy liền hình thành ba chi hậu duệ của Vinh vương phủ. Tuy nhiên, Tái Quân lại qua đời khi không có con trai, quá kế con trai Tái Chiêu làm thừa tự. Vì vậy cuối cùng, hậu duệ của Vinh vương phủ do hai chi Tái Chiêu và Tái Sơ truyền thừa tiếp tục. Ban đầu, kế thừa đại tông là Phổ Mi - con thừa tự của Tái Quân, nhưng sau này Phổ Mi bị hoạch tội cách tước, tước vị liền truyền cho hậu duệ của Tái Chiêu.

Giống với đa số các chi hậu duệ của Càn Long Đế, nhân số Vinh vương phủ không nhiều, nam hậu duệ trong bối tự "Phổ" chỉ có mười một vị, sống đến tuổi trưởng thành chỉ có bốn vị.

Địa vị[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo cách nói của Càn Long Đế, sau khi các đích tử do Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu sinh ra đều mất sớm, Vĩnh Kỳ tương đối được ông coi trọng vì tinh thông cưỡi ngựa bắn cung, toán pháp và cả ba ngôn ngữ Mãn, Mông, Hán.

Lại thêm phong hiệu của Vĩnh Kỳ có lẽ là tham khảo phong hiệu của con trai Thuận Trị Đế, có thể thấy được đãi ngộ tương đối đặc biệt của Cao Tông đối với Vĩnh Kỳ. Cao Tông từng nói "Trong các con trai của Trẫm, chỉ có Hoàng trưởng tử và Hoàng ngũ tử là đều là vì bệnh tình nguy kịch mà gia phong Thân vương". Có thể thấy được, vào ngày 11 tháng năm Càn Long thứ 30 (1765), lúc Vĩnh Kỳ được phong Thân vương thì ông đang bệnh nặng. Hơn nữa chỉ 1 tháng sau đó, Cao Tông hạ chỉ dụ: "Chứng bệnh của Ngũ a ca qua trị liệu mấy tháng vẫn chưa khỏi. Theo đại phu khám bệnh, là do hư tổn bên trong mà gây ra. Nếu có thể sớm phát hiện chứng bệnh mà điều trị, thì rất có thể cứu chữa. Thế mà bọn Trương Như Phan, Tống Quốc Thụy lại không tận tình, trong thời gian tháng 5 năm nay cũng không hề để ý mà bẩm báo bệnh tình. Trương Như Phan cùng Tống Quốc Thụy đều giao cho Nội vụ phủ Đại thần trị tội", cũng đã chứng minh tình huống lúc đó.

Tuy nhiên, sau khi Vĩnh Kỳ qua đời, một chi Vinh vương phủ lại không hề nhận được ân sủng, quang vinh gì đặc biệt, suốt quá trình truyền thừa đều áng theo tiêu chuẩn thông thường.

Kỳ tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi một chi Vinh vương phủ nhập kỳ, được phân vào Hữu dực Cận chi Tương Hồng kỳ đệ nhất tộc, cùng kỳ tịch với Tuần vương phủ (hậu duệ Vĩnh Chương), Thụy vương phủ (hậu duệ Miên Hân) và Ẩn vương phủ (hậu duệ Dịch Vĩ).

Danh sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân số Vinh vương phủ không nhiều, cũng vì vậy mà số lượng danh sĩ cũng rất ít. Nhưng mấy đời đại tông Vinh vương phủ đều một lòng hướng về văn sử, dùng thi từ gia truyền. Nữ thi nhân trứ danh của nhà Thanh Cố Thái Thanh là Trắc Phúc tấn của Dịch Hội - đời thứ ba của đại tông.

Đến thời Thanh mạt, đời cuối cùng của đại tông là Hằng Hú, tự Kỷ Bằng (纪鹏), Hán danh là Kim Quang Bình (金光平), chuyên tâm văn sử, dốc lòng nghiên cứu văn tự Khiết ĐanNữ Chân, là chuyên gia ở lĩnh vực này. Con trai Kim Khải Tông (金启孮), cháu gái Kim Thích (金适), Ô Lạp Hi Xuân (乌拉熙春) đều là giáo sư, có cống hiến trong ngôn ngữ học, lịch sử học và Mãn học.

Vinh Thân vương[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự thừa kế Vinh vương phủ. Số năm lần lượt là năm sinh, năm thừa tước, năm mất; in đậm là khoảng thời gian thụ tước:

  1. Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ (永琪)
    1741 - 1765 - 1766
  2. Vinh Khác Quận vương Miên Ức (綿億)
    1764 - 1784 - 1815
  3. Bối lặc Dịch Hội (奕繪)
    1799 - 1815 - 1838
  4. Bối tử Tái Quân (載鈞)
    1818 - 1838 - 1857
  5. Dĩ cách Phụng ân Trấn quốc công Phổ Mi (溥楣)
    1844 - 1857 - 1866 - 1894
  6. Phụng ân Trấn quốc công Phổ Vân (溥芸)
    1850 - 1866 - 1902
  7. Phụng ân Trấn quốc công Dục Mẫn (毓敏)
    1878 - 1902 - 1912
  8. Phụng ân Trấn quốc công Hằng Hú (恆煦)
    1899 - 1912 - 1966

Tái Chiêu chi hệ[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1844 - 1881: Đầu đẳng Phụ quốc Tướng quân Tái Chiêu (載釗) - con trai thứ hai của Dịch Hội. Năm 1881 truy phong làm Phụng ân Trấn quốc công (奉恩鎮國公).
  • 1881 - ?: Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân Phổ Xương (溥菖) - con trai thứ chín của Tái Chiêu.

Tái Sơ chi hệ[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1857 - 1862: Phụ quốc Tướng quân Tái Sơ (載初) - con trai thứ tư của Dịch Hội. Năm 1862 bị cách tước.

Phả hệ Vinh Thân vương[sửa | sửa mã nguồn]

  • - Vinh Thân vương
  • - Tái Chiêu chi hệ
  • - Tái Sơ chi hệ
 
 
 
 
 
 
 
Quá kế
Vinh Thuần Thân vương
Vĩnh Kỳ
1741 - 1765 - 1766
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Vinh Khác Quận vương
Miên Ức
1764 - 1784 - 1815
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối lặc
Dịch Hội
1799 - 1815 - 1838
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối tử
Tái Quân
1818 - 1839 - 1857
 
 
Truy phong Phụng ân Trấn quốc công
Tái Chiêu
1825 - 1844 - 1881
 
 
 
 
 
 
 
Dĩ cách Phụ quốc Tướng quân
Tái Sơ
1832 - 1857 - 1862 - 1881
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dĩ cách Phụng ân Trấn quốc công
Phổ Mi
1844 - 1857 - 1866 - 1894
 
 
Phụng ân Trấn quốc công
Phổ Vân
1850 - 1866 - 1902
 
 
Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân
Phổ Xương
1880 - 1881 - ?
 
 
Phổ Thi
1873 - ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dục Giản
1876 - ?
 
 
Phụng ân Trấn quốc công
Dục Mẫn
1878 - 1902 - 1912
 
 
Dục Canh
1913 - ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụng ân Trấn quốc công
Hằng Hú
1899 - 1912 - 1966
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Khải Song
1918 - 2004
 
 
Khải Huyên
1919 - ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]