Volga Bulgaria
Volga Bulgaria
|
|||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||
Thế kỷ thứ 7–Khoảng thập niên 1240 | |||||||||||
Volga Bulgaria (xanh), khoảng 1200. | |||||||||||
Thủ đô | Bolghar Bilär | ||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Đột Quyết (Bulgar, Sabir, Barsil, Bilar và Baranja) | ||||||||||
Tôn giáo chính | Đạo Tengri sau này là đạo Islam (dưới triều đại Almish Iltäbär) | ||||||||||
Vua | |||||||||||
• Thế kỷ thứ 9 | Kotrag | ||||||||||
• Đầu thế kỷ thứ 10 | Almish Yiltawar | ||||||||||
• Đầu thế kỷ thứ 13 | Ghabdula Chelbir | ||||||||||
Lịch sử | |||||||||||
Thời kỳ | Trung Cổ | ||||||||||
• Thành lập | Thế kỷ thứ 7 | ||||||||||
• | 922 | ||||||||||
• Bị chinh phục bởi người Mông Cổ | Khoảng thập niên 1240 | ||||||||||
| |||||||||||
Hiện nay là một phần của | Nga |
Volga Bulgaria (tiếng Tatar: Идел буе Болгар дәүләте İdel buye Bolğar däwläte) hay Volga–Kama Bulghar, Hãn quốc Bảo Gia Nhĩ là một quốc gia lịch sử của người Bulgar[1][2][3] tồn tại từ giữa thế kỉ thứ bảy đến thế kỷ thứ mười ba ở khu vực xung quanh lưu vực sông Volga và Kama, ngày nay thuộc về phần châu Âu của nước Nga.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc và sự hình thành
[sửa | sửa mã nguồn]Các nguồn thông tin trực tiếp nói về vương quốc Volga Bulgaria khá là khan hiếm. Bởi vì không còn bất cứ ghi chép đáng tin cậy nào của người Bulgar nào tồn tại đến ngày nay, cho nên phần lớn những thông tin mà chúng ta biết được hiện nay đến từ các ghi chép của người Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ hoặc Nga. Một số thông tin thì lại có được thông qua các cuộc khai quật khảo cổ. Người ta cho rằng ban đầu vùng đất của vương quốc Volga Bulgaria được định cư bởi những cư dân thuộc ngữ hệ Finno-Ugric, bao gồm cả người Mari.
Người Bulgar dưới sự lãnh đạo của Batbayan Bezmer, con trai của Kubrat, đã bắt đầu di chuyển từ vùng đất Azov vào khoảng năm 660 SCN. Họ đặt chân đến Idel-Ural vào thế kỷ thứ tám, và trở thành những người thống trị khu vực này vào cuối thế kỷ 9, sau khi thống nhất các bộ lạc khác cùng sinh sống tại khu vực này.[4] Tuy nhiên, một số bộ lạc Bulgar vẫn tiếp tục di chuyển hướng về phía tây và cuối cùng định cư tại các khu vực dọc theo sông Danube, ở vùng đất ngày nay là Bulgaria, tại đây họ đã liên minh với người Slav, chấp nhận ngôn ngữ Nam Slav và Chính thống giáo phương Đông.
Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng người Volga Bulgar là chư hầu của đế chế Khazar cho đến tận giữa thế kỷ thứ 10, khi mà người Bulgar không còn cống nạp cho họ nữa.[5] Mối đe doạ đến từ Khazaria đã hoàn toàn biến mất sau khi Sviatoslav tiến hành chinh phục Khazaria vào cuối thế kỷ thứ 10, từ đó Volga Bulgaria đã dần trở thành một vương quốc hùng mạnh. Vào khoảng cuối thế kỷ 9, vương quốc Volga Bulgar bắt đầu được hình thành đã kinh đô của nó được đặt tại thành phố Bolghar (còn được phát âm là Bulgar), cách Kazan ngày nay 160 km về phía Nam. Tuy nhiên, hầu hết các học giả lại nghi ngờ rằng vương quốc này chỉ có thể khẳng định được nền độc lập của nó cho đến khi vương quốc Khazars bị Svyatoslav của Rus tiêu diệt vào năm 965.
Abu al-Ghazi Bahadur gọi người Volga-Bulgar là Ulak.[6]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nicolle, David (2013). Armies of the Volga Bulgars & Khanate of Kazan. tr. 14.
- ^ Champion, Timothy (2014). Nationalism and Archaeology in Europe. tr. 227.
- ^ Koesel, Karrie J. (2014). Religion and Authoritarianism: Cooperation, Conflict, and the Consequences. tr. 103.
- ^ (tiếng Tatar)“Болгарлар”. Bách khoa Toàn thư Tatar. Kazan: Viện Khoa học Cộng hòa Tatarstan, Cơ quan Bách khoa thư Tatar. 2002.
- ^ A History of Russia: Since 1855, Walter Moss, pg 29
- ^ Makkay, János (2008), “Siculica Hungarica De la Géza Nagy până la Gyula László” [Siculica Hungarica From Géza Nagy to Gyula László] (PDF), Acta Siculica: 209–240, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2018, truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Volga Bulgaria. |
- (tiếng Nga) Bariev, R(iza) X. 2005. Волжские Булгары: история и культура (Volga Bulgars: History and Culture). Saint Petersburg: Agat.