Vua đầu bếp (chương trình truyền hình Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vua đầu bếp (Việt Nam))
Vua đầu bếp
Thể loạiTruyền hình thực tế
Định dạngTrò chơi truyền hình
Giám khảo3
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số phần5
Số tập73
Sản xuất
Thời lượng60 phút (bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtĐài Truyền hình Việt Nam
Công ty BHD
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Định dạng hình ảnh16:9 HDTV 1080i
Phát sóng8 tháng 3, 2013 – 7 tháng 1, 2018
Thông tin khác
Chương trình liên quanVua đầu bếp nhí

Vua đầu bếp (tiếng Anh: MasterChef Vietnam) là một chương trình truyền hình thực tế về nấu ăn và ẩm thực, phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 8 tháng 3 năm 2013 đến ngày 7 tháng 1 năm 2018. Đây là phiên bản Việt Nam của chương trình MasterChef do Shine International sáng tạo, được phối hợp sản xuất giữa Ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế (sau đó là Ban Sản xuất các chương trình Giải trí), Đài Truyền hình Việt Nam và công ty BHD.

Unilever là nhà tài trợ chính trong suốt thời gian phát sóng.

Định dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết phiên bản MasterChef của các nước đều bắt nguồn từ bản gốc MasterChef của đài BBC (Anh Quốc). Bản MasterChef Việt Nam có định dạng gần giống với MasterChef Mỹ.

  • Vòng loại
  • Vòng thử thách: Ngay sau vòng loại, các thí sinh sẽ tham gia vòng thử thách để chọn ra những người chính thức bước vào căn bếp của MasterChef.
  • Chiếc hộp bí mật: Ở những tập có số lẻ thí sinh, các thí sinh sẽ nhận được một chiếc hộp kín chứa nguyên liệu nấu ăn (nguyên liệu này là giống nhau cho tất cả các thí sinh). Ban giám khảo sẽ chọn ra ba món ăn dựa trên hình thức bên ngoài và kỹ thuật để nếm thử, và từ ba món ăn này sẽ chọn ra một người chiến thắng.
  • Thử thách loại trừ: Diễn ra sau Chiếc hộp bí mật. Người chiến thắng ở phần Chiếc hộp bí mật sẽ có ưu đãi đặc biệt ở phần này như chọn đề bài cho các thí sinh còn lại, và trong một số trường hợp (thường là ở những vòng đầu) có thể không cần tham gia phần thi này. Sau khi giải thích thử thách, ban giám khảo sẽ đánh giá tất cả các món ăn dựa trên hương vị và sự hấp dẫn thị giác. Các giám khảo sẽ chọn ra những món ăn dở nhất để phê bình trước khi quyết định loại thí sinh. Người thua cuộc sẽ phải rời khỏi khỏi căn bếp MasterChef.
  • Thử thách đồng đội: Ở những tập có số thí sinh chẵn (trừ đêm chung kết), các thí sinh sẽ được chia ra làm hai đội. Đội trưởng của hai đội là hai thí sinh nấu tốt ở phần thử thách loại trừ trước đó. Đề bài thường là nấu một thực đơn phục vụ nhiều thực khách. Các thực khách sau đó sẽ bỏ phiếu để quyết định đội thắng.
  • Thử thách áp lực: Diễn ra sau Thử thách đồng đội, phần thi này dành cho các thành viên trong đội thua cuộc ở phần thử thách đồng đội. Có thể một số thí sinh sẽ được miễn phần này. Người thua cuộc sẽ phải rời khỏi căn bếp MasterChef.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Thí sinh đoạt Quán quân sẽ trở thành MasterChef Việt Nam, nhận giải thưởng trị giá 500 triệu đồng cùng một hợp đồng xuất bản sách dạy nấu ăn.[1]

Ban giám khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi mùa MasterChef luôn có một ban giám khảo gồm 3 người. Trong mùa 3, ngoài 2 giám khảo cố định, còn có một giám khảo khách mời và vị trí này được thay đổi theo từng tập.

Giám khảo Mùa
1 2 3 4 (Nhí) 5
Hoàng Khải[a] ✔️
Phạm Tuấn Hải ✔️ ✔️ ✔️ ✔️
Phan Tôn Tịnh Hải ✔️ ✔️ ✔️
Luke Nguyễn ✔️ ✔️
Tăng Thanh Hà[b] ✔️
Kim Oanh ✔️
Christine Hà ✔️
Jack Lee ✔️ ✔️
Alain Nguyễn ✔️

Các mùa thi[sửa | sửa mã nguồn]

MùaTậpPhát sóng gốc
Phát sóng lần đầuPhát sóng lần cuối
1208 tháng 3, 201319 tháng 7, 2013
21519 tháng 7, 201425 tháng 10, 2014
3135 tháng 9, 201512 tháng 12, 2015
4132 tháng 10, 201625 tháng 12, 2016
51222 tháng 10, 20177 tháng 1, 2018

Các thí sinh lọt vào vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách thí sinh đã được lọt vào vòng chung kết trong mỗi mùa thi của chương trình.

Loại Ý nghĩa
Chữ da cam Nhà vô địch
Chữ xanh dương Á quân
Chữ in đậm Nhà vô địch chung cuộc

Mùa 1

Thí sinh Nghề nghiệp Năm sinh Quê quán Kết quả
Ngô Thanh Hòa Quản lý nhà hàng & bar 1973 Phan Thiết (Bình Thuận) Quán quân
Phan Quốc Trí Sinh viên 1994 Thành phố Hồ Chí Minh Á quân

Mùa 2

Thí sinh Nghề nghiệp Năm sinh Quê quán Kết quả
Hoàng Minh Nhật Nhân viên ngân hàng 1991 Hà Nội Quán quân
Lê Chi Quản lý cửa hàng trang sức 1970 Canada Á quân

Mùa 3

Thí sinh Nghề nghiệp Năm sinh Quê quán Kết quả
Nguyễn Thanh Cường Kinh doanh 1984 Thành phố Hồ Chí Minh Quán quân
Phạm Thị Tuyết Hướng dẫn viên du lịch 1987 Quảng Nam Á quân

Mùa 4

Thí sinh Nghề nghiệp Năm sinh Quê quán Kết quả
Đinh Thanh Hải Học sinh 2003 Thành phố Hồ Chí Minh Quán quân
Nguyễn Danh Đức Hải Học sinh 2003 Hà Nội Á quân

Mùa 5

Thí sinh Nghề nghiệp Năm sinh Kết quả
Kiwi Ngô Mai Trang Người mẫu, ca sĩ 1982 Quán quân
Đỗ Nguyễn Hoàng Long Người mẫu 1988 Á quân
Vũ Đức Hải Diễn viên, người mẫu 1978 Á quân

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Giám khảo của 4 tập đầu tiên, tại những vòng sơ tuyển các loại. Từ tập 5 được thay thế bởi Phạm Tuấn Hải
  2. ^ Giám khảo của 4 tập đầu tiên, tại những vòng sơ tuyển các loại

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Chương trình Vua đầu bếp đến VN”. Tuổi Trẻ Online. 3 tháng 10 năm 2012.