Wat Chiang Man

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Wat ChiangMan
Map

Chùa Chiang Man là một ngôi chùa tại thành phố Chiang Mai, Thái Lan. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất tại Chiang Mai, được xây vào khoảng thế kỷ 13. Nó thậm chí còn nhiều tuổi hơn cả thành phố này. Vua Mengrai đã đến sống tại đây trong khi chờ thủ phủ xây dựng xong.

Bên ngoài Wat Chiang Man

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Wat Chiang Man nổi tiếng bởi bề dày lịch sử của nó

Ngôi chùa nổi tiếng với bức tượng Phật pha lê Phra sae Tang Kamani. Trước đây đã có một cuộc chiến tranh tranh giành đức phật bằng pha lê. Vì thế kể từ khi giành lại được bức tượng này vào năm 1380 thì hàng năm, vào ngày 1 tháng 4, người dân Chiang Mai tổ chức một buổi lễ kỷ niệm sự kiện này.

Một bức tượng khác cũng làm nên sự nổi tiếng của ngôi chùa này là tượng Phật bằng đá Phra Sila, chạm khắc vào năm 900 tại Ấn Độ.

Truyền thuyết cho rằng thành phố nào sở hữu cả hai tượng Phật trên sẽ trở nên thịnh vượng. Tuy nhiên để lời cầu ước trở lên linh nghiệm thì thành phố phải có tượng Phật Phra Sigh. Các tượng Phật này được tin là có khả năng đáp ứng lời cầu mưa của người dân.

Vẻ đẹp của ngôi chùa còn được khắc họa ở hình ảnh 15 con voi quay về các hướng, ở tượng Phật đứng cao tuổi nhất vương quốc Lanan Thai (542 năm) và ở bản khắc đá gần cửa phòng lễ thụ chức. Bản khắc đá kể về lịch sử của thành phố, về đế chế Lanna Thai và những người có công đóng góp cho ngôi chùa.

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi chùa có giá trị về mặt du lịch rất lớn mà ít du khách biết đến, đông nhất vẫn là khách hành hương. Đây còn là nơi các học sinh tiểu học Thái Lan thường đến sinh hoạt ngoại khóa để nghe các vị sư trong chùa nói về lịch sử Phật giáo và lịch sử thành phố Chiang Mai.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ts. Đỗ Quốc Thông, Giáo trình địa lý du lịch thế giới -
  • Trần Vĩnh Bảo – Thái Lan – Một vòng các nước – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
  • Meher Mc Arthur, Phan Quang Định, Tìm hiểu mỹ thuật Phật giáo, Nhà xuất bản Mỹ thuật.
  • G.S Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
  • Trịnh Huy Hóa (biên dịch), Đối thoại với các nền văn hóa – Thái Lan, Nhà xuất bản Trẻ.
  • Vân Khánh, Hương Giang, Đền vàng Wat Prathat, Cẩm nang ẩm thực và khách sạn.
  • Hoàng Văn Quang (sưu tầm và biên soạn), Hướng dẫn tham quan thủ đô Bangkok – Nhà xuất bản Phương Đông.
  • Đại đức Thích Chân Tính, Lược truyện Đức Phật Thích Ca, Nhà xuất bản Tôn giáo.
  • Thu Thanh, Pattaya – Điểm hẹn lý tưởng, Tiếp thị và gia đình.
  • Nguyễn Chí Thông, Từ điển Thái Lan-Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
  • Ts. Trần Văn Thông, Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Lê Quốc Vinh (chủ biên), Hà Bích Liên, Các nhân vật lịch sử trung đại, Nhà xuất bản Giáo dục.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]