Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Logarit
Kết quả: Thành công - Do tháng 10 có ngày 31 nên đã đủ ngày Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 00:42, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trong toán học, logarit của một số là lũy thừa mà một số không đổi, gọi là cơ số, phải được nâng lên để tạo ra số đó. Logarit là một trong những khái niệm cơ bản, quan trọng nhất và được quan tâm nhiều nhất của toán học. Với tính chất giúp chuyển đổi phép nhân hoặc phép chia thành phép cộng-trừ, logarit giúp rút ngắn thời gian thực hiện các phép tính phức tạp và là công cụ thiết yếu của các nhà khoa học suốt nhiều thế kỷ. Theo sự phát triển của toán học ngày nay, ứng dụng của logarit đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như vật lý, hóa học, thống kê, tâm lý học, âm nhạc,... Với tầm quan trọng to lớn như vậy, logarit đã được đưa vào chương trình môn Toán dành cho học sinh lớp 12 và được xếp vào nhóm 1000 bài cơ bản của Wikipedia tiếng Việt.
Trong lịch sử Wikipedia (kể từ năm 2003 đến nay), chỉ có hai bài viết về chủ đề toán học được bình chọn làm BVCL, đó là Pi (tháng 11 năm 2012) và Nhóm (toán học) (tháng 1 năm 2015), cho nên đây là bài viết toán học mà tôi đặt nhiều tâm huyết nhất được ứng cử tại đây với hy vọng trở thành BVCL tiếp theo về toán học sau 5 năm chờ đợi. Bài do tôi biên dịch từ BVCL của Wikipedia tiếng Anh, được cộng đồng chấp thuận làm BVT hồi tháng 7 vừa qua, và vừa trải qua quá trình đại tu toàn diện từ đầu tháng 9 đến nay với sự tham khảo từ phiên bản FA hiện nay và cả phiên bản FA năm 2011. Một lần nữa, bài viết đang mong chờ sự quan tâm ủng hộ cũng như những ý kiến đóng góp từ tất cả các bạn. Trân trọng! Thuyhung2112 (thảo luận) 04:28, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết chọn lọc
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
Đồng ý
- Đồng ý Tôi đồng ý bài này là BVCL. Các lỗi nhỏ khác nên ra lại và sửa. A l p h a m a Talk 19:02, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi tin là với những kinh nghiệm đã tích lũy thông qua việc "chinh chiến" tại trang BVT, bài viết này của bạn Thuyhung2112 đủ sức để đắc cử sao chọn lọc. Có thể trong bài vẫn còn sót vài ba điểm chưa ưng ý được toàn bộ cộng đồng, nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng bài viết sẽ được Thuyhung khắc phục, không sớm thì muộn trong thời hạn còn lại của biểu quyết mà thôi. Jimmy Blues ♪ 12:50, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết đủ tiêu chuẩn BVCL, đã có ý kiến bên dưới. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 23:27, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết hiện tại chất lượng còn cao hơn cả phiên bản en (dung lượng + số nguồn nhiều hơn). Bài bên en đã bị bỏ xó suốt nhiều năm liền; hên là có bạn Thuyhung biên tập lại. Bài này hiện tại rất xứng đáng là BVCL về mảng toán học! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:02, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết chất lượng. Chúc mừng bạn. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 16:32, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Ý kiến
- Tag "nhẹ" Earthandmoon, người đã xây dựng thành công một trong hai BVCL về toán học trước đó, dành chút ít thời gian nếu có xem xét bài. --minhhuy (thảo luận) 04:39, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sẵn tiện mình xin phép tag luôn cả 7 thành viên bỏ phiếu đồng ý trong biểu quyết BVT lần trước để đánh giá lần này luôn: Alphama, Mongrangvebet, Russian Federal Subjects, Tuanminh01, DangTungDuong, Ltncanada, và Mintu Martin (đang trong hạn cấm). Thuyhung2112 (thảo luận) 08:55, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nếu có thể bổ sung nguồn tiếng Việt khả dĩ thì sẽ hoàn chỉnh hơn. B nhắn gửi 05:01, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Buiquangtu: Ý kiến này rất hợp lý, nhưng khổ nỗi là ngoài SGK thì mình lại không có điều kiện mua và đọc tài liệu về logarit bằng tiếng Việt. Không biết bạn có tài liệu nào muốn bổ sung không? Thuyhung2112 (thảo luận) 05:06, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình cũng vậy, không có điều kiện mua và đọc tài liệu bằng tiếng Việt (mà mình tin chắc là không thiếu: sách thường thức về toán học, sách chuyên môn, tạp chí khoa học,...). Nếu bổ sung được thì bổ sung, không được thì đành chịu vậy. B nhắn gửi 05:12, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Buiquangtu: Một lần nữa, do bài này thuộc trình độ hiểu biết từ lớp 12 trở lên nên mình tin rằng nội dung trong bài không vượt quá xa khỏi tầm hiểu biết của bạn. Giờ bạn có thể so sánh và cho ý kiến về dịch thuật từ thời điểm này (riêng phần Lịch sử do mình tự viết dựa trên nhiều tài liệu khác nhau). Thuyhung2112 (thảo luận) 05:34, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình cũng vậy, không có điều kiện mua và đọc tài liệu bằng tiếng Việt (mà mình tin chắc là không thiếu: sách thường thức về toán học, sách chuyên môn, tạp chí khoa học,...). Nếu bổ sung được thì bổ sung, không được thì đành chịu vậy. B nhắn gửi 05:12, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Buiquangtu: Ý kiến này rất hợp lý, nhưng khổ nỗi là ngoài SGK thì mình lại không có điều kiện mua và đọc tài liệu về logarit bằng tiếng Việt. Không biết bạn có tài liệu nào muốn bổ sung không? Thuyhung2112 (thảo luận) 05:06, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi thấy bạn xóa mất một đoạn ở dưới mục "Biểu diễn tích phân của logarit tự nhiên". Có thể bạn thấy những công thức đó là lan man nhưng tôi đánh giá đó là những thông tin có thể hữu ích đối với một số người cần nghiên cứu. Có nhiều cách "Biểu diễn tích phân" khác nhau của ln(x). Trong lĩnh vực nghiên cứu toán học, đôi khi cách A lại được chọn dùng thay vì cách B, C, D... vì cách A dễ hơn "rất nhiều" trong trường hợp cụ thể đó (thay vì bài giải 1 trang giấy có thể thành 10 trang giấy). Tùy trường hợp mà người ta chọn cách nào là dễ nhất. Hoặc đôi khi để chứng minh một định lý nào đó thì chỉ xài được 1 cách nhất định, còn những cách kia thì lại không dùng để chứng minh được trong một định lý cụ thể nào đó. Toán nó rất là thiên biến vạn hóa. Do đó tôi thấy việc giữ những "biểu diễn tích phân" đó là hữu ích cho độc giả (có thể là nghiên cứu sinh). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 14:18, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Theo mặt bằng chung của BVCL thì cái cách biểu diễn như thế này, nếu không có nguồn dẫn chứng thì sẽ bị cho là "nghiên cứu chưa công bố" (original research). Do đó, theo yêu cầu của bạn, tôi xin trích dẫn đoạn bị xóa đó bằng nguyên gốc tiếng Anh để bạn tìm nguồn (đoạn đó ở bài tiếng Anh hiện tại không có chú thích, và cũng không xuất hiện trong bản gốc 2011):
- There are also some other integral representations of the logarithm that are useful in some situations:
- The first identity can be verified by showing that it has the same value at x = 1, and the same derivative. The second identity can be proven by writing
- and then inserting the Laplace transform of cos(xt) (and cos(t)).
- There are also some other integral representations of the logarithm that are useful in some situations:
- Thuyhung2112 (thảo luận) 14:40, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thuyhung2112 ngoài ra tôi còn thấy bạn xóa một số thông tin khác, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi xóa thông tin vì chúng có thể có hữu ích cho độc giả (nếu chúng không phải "quá lan man" thì không nên xóa). Điều làm tôi lo ngại hơn là những thông tin đó vẫn được giữ bên en nhưng bạn lại xóa (bên en có những thành viên toán học chuyên theo dõi những trang BVCL trong toán học; không phải ngẫu nhiên mà những thông tin đó vẫn chưa bị xóa). Đồng ý là đoạn đầu bạn xóa bớt thông tin là ok vì đoạn đầu bên en tôi cũng nghĩ là lan man thật. Nhưng đoạn thân bài tôi thấy không có lý do gì để xóa những thông tin có thể có ích cho độc giả. Và bài này cũng chưa phải là bài quá dài để mà phải cắt bớt thông tin gắt gao như vậy. Độc giả lên Wikipedia để tìm đọc thông tin hữu ích; nếu xóa thông tin hữu ích sẽ phần nào làm giảm giá trị của Wikipedia.
- P/S: ok bạn, tôi sẽ tìm nguồn cho chúng. Như tôi đã có lần thảo luận với bạn, những thông tin hữu ích nếu không có nguồn thì bạn nên phục hồi lại để tôi tìm nguồn cho chúng. Tiện đây, khi có đoạn nào (bạn xóa) cần tìm nguồn để phục hồi thì bạn cứ đăng nó lên đây và tag tên tôi vô để tôi tiện theo dõi. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 14:43, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Với mấy đoạn bị xóa kia thì tôi đã báo lên phía en.wiki tại đây và đang chờ bên đó trả lời. Nếu họ đồng ý xóa những đoạn đó thì tôi xin bỏ qua ý kiến này. Ngược lại, tôi sẽ tiếp tục trích dẫn thêm lên đây để nhờ bạn tìm nguồn tiếp. Thân mến! Thuyhung2112 (thảo luận) 15:32, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý với cách làm của bạn. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 15:52, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Với mấy đoạn bị xóa kia thì tôi đã báo lên phía en.wiki tại đây và đang chờ bên đó trả lời. Nếu họ đồng ý xóa những đoạn đó thì tôi xin bỏ qua ý kiến này. Ngược lại, tôi sẽ tiếp tục trích dẫn thêm lên đây để nhờ bạn tìm nguồn tiếp. Thân mến! Thuyhung2112 (thảo luận) 15:32, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- 2 biểu diễn tích phân đó là dựa vào tích phân Frullani. Nguồn 1, 2. Tích phân Frullani có khá nhiều ứng dụng trong vật lý lẫn toán học. Trong toán học, nó được dùng để chứng minh nhiều định lý toán học ở nhiều mảng toán khác nhau và dùng để tạo ra những công thức tính rút gọn. Hình như cái thứ 2 là thừa thãi. Tôi đề nghị viết lại đoạn đó như sau.
- Biểu diễn tích phân của ln(x) còn có thể được suy ra từ tích phân Frullani, có ứng dụng trong vật lý và trong một số trường hợp khác.
- SicMundusCreatusEst (thảo luận) 21:11, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Lần đầu tiên được nghe tới tích phân này luôn!!! Tôi thấy có một nguồn khác nhắc đến trực tiếp đến biểu diễn tích phân đó và đã bổ sung vào bài. Tôi cũng trích dẫn thêm nguyên gốc mấy đoạn sau để bạn tìm nguồn:
- [...] The Taylor series of ln(z) provides a particularly useful approximation to ln(1+z) when z is small, |z| < 1, since then
- For example, with z = 0.1 the first-order approximation gives ln(1.1) ≈ 0.1, which is less than 5% off the correct value 0.0953.
- Đoạn này tôi thấy bạn tìm được nguồn rồi. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:33, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- [...] A closely related method can be used to compute the logarithm of integers. Putting in the above series , it follows that:
- If the logarithm of a large integer n is known, then this series yields a fast converging series for log(n+1), with a rate of convergence of .
- Nguồn là quyển Introductio in analysin infinitorum bởi Euler trang 190. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 20:17, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- N Trang 190 của sách này không nói gì về công thức đó cả. Ngoài ra nguồn tốt về công thức này cũng hầu như không có, và đó cũng chỉ là công thức được suy ra từ công thức artanh kia, nên tôi phải bỏ hẳn và tạm thời không bổ sung vào nữa. Thuyhung2112 (thảo luận) 10:51, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thuyhung2112 tôi đọc phiên bản phiên dịch qua tiếng Anh (1 trang = 2 trang; 1 trang tiếng Anh và 1 trang tiếng Latin song song với nhau). Nếu dùng google sách mà bạn đưa thì nó năm ở trang 90. Lưu ý là "a fast converging series for log(n+1)," log(n+1) thật chất là ln(n+1). Euler đã dùng công thức này để tính ln(n) với độ chính xác cao (nhiều chữ số), n từ 1 tới 10. Thời đó chưa có máy tính (mà thật ra máy tính cũng dựa vào những công thức tính nhanh nhất do các nhà toán học nghĩ ra). Đây là công thức tính ln(x) (tương đồng với ln(x+1)) nhanh nhất từ thời Euler cho tới mãi năm 1982 mới có công thức tính nhanh hơn. Công thức năm 1982 dựa vào số pi và ln(2) (2 con số này thì thời hiện đại họ mới tính được chúng với độ chính xác cực cao).
- Đó là chưa tính tới giá trị tham khảo của nó. Mặc dù hiện tại nó không còn là công thức tính nhanh nhất của ln(x) nhưng trong suốt hàng trăm năm nó đã được dùng để chứng minh nhiều các định lý toán học khác nhau. Tôi nghĩ đây là thông tin hữu ích. Ở một số cuộc thi toán học, nếu không được dùng máy tính thì cách này vẫn cách tính tay có hiệu quả nhất để tìm ln(x) tính tới thời điểm hiện tại. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 14:21, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: (Xin lỗi vì đã phản hồi trễ.) Chuỗi mà bạn đang nhắc đến là chuỗi (12) trong cuốn Calculus: Early Transcendentals năm 2016. Từ chuỗi (12) đó nếu đặt x bằng một biểu thức theo một số duơng y thì suy ra được một công thức tính logarit tự nhiên của y giống hệt với chuỗi artanh phía trên (cái này tôi đã bổ sung vào bài). Riêng cái công thức bên en của ln(n + 1) thì tôi xin bỏ qua vì khó tìm nguồn quá :((( Thuyhung2112 (thảo luận) 14:00, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thuyhung2112 bạn có nhầm không vậy? Cái nguồn tiếng Latin của Euler phía trên có công thức ln(n+1) mà (trang 90; thời đó ln(x+1) được viết thành l(x+1)). Cộng với hầu như bạn không hiểu ý tôi nói là gì. Euler dùng công thức ln(x+1) để tính ra ln(1) tới ln(10) chứ không phải dùng công thức ln(x) vì công thức ln(x+1) converges nhanh hơn rất nhiều. Ví dụ bây giờ bạn muốn tính ln(7), thời đó chưa có máy tính bạn làm sao? Bạn có thể dùng công thức ln(x) hoặc ln(x+1) để tính ln(7) nhưng ln(x+1) thì nhanh hơn rất nhiều. Thời đó tính bằng tay mà tính ra được 26 chữ số cho mỗi kết quả từ ln(1) tới ln(10) không phải là điều dễ đâu. Điều lưu ý là muốn tính được ln(7) thì bạn phải có sẵn ln(6) trước nhưng chuyện đó không quan trọng. Vì Euler đã dùng công thức và tính ra ln(1) tới ln(10) theo thứ tự (bắt đầu tính từ ln(2) vì ln(1) bằng 0). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:03, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trong những cuộc thi toán học tôi từng tham gia (không được dùng máy tính). Biết và chọn những công thức cho ra kết quả nhanh nhất là kỹ năng quan trọng vì thời gian thì ít nhưng những câu hỏi thì hóc búa. Dùng mấy công thức converges chậm thì chắc chưa tính ra kết quả thì đã hết giờ rồi. Hoặc khi chứng minh một định lý nào đó thì bắt buộc phải dùng công thức ln(x+1) mới chứng minh được. Do đó đây là công thức có giá trị tham khảo cao và giá trị lịch sử. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 19:09, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Xem lại trang 90 đó tôi cảm thấy sốc. Thực tế Euler ghi là , đó là chuỗi Mercator với -1 < x <= 1 và đã có trong bài. Mời bạn xem lại. Thuyhung2112 (thảo luận) 03:38, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đúng là do tôi đọc nhầm. Tôi cứ mặc định là khi expand chuỗi đó ra bằng k nó sẽ na ná với chuỗi trong sách. Vậy để tôi tìm nguồn khác vậy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:00, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Xem lại trang 90 đó tôi cảm thấy sốc. Thực tế Euler ghi là , đó là chuỗi Mercator với -1 < x <= 1 và đã có trong bài. Mời bạn xem lại. Thuyhung2112 (thảo luận) 03:38, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: (Xin lỗi vì đã phản hồi trễ.) Chuỗi mà bạn đang nhắc đến là chuỗi (12) trong cuốn Calculus: Early Transcendentals năm 2016. Từ chuỗi (12) đó nếu đặt x bằng một biểu thức theo một số duơng y thì suy ra được một công thức tính logarit tự nhiên của y giống hệt với chuỗi artanh phía trên (cái này tôi đã bổ sung vào bài). Riêng cái công thức bên en của ln(n + 1) thì tôi xin bỏ qua vì khó tìm nguồn quá :((( Thuyhung2112 (thảo luận) 14:00, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- N Trang 190 của sách này không nói gì về công thức đó cả. Ngoài ra nguồn tốt về công thức này cũng hầu như không có, và đó cũng chỉ là công thức được suy ra từ công thức artanh kia, nên tôi phải bỏ hẳn và tạm thời không bổ sung vào nữa. Thuyhung2112 (thảo luận) 10:51, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nguồn là quyển Introductio in analysin infinitorum bởi Euler trang 190. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 20:17, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- [...] The non-negative reals not only have a multiplication, but also have addition, and form a semiring, called the probability semiring; this is in fact a semifield. The logarithm then takes multiplication to addition (log multiplication), and takes addition to log addition (LogSumExp), giving an isomorphism of semirings between the probability semiring and the log semiring.
- Lothaire 2005, p. 211.
- Lothaire, M. (2005). Applied combinatorics on words. Encyclopedia of Mathematics and Its Applications. 105. A collective work by Jean Berstel, Dominique Perrin, Maxime Crochemore, Eric Laporte, Mehryar Mohri, Nadia Pisanti, Marie-France Sagot, Gesine Reinert, Sophie Schbath, Michael Waterman, Philippe Jacquet, Wojciech Szpankowski, Dominique Poulalhon, Gilles Schaeffer, Roman Kolpakov, Gregory Koucherov, Jean-Paul Allouche and Valérie Berthé. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-84802-4. Zbl 1133.68067.
- Y Đã bổ sung. Thuyhung2112 (thảo luận) 10:51, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- [...] The Taylor series of ln(z) provides a particularly useful approximation to ln(1+z) when z is small, |z| < 1, since then
- Thuyhung2112 (thảo luận) 03:24, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nguyentrongphu, qua 1 ngày rồi bạn có cập nhật gì không? Có một đoạn nhỏ khác ở mục "Hàm số logarit" cũng đã được phục hồi lại. Thuyhung2112 (thảo luận) 08:04, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Từ từ đã bạn, tôi hiện đang bận và tìm nguồn cũng rất tốn thời gian. Tiện thể tôi muốn nói luôn là bài logarit bên en hiện đã bị bỏ xó (không ai quan tâm để sửa chữa nữa). Người viết chính, Jakob.scholbach, đã hồi âm và nói những đoạn đó không phải là "nguồn cứu tự xuất bản" mà chỉ là thiếu nguồn nhưng lại không muốn bỏ thời gian ra tìm nguồn cho chúng. Có lẽ Jakob đã không còn tha thiết với Wikipedia nữa. Chuyện họ đã bỏ xó bài logarit đồng nghĩa với việc chúng ta có thể cải thiện bài chất lượng vượt trội hơn cả phiên bản en. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 12:14, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thuyhung2112 nếu còn đoạn nào thiếu nguồn thì mời bạn nêu ra đây tiếp. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 00:53, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Từ từ đã bạn, tôi hiện đang bận và tìm nguồn cũng rất tốn thời gian. Tiện thể tôi muốn nói luôn là bài logarit bên en hiện đã bị bỏ xó (không ai quan tâm để sửa chữa nữa). Người viết chính, Jakob.scholbach, đã hồi âm và nói những đoạn đó không phải là "nguồn cứu tự xuất bản" mà chỉ là thiếu nguồn nhưng lại không muốn bỏ thời gian ra tìm nguồn cho chúng. Có lẽ Jakob đã không còn tha thiết với Wikipedia nữa. Chuyện họ đã bỏ xó bài logarit đồng nghĩa với việc chúng ta có thể cải thiện bài chất lượng vượt trội hơn cả phiên bản en. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 12:14, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nguyentrongphu, qua 1 ngày rồi bạn có cập nhật gì không? Có một đoạn nhỏ khác ở mục "Hàm số logarit" cũng đã được phục hồi lại. Thuyhung2112 (thảo luận) 08:04, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Lần đầu tiên được nghe tới tích phân này luôn!!! Tôi thấy có một nguồn khác nhắc đến trực tiếp đến biểu diễn tích phân đó và đã bổ sung vào bài. Tôi cũng trích dẫn thêm nguyên gốc mấy đoạn sau để bạn tìm nguồn:
- @Nguyentrongphu: Theo mặt bằng chung của BVCL thì cái cách biểu diễn như thế này, nếu không có nguồn dẫn chứng thì sẽ bị cho là "nghiên cứu chưa công bố" (original research). Do đó, theo yêu cầu của bạn, tôi xin trích dẫn đoạn bị xóa đó bằng nguyên gốc tiếng Anh để bạn tìm nguồn (đoạn đó ở bài tiếng Anh hiện tại không có chú thích, và cũng không xuất hiện trong bản gốc 2011):
- Ý kiến @Thuyhung2112: Mình góp chút ý kiến như sau:
- Hick's law, Fitts's law... trong bản tiếng Anh nên dịch là "định luật Hick, định luật Fitt", giống như Newton's Law of motion.
- "Logarit nảy sinh trong lý thuyết xác suất": arise có thể dịch là xuất hiện hoặc dịch thoáng hơn là được sử dụng (để tránh lặp lại từ xuất hiện ở đoạn tiếp theo). Nảy sinh là từ hoán dụ, ý nghĩa không phù hợp ở đây lắm.
- "Phân phối loga chuẩn thường gặp trong nhiều lĩnh vực, ở những nơi một biến là..." Có thể thay bằng khi, hoặc với, hoặc bỏ hẳn.
- Nhìn chung, bài viết được hoàn thiện tốt hơn so với BVT trước đây. Viết về đề tài khoa học cơ bản hay kỹ thuật rất khó vì nhiều thuật ngữ và cấu trúc câu không dễ diễn đạt bằng tiếng Việt (với mình) nhưng bạn đã làm tốt. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 16:27, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Y Đã sửa, bạn Ltncanada còn ý kiến gì không? Thuyhung2112 (thảo luận) 10:51, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến @Thuyhung2112: tôi thấy bạn mới xóa mục "Thuật toán của Feynman" là sao? Mục này dễ tìm nguồn mà. Bên en, họ vẫn chưa xóa đoạn đó nhưng họ có treo 1 cái bảng. Tôi đã qua trang thảo luận bên en để tìm hiểu thêm là họ có vấn đề gì với mục đó. Vấn đề bên en nêu là nguồn của Physics Today (tuy là nguồn mạnh) nhưng không có đề cập chi tiết tới Thuật toán Feynman, chỉ nói thoáng qua. Họ yêu cầu nguồn mạnh hơn (chỉ vậy thôi). Bạn đã tìm ra nguồn mạnh hơn rồi (nguồn sách bạn đã thêm vào) vậy thì tại sao phải xóa? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:00, ngày 18 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Nguồn sách là ghi lại từ nguồn Physics Today. Ngoài hai nguồn đó thì tôi không tìm được thêm nguồn nào khác, nên theo yêu cầu của bạn, tôi tạm thời phục hồi đoạn đó và có biên tập lại chút xíu để tránh nghiêng về hướng "fact" nhiều hơn. Có thể nói với những diễn biến mới đầy bất ngờ từ Wikipedia tiếng Anh tính đến thời điểm này, kết quả cuối cùng của biểu quyết BVCL này sẽ cực kỳ khó lường. Thuyhung2112 (thảo luận) 06:01, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thuyhung2112 nguồn nghiên cứu gốc của Connection Machine đây. Bạn đừng mong đợi nhiều từ phiên bản en, họ đã quyết định bỏ xó bài này bằng những hành động thờ ơ (bằng chứng là họ ngồi yên không làm gì hết suốt mấy tuần nay). Thay vì tìm nguồn để kiểm chứng những đoạn thiếu nguồn như tôi với bạn đang làm (thì họ lại bỏ xó + đôi khi xóa bớt thông tin "do lười đi tìm nguồn"). Tâm lý chung là đã thành bài FA rồi thì = bỏ xó. Thôi không sao, tôi tự tin chúng ta có thể cải thiện bài còn tốt hơn so với bên en. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:14, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Đến thời điểm này, tất cả các đoạn thiếu nguồn nêu trên đều đã được bổ sung, thêm nguồn đầy đủ theo yêu cầu của bạn, và tôi cũng chưa thấy thêm đoạn thiếu nguồn nào khác. Xin cảm ơn những góp ý cũng như sự quan tâm của bạn dành cho bài viết. Không biết khi xem bạn còn ý kiến gì nữa không? Thuyhung2112 (thảo luận) 13:52, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thuyhung2112 nguồn nghiên cứu gốc của Connection Machine đây. Bạn đừng mong đợi nhiều từ phiên bản en, họ đã quyết định bỏ xó bài này bằng những hành động thờ ơ (bằng chứng là họ ngồi yên không làm gì hết suốt mấy tuần nay). Thay vì tìm nguồn để kiểm chứng những đoạn thiếu nguồn như tôi với bạn đang làm (thì họ lại bỏ xó + đôi khi xóa bớt thông tin "do lười đi tìm nguồn"). Tâm lý chung là đã thành bài FA rồi thì = bỏ xó. Thôi không sao, tôi tự tin chúng ta có thể cải thiện bài còn tốt hơn so với bên en. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:14, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Nguồn sách là ghi lại từ nguồn Physics Today. Ngoài hai nguồn đó thì tôi không tìm được thêm nguồn nào khác, nên theo yêu cầu của bạn, tôi tạm thời phục hồi đoạn đó và có biên tập lại chút xíu để tránh nghiêng về hướng "fact" nhiều hơn. Có thể nói với những diễn biến mới đầy bất ngờ từ Wikipedia tiếng Anh tính đến thời điểm này, kết quả cuối cùng của biểu quyết BVCL này sẽ cực kỳ khó lường. Thuyhung2112 (thảo luận) 06:01, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!