Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Em bé Hà Nội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Em bé Hà Nội [sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: BQ thành công
  1. Giới thiệu: Em bé Hà Nội là một bộ phim tiêu biểu của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Tại thời điểm ra mắt năm 1974, phim đã trở thành "bom tấn" và gặt hái nhiều giải thưởng quan trọng tại các liên hoan phim trong nước lẫn quốc tế. Nhờ vai diễn trong phim mà nữ diễn viên Lan Hương cũng trở nên nổi tiếng và nhiều người sau này đã gọi bà là "Em bé Hà Nội" như tiêu đề phim. Đến nay, bộ phim được xem như là một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam và đã giúp đem về cho đạo diễn Hải Ninh cùng biên kịch Hoàng Tích Chỉ Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IIIđợt IV về Văn học Nghệ thuật.
  2. Ghi công: Bài này do mình tự viết toàn bộ và đã được duyệt lên Trang Chính mục BCB vào ngày 20 tháng 9 năm 2022.
  3. Người nhận xét: Rất mong các bạn sẽ tham gia đóng góp ý kiến để chất lượng bài được hoàn thiện và đầy đủ hơn, thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 02:11, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Tôi đã đọc hết bài rồi và không còn yêu cầu nào hơn với một BVT. Chỉ có chi tiết hình ảnh thì hôm trước tôi cũng đã thắc mắc và bạn Nguyenmy2302 đã sửa rồi. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 09:32, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Bài viết chất lượng. Hy vọng Wikipedia Vi sẽ có thêm nhiều bài tự viết chất lượng trong tương lai để đa dạng hóa bài viết + khiến Wikipedia Vi có bản sắc riêng. Hiện tại, đại đa số các bài viết chất lượng đều được dịch từ bên en về. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:15, ngày 22 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài viết tốt. BLACKPINKIn your area 11:06, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Bài viết tốt. Điền Tây Tiểu Ca Thảo luận! 14:03, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đã rà bài. Nguyenhai314 (thảo luận) 17:11, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Ý kiến Bài viết có một số hình KTD mà khi bỏ ra không ảnh hưởng đến việc truyền tải nội dung bài (có hay không có cũng không sao), ví dụ ảnh tiêu đề phim "Em bé Hà Nội". Ảnh này vốn chẳng có tác dụng minh họa gì mấy và cũng không có nhiều ý nghĩa đặc biệt đến bộ phim (vi phạm tiêu chí 8 của NDKTD). Nên loại bỏ. Về phần ảnh hai diễn viên Thế Anh và Lan Hương cũng nên cân nhắc có ảnh hưởng gì lớn đến việc truyền tải nội dung bài hay không. Việc dùng hình KTD chỉ để nhận dạng nhân vật trông như thế nào có vẻ không phù hợp với tiêu chí đã nêu. Tham khảo Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Mulholland Drive, ý kiến của Trần Nguyễn Minh Huy. Nguyenhai314 (thảo luận) 12:52, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314 Mình đã loại hết ảnh trong mục nội dung phim khỏi bài. Sở dĩ mình thêm ảnh vô như vậy là vì phần tóm tắt phim hơi dài, mình sợ người đọc sẽ bị rối mắt nên thêm các hình có liên quan đến một số tình tiết trong phim để "dễ tiêu" hơn. Không biết mấy ảnh bị gỡ theo bạn có thể đưa vào đâu được trong bài nữa hay không, nếu không để mình gắn biển xóa luôn. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:40, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Phần nội dung dài là chuyện thường. Rất nhiều bài cũng vậy nên không sao cả. Các phần khác bố cục có vẻ đã ổn nên không cần khiên cưỡng nhét vào. Phần #Phát triển có thể dùng một số hình ảnh tự do trong thể loại Operation Linebacker I/II minh họa được, nếu cần thiết. Nguyenhai314 (thảo luận) 11:28, ngày 8 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nguyenmy2302 Tớ nghĩ mục "bối cảnh" nên gộp vào phần "Sản xuất", chứ để riêng một mục thì không ổn lắm.  Jimmy Blues  14:59, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Mintu Martin Mình nghĩ là mục bối cảnh thì không có liên quan trực tiếp đến phần sản xuất lắm nên mình tách riêng, còn nếu có những thông tin có liên quan đến quá trình thực hiện bộ phim thì mình sẽ sắp xếp lại sao cho hợp lý. Theo mình nếu mà cố sáp nhập hai mục này vào nhau mà không có nhiều sự liên quan thì sẽ hơi khiên cưỡng và thiếu hợp lý. Không biết bạn có cách giải quyết nào cho việc này không? Sớm hồi âm ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:43, ngày 21 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Phần bối cảnh tách riêng là đúng, nhưng đoạn về diễn viên Lan Hương có vẻ không ăn nhập với tên đề mục, nên đưa xuống mục Tuyển vai, hợp nhất với đoạn nói về "giấc mơ" của đạo diễn Hải Ninh. Điều này có thể tạo ra sự "liền mạch" trong việc truyền tải nội dung câu chuyện: Hải Ninh gặp Lan Hương trong quá khứ ==> Lúc tuyển vai, Hải Ninh nhớ lại kỉ niệm gặp Lan Hương lúc trước ==> thôi thúc Hải Ninh mời Lan Hương đóng phim. Phần "bối cảnh" nên tập trung vào "bối cảnh" của phim (trong trường hợp này là chiến dịch ném bom 12 ngày đêm của Mỹ), còn những vấn đề bên lề của các nhân vật khi đưa vào sẽ trở nên khiên cưỡng và gượng ép. – Nguyenhai314 (thảo luận) 04:10, ngày 22 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314 Đồng ý với bạn, nhưng mà nếu đưa vào mục "Tuyển vai" thì mình cũng không biết sẽ phải sắp xếp thông tin sao cho hợp lý vì nó không liên quan lắm đến mục "Sản xuất", ngoài ra, theo mình việc Hải Ninh gặp Lan Hương trong quá khứ chỉ là tiền đề cho việc ông tuyển Lan Hương vào vai, nên gộp vào phần "Tuyển vai" thì hơi không liên quan, dù đúng là nó sẽ giúp truyền tải câu chuyện đến người đọc liền mạch hơn. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:00, ngày 22 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đó là vì quá nhiều thông tin không liên quan được đưa vào. Đoạn

Thời điểm này bà sống cùng ông bà ngoại ở nhà chú ruột tại khu tập thể Điện ảnh cũ số 72 đường Hoàng Hoa Thám; bà thường đảm nhận việc chụp ảnh cho các lớp quay phim. Trong thời gian sinh sống nơi đây, Lan Hương đã có cơ hội tiếp cận và dần hình thành niềm yêu thích đối với nghệ thuật. Lên khoảng 6–7 tuổi, bà được đạo diễn Đức Hoàn đóng khuôn vào vai Tý trong bộ phim điện ảnh Chị Dậu, tuy nhiên lúc đó bà ngoại của bà lại từ chối vì muốn cháu tập trung vào việc học; cũng vì một vài lý do nên sau đó cuối cùng kế hoạch sản xuất bộ phim đã bị hoãn lại.

không thực sự liên quan đến nội dung bài (bỏ ra không ảnh hưởng đến nội dung bài). Đoạn này nên được đưa vào tiểu sử diễn viên Lan Hương, hoặc một đề mục trong phim Chị Dậu (nếu nó đủ nổi bật). Chỉ có đoạn nói về việc Hải Ninh gặp Lan Hương và ấn tượng với "đôi mắt to, tròn" của bà mới có liên quan đến bài, vì nó có tính liên kết đến đoạn được đề cập ở phần Tuyển vai, chính vì thế tôi mới đề xuất chuyển nội dung xuống phần đó. Phân tích một chút thì:

  • Dữ kiện (1): bà sống cùng ông bà ngoại ở nhà chú ruột tại khu tập thể Điện ảnh cũ số 72 đường Hoàng Hoa Thám; bà thường đảm nhận việc chụp ảnh cho các lớp quay phim ==> không liên quan đến bài ==> việc bà sống ở đâu lúc nhỏ, làm nghề gì không phải là điều kiện tác động khiến bà được mời đóng phim.
  • Dữ kiện (2): Lan Hương đã có cơ hội tiếp cận và dần hình thành niềm yêu thích đối với nghệ thuật ==> là hệ quả của dữ kiện (1), không liên quan đến bài.
  • Dữ kiện (3): Lan Hương được mời đóng phim chị Dậu, nhưng bà ngoại bà từ chối ==> liên quan trực tiếp đến phim Chị Dậu, nên đưa vào bài Chị Dậu hoặc tiểu sử Lan Hương.
  • Dữ kiện (4): Kế hoạch sản xuất phim Chị Dậu sau đó bị ngưng lại vì nhiều lý do ==> quá rõ là không liên quan đến bài.

==> Kết luận: Cả 4 dữ kiện trong đoạn vừa nêu đều không liên quan đến bài và cần được lược bỏ. Khi biên tập bài, không nên đưa vào quá nhiều thông tin bên lề không liên quan. Nên tự đặt ra câu hỏi mỗi khi muốn đưa một dữ kiện bất kỳ vào bài: Liệu dữ kiện đó có thực sự liên quan đến bài viết hay không? Nếu bỏ ra có làm giảm đáng kể khả năng truyền tải nội dung bài không? Với một dữ kiện đang có, thành phần nào trong dữ kiện đó nên được đưa vào bài và thành phần nào nên lược bỏ? Quá ít nội dung là không ổn, nhưng thừa những nội dung không liên quan cũng không phù hợp. Vì vậy, khi biên tập cần chú ý cân bằng. Nguyenhai314 (thảo luận) 13:48, ngày 22 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Nguyenhai314 Cảm ơn bạn đã góp ý, mình đã loại bỏ phần nội dung trên khỏi bài, còn chi tiết lần gặp Lan Hương thì mình đưa vào một ghi chú nhỏ ở bên phần nội dung trong mục "Tuyển vai", như bạn nói là để tránh bị lan man. Không biết bạn thấy cách sắp xếp thông tin này có ổn hơn chưa? Với cả mình nghĩ mục "Bối cảnh" có thể mở rộng thêm được một số thông tin nữa, nhưng mình cũng chưa rõ là sẽ mở rộng theo hướng nào. Sớm hồi âm ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:23, ngày 22 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Format chung của các bài viết thuộc chủ đề điện ảnh thường sẽ không có mục Background (bối cảnh). Thường thì bối cảnh phim sẽ được tích hợp luôn trong tiểu mục Ý tưởng (quá trình phát triển), thuộc đề mục Sản xuất (phát triển và sản xuất). Một vài ví dụ tiêu biểu: en:Casablanca (film), en:Soultaker (film), en:Hellraiser: Judgment, en:Groundhog Day (film), en:Schindler's List, en:Gone with the Wind (film), en:Citizen Kane. Hầu hết các bài viết về điện ảnh, phim thường rất hiếm sử dụng đề mục bối cảnh, vốn xuất hiện nhiều hơn ở các bài viết về sự kiện (vì bối cảnh của phim đã hàm chứa trong tiểu mục Ý tưởng rồi). Tất nhiên với cá nhân tôi, xây dựng format theo kiểu nào cũng được, miễn là điều đó hợp với cảm quan trình bày của tác giả. Ví dụ trong tiếng Việt có bài Linh hồn Việt Cộng, cũng xây dựng format có đề mục Bối cảnh. Điều cần lưu ý ở đây là khi nào nên dùng đề mục Bối cảnh, khi nào nên tích hợp vào tiểu mục Ý tưởng (quá trình phát triển)? Chà, vấn đề này có lẽ liên quan đến tính thẩm mỹ nữa. Nếu đề mục bối cảnh đủ dài thì nên tách làm đề mục riêng. Quan điểm của tôi thì ý tưởng, quá trình phát triển phim chính là bối cảnh của bộ phim đó, vì bối cảnh là điều kiện tác động khiến bộ phim ra đời. Như vậy, nếu trong bài đã có tiểu mục Ý tưởng (quá trình phát triển) thì không cần thiết một đề mục bối cảnh nữa. Ngược lại, nếu đã dùng đề mục Bối cảnh thì không cần dùng tiểu mục Ý tưởng (quá trình phát triển nữa). Một ví dụ tiêu biểu nhất là bài Kiếp hoa, sử dụng Bối cảnh thay cho Ý tưởng (quá trình phát triển). Thú vị ở chỗ chính quý ĐPV là người xây dựng bài viết đó.
Trong bài này, có thể dễ dàng nhận thấy những nội dung trong đề mục Bối cảnh đã được đề cập gián tiếp trong tiểu mục #Phát triển rồi, nên việc tồn tại một đề mục Bối cảnh nữa, theo nguyên tắc, là không còn cần thiết. Nên nội dung trong đề mục Bối cảnh, dời xuống phía trước đoạn Đạo diễn của bộ phim là Hải Ninh. Tác phẩm do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất.... là phù hợp. Vì nó sẽ có tác dụng giải thích cho đoạn Hải Ninh từng chia sẻ động lực thôi thúc ông làm phim xuất phát từ khi ông đang làm khâu hậu kỳ cho bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, trùng với những ngày của chiến dịch Linebacker II. tiếp sau. Nếu đứng độc lập, nhiều độc giả không chuyên có lẽ sẽ không hiểu chiến dịch Linebacker II là chiến dịch gì, nên nếu có sự bổ trợ của đoạn trong phần Bối cảnh dời xuống thì sẽ hoàn hảo hơn, liền mạch hơn. Khi dời xuống nên chú ý lược bớt và tóm gọn lại để đảm bảo tính khúc chiết trong câu từ. Ngoài ra, khi dời nội dung từ đề mục Bối cảnh xuống cũng góp phần giải quyết vấn đề thẩm mỹ như tôi đã nêu ở trên. Tóm lại, format chung là nếu đã có tiểu mục ý tưởng (phát triển) thì không dùng đề mục Bối cảnh. Nguyenhai314 (thảo luận) 10:36, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314 Mình đã hợp nhất lại nội dung của hai mục, mong bạn xem qua xem có ổn chưa nhé, mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:03, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nhìn bắt mắt và trôi chảy hơn nhiều. Cảm ơn quý ĐPV đã dành thời gian hồi đáp. – Nguyenhai314 (thảo luận) 17:10, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!