Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2011/10

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 10 năm 2011
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Trận chiến sân bay Henderson

Bản đồ trận đánh

Trận chiến sân bay Henderson, hay còn được bên Nhật Bản gọi là Trận Lunga Point, là trận đánh diễn ra từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 26 tháng 10 tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon. Trận đánh này diễn ra ở cả trên bộ, trên biển và trên không giữa Lục quânHải quân Đế quốc Nhật Bản với quân Đồng Minh (chủ yếu là Thủy quân lục chiến Hoa KỳLục quân Hoa Kỳ). Trận đánh này là một trong ba cuộc tấn công lớn của lục quân Nhật tại Guadalcanal. Kết quả của trận đánh là nhiều cuộc tấn công của Quân đoàn 17 Lục quân Nhật Bản kéo dài trong ba ngày do trung tướng Harukichi Hyakutake chỉ huy đã bị lực lượng thủy quân lục chiến của thiếu tướng Alexander Vandegrift đẩy lùi với thương vong rất lớn của quân Nhật. Lực lượng Hoa Kỳ đã bảo vệ thành công phòng tuyến Lunga, vành đai bảo vệ sân bay Henderson tại Guadalcanal trong khi các máy bay của họ xuất phát từ chính sân bay này cũng đã tấn công các lực lượng hải quân và không quân Nhật. Trận đánh này là cuộc tấn công trên bộ cuối cùng của quân Nhật tại Guadalcanal. Sau khi nỗ lực tăng thêm quân của người Nhật thất bại trong trận Hải chiến Guadalcanal vào tháng 11 năm 1942, quân Nhật xem như đã bị đánh bại và cuối cùng đã rút lui khỏi hòn đảo vào tháng 2 năm 1943. [ Đọc tiếp ]

Trận chiến sân bay Henderson

Ảnh chụp sân bay Henderson tại Guadalcanal vào đầu tháng 8 năm 1942.

Trận chiến sân bay Henderson, hay còn được bên Nhật Bản gọi là Trận Lunga Point, là trận đánh diễn ra từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 26 tháng 10 năm 1942 tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon. Trận đánh này diễn ra ở cả trên bộ, trên biển và trên không giữa Lục quânHải quân Đế quốc Nhật Bản với quân Đồng Minh, chủ yếu là Thủy quân lục chiến Hoa KỳLục quân Hoa Kỳ. Trận đánh này là một trong ba cuộc tấn công lớn của lục quân Nhật tại Guadalcanal. Kết quả của trận đánh là nhiều cuộc tấn công của Quân đoàn 17 Lục quân Nhật Bản kéo dài trong ba ngày do trung tướng Harukichi Hyakutake chỉ huy đã bị lực lượng thủy quân lục chiến của thiếu tướng Alexander Vandegrift đẩy lùi với thương vong rất lớn của quân Nhật. Lực lượng Hoa Kỳ đã bảo vệ thành công phòng tuyến Lunga, vành đai bảo vệ sân bay Henderson tại Guadalcanal trong khi các máy bay của họ xuất phát từ chính sân bay này cũng đã tấn công các lực lượng hải quân và không quân Nhật. Trận đánh này là cuộc tấn công trên bộ cuối cùng của quân Nhật tại Guadalcanal. Sau khi nỗ lực tăng thêm quân của người Nhật thất bại trong trận Hải chiến Guadalcanal vào tháng 11 năm 1942, quân Nhật xem như đã bị đánh bại và cuối cùng đã rút lui khỏi hòn đảo vào tháng 2 năm 1943. [ Đọc tiếp ]

Giấc mơ danh vọng

Beyoncé Knowles, diễn viên nữ chính tại buổi lễ ra mắt bộ phim.

Giấc mơ danh vọng (Dreamgirls) là một bộ phim ca nhạc Mỹ của đạo diễn Bill Condon được công chiếu lần đầu vào năm 2006, do hai hãng DreamWorks Pictures cùng Paramount Pictures hợp tác sản xuất và phát hành. Bộ phim được chiếu ra mắt tại ba roadshow đặc biệt bắt đầu vào ngày 15 tháng 12 năm 2006, phát hành chính thức trên toàn nước Mỹ vào 25 tháng 12 năm 2006. Dreamgirls đã giành tổng cộng 3 giải Quả cầu vàng năm 2007, trong đó có giải Phim xuất sắc nhất thuộc thể loại Hài kịch hay Nhạc kịch, đồng thời cũng chiến thắng ở hai hạng mục tại lễ trao giải Oscar lần thứ 79.

Chuyển thể từ vở nhạc kịch Broadway cùng tên năm 1981, Dreamgirls kể về cuộc đời của Effie White, Deena Jones và Lorrell Robinson, ba cô gái trẻ đã thành lập một nhóm tam ca ở thành phố Detroit, Michigan mang tên “The Dreamettes”. Nhờ sự giúp đỡ của nhà quản lý thu âm Curtis Taylor, Jr., Dreamettes đã dần trở nên nổi tiếng khi là nhóm hát bè cho ca sĩ nhạc soul James “Thunder” Early. Mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên khi Curtis chuyển nhóm hát này thành một ban nhạc theo xu hướng pop, với tên gọi mới “The Dreams”, và đặc biệt khi đưa Deena lên thay thế Effie ở cả vai trò ca sĩ hát chính lẫn vị trí người tình của Taylor. [ Đọc tiếp ]

Hiện tượng 2012

Ngày được ghi trên lịch dài của người Maya.

Hiện tượng 2012 bao gồm hàng loạt những đức tin về thuyết mạt thế cho rằng vào ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày tận thế hoặc sẽ xảy ra những sự kiện biến đổi lớn. Ngày này được coi là ngày kết thúc của một chu kỳ dài 5.125 năm trong lịch Long Count của người Maya. Đã có những đề xuất về sự liên quan giữa ngày này với sự thẳng hàng của các sao trong thiên văn và những công thức thần số học.

Tín đồ New Age giải thích ngày này đánh dấu một thời điểm bắt đầu một thời kỳ mà Trái đất và cư dân sống trên đó có thể sẽ trải qua một sự biến đổi về thể chất hoặc tinh thần, và cho rằng năm 2012 có thể là cột mốc khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Những người khác thì cho rằng năm 2012 sẽ đánh dấu sự kết thúc của thế giới hoặc là một thảm họa nhỏ hơn. Cả hai ý kiến này đều phổ biến trong sách và phim tư liệu, và được lan truyền rộng rãi trên các trang web và qua các nhóm thảo luận. Thảm cảnh được đưa ra cho ngày tận thế gồm có: Mặt trời sẽ đạt mức năng lượng cực đại hoặc sự va chạm của Trái đất với một lỗ đen hay với hành tinh “Nibiru”. [ Đọc tiếp ]

Kiến trúc Đà Lạt

Khách sạn Dalat Palace, một công trình kiến trúc nổi tiếng của Đà Lạt.

Đà Lạt là thành phố may mắn được sở hữu một di sản kiến trúc giá trị, ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Từ một đô thị nghỉ dưỡng do người Pháp xây dựng, qua hơn một thế kỷ, Đà Lạt ngày nay đã trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng với hơn 200 ngàn dân, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên. Lịch sử phát triển quy hoạch đô thị Đà Lạt nửa đầu thế kỷ 20 dường như gắn liền với sự phát triển nghệ thuật quy hoạch đương đại của thế giới. Từ chương trình xây dựng của Toàn quyền Paul Doumer, đồ án tổng quát áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng của thị trưởng đầu tiên Paul Champoudry, đến những bản quy hoạch của các kiến trúc sư Hébrard năm 1923, Pineau năm 1933, Mondet năm 1940 và Lagisquet năm 1943, Đà Lạt luôn hiện lên như một thành phố nghỉ dưỡng miền núi kiểu mẫu với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tuy chứa đựng những quan điểm đôi khi khác biệt, nhưng các đồ án quy hoạch thành phố luôn mang tính kế thừa lẫn nhau và được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ. Với sự nhất quán trong việc thực thi ý tưởng xây dựng một thành phố cảnh quan, các kiến trúc sư người Pháp đã tạo nên những đặc điểm nổi trội cho kiến trúc đô thị Đà Lạt, ít có thể thấy ở những thành phố khác của Việt Nam. [ Đọc tiếp ]