Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2013/09

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 9 năm 2013
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Kaga

Tàu sân bay Kaga sau khi được hiện đại hóa, với những ống khói đặc trưng hướng xuống phía dưới.

Kaga là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai; là chiếc tàu sân bay thứ ba của Hải quân Nhật được đưa vào hoạt động, với tên được đặt theo tỉnh Kaga cũ trước đây, nay thuộc tỉnh Ishikawa. Thoạt tiên được dự định như một trong hai thiết giáp hạm nhanh thuộc lớp Tosa, Kaga được cải biến thành một tàu sân bay theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington để thay thế cho chiếc tàu chiến-tuần dương Amagi vốn đã bị hư hại trong trận động đất Kantō 1923. Kaga được tái cấu trúc vào những năm 19331935 nhằm gia tăng tốc độ, cải tiến hệ thống thoát khí và nâng cấp sàn cất-hạ cánh để mang được những máy bay hiện đại lớn và nặng hơn. Kaga có vai trò nổi bật trong việc phát triển học thuyết lực lượng tấn công tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, trong đó tập hợp các tàu sân bay lại để có một sức mạnh không lực tập trung. Là một khái niệm chiến lược mang tính cách mạng vào lúc đó, việc triển khai học thuyết này đã giúp Nhật Bản đạt được những mục tiêu chiến lược trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Máy bay của Kaga thoạt tiên đã hỗ trợ cho lực lượng Nhật Bản tại Trung Quốc trong Sự kiện Thượng Hải năm 1932, rồi tham gia cuộc Chiến tranh Trung-Nhật vào cuối những năm 1930. [ Đọc tiếp ]

Vùng H II

Một vùng H II là một đám mây khíplasma lớn, sáng với mật độ tập trung thấp trong đó đang diễn ra các hoạt động hình thành sao. Các ngôi sao khổng lồ xanh, nóng và trẻ trong vùng này phát ra một lượng lớn các tia cực tím, làm ion hóa và nung nóng các đám khí bao quanh chúng. Vùng H II-đôi khi có kích thước lớn đến hàng trăm năm ánh sáng-thường kết hợp với các đám mây phân tử khổng lồ nơi sẽ hình thành hệ thống ngôi sao, và từ đó các ngôi sao sẽ lại đóng góp vật chất vào vùng này. Vùng H II đầu tiên được khám phá ra là Tinh vân Lạp Hộ do Nicolas-Claude Fabri de Peiresc phát hiện vào năm 1610. Do chứa chủ yếu các nguyên tử hidro bị ion hóa nên các nhà thiên văn gọi chúng là vùng H II (vùng H I chứa chủ yếu các nguyên tử hidro trung hòa điện tích và các phân tử hidro H2). [ Đọc tiếp ]

San Francisco

San Francisco là một trung tâm văn hóa và tài chính hàng đầu của Bắc Californiavùng vịnh San Francisco. Là quận-thành phố thống nhất duy nhất của tiểu bang California, San Francisco chiếm một diện tích khoảng 46,9 dặm vuông Anh (121 km2) trên đầu phía bắc của bán đảo San Francisco. Mật độ dân số của nó là khoảng 17.620 người trên một dặm vuông Anh (6.803 người trên một km²). Đây là thành phố lớn có mật độ dân cư đông nhất trong tiểu bang California và là thành phố lớn có mật độ dân số đông thứ hai tại Hoa Kỳ, chỉ sau Thành phố New York. San Francisco là thành phố đông dân thứ tư tại California, sau Los Angeles, San DiegoSan Jose, và đứng thứ 14 đông dân nhất tại Hoa Kỳ theo ước tính điều tra dân số năm 2012 là 825.863. Thành phố cũng là một trung tâm văn hóa và tài chính của vùng thống kê kết hợp San Jose-San Francisco-Oakland với tổng dân số 8,4 triệu dân. San Francisco được xếp hạng sáu trong số những điểm đến du lịch tại Hoa Kỳ vào năm 2011. Thành phố nổi tiếng với mùa hè mát mẻ, sương mù, đồi dốc trùng điệp, kiến trúc đa dạng, và những danh lam thắng cảnh trong đó có cầu Cổng Vàng, xe chạy bằng dây cáp, nhà tù xưa trên đảo Alcatraz, và khu Phố Tàu. Thành phố cũng là một trung tâm tài chính và ngân hàng chính yếu. [ Đọc tiếp ]

SMS Grosser Kurfürst

SMS Grosser Kurfürst là chiếc thứ hai trong lớp thiết giáp hạm König được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Grosser Kurfürst (còn có thể viết là Großer Kurfürst) được đặt lườn vào ngày tháng 10 năm 1911 và được hạ thủy vào ngày 5 tháng 5 năm 1913. Nó được chính thức đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức vào ngày 30 tháng 7 năm 1914, chỉ ít ngày trước khi chiến tranh nổ ra giữa nước Đức và Anh Quốc. Tên của nó mang nghĩa “Đại Tuyển hầu”, được đặt để ám chỉ vị "Đại Tuyển hầu" xứ Brandenburg kiêm Quận công xứ Phổ là Friedrich Wilhelm I hồi thế kỷ 17. Grosser Kurfürst được trang bị mười khẩu pháo SK 30,5 xentimét (12,0 in) L/50 trên năm tháp pháo nòng đôi, và có thể di chuyển với tốc độ tối đa 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph)[chuyển đổi: tùy chọn không hợp lệ]. Cùng với ba chiếc tàu chị em cùng lớp König, MarkgrafKronprinz, Grosser Kurfürst đã tham gia hầu hết các hoạt động của hạm đội trong chiến tranh, kể cả trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916. Con tàu đã chịu đựng hỏa lực ác liệt trong trận này từ những thiết giáp hạm Anh Quốc, nhưng không bị hại hại gì nghiêm trọng. Nó cũng tham gia bắn phá các vị trí của Nga trong Chiến dịch Albion vào tháng 9tháng 10 năm 1917. [ Đọc tiếp ]

Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Tốc độ chuyển động nhanh này đã khiến người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius, vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng. Trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes (Ερμής). Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa theo tên do Trung Quốc đặt, chọn theo hành thủy trong ngũ hành. Do hành tinh hầu như không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng, bề mặt Sao Thủy trải qua sự biến đổi nhiệt độ lớn nhất trong số các hành tinh, thay đổi từ 100 K (−173 °C; −280 °F) vào ban đêm tới 700 K (427 °C; 800 °F) vào ban ngày. Trục quay của Sao Thủy có độ nghiêng nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời (khoảng 130 độ), nhưng hành tinh lại có độ lệch tâm quỹ đạo lớn nhất. Tại viễn điểm quỹ đạo, Sao Thủy ở cách xa Mặt Trời hơn 1,5 so với khi hành tinh ở cận điểm quỹ đạo. Bề mặt hành tinh có rất nhiều hố va chạm nhìn trông giống như bề mặt của Mặt Trăng, và hành tinh không còn hoạt động địa chất trong hàng tỷ năm trước. [ Đọc tiếp ]