Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2020/Tuần 25

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết chọn lọc năm 2020
Tuần 24 Tuần 26
Cleopatra ở Berlin, một bức tượng bán thân La Mã miêu tả Cleopatra VII đội một vương miện hoàng gia, giữa thế kỷ thứ 1 TCN (có thể vào khoảng lúc bà tới thăm Rome trong năm 46–44 TCN), nó được phát hiện trong một biệt thự nằm dọc theo Via Appia; ngày nay nó nằm tại Altes Museum, Antikensammlung Berlin.
Cleopatra ở Berlin, một bức tượng bán thân La Mã miêu tả Cleopatra VII đội một vương miện hoàng gia, giữa thế kỷ thứ 1 TCN (có thể vào khoảng lúc bà tới thăm Rome trong năm 46–44 TCN), nó được phát hiện trong một biệt thự nằm dọc theo Via Appia; ngày nay nó nằm tại Altes Museum, Antikensammlung Berlin.

Cleopatra VII Philopatorngười cai trị thực sự cuối cùng của Nhà Ptolemaios thuộc Ai Cập, mặc dù trên danh nghĩa vị pharaon cuối cùng là người con trai Caesarion của bà. Là một thành viên của nhà Ptolemaios, bà là hậu duệ của vị vua sáng lập Ptolemaios I Soter, một vị tướng gốc Macedonia Hy Lạp và là người bạn của Alexandros Đại đế. Sau khi Cleopatra qua đời, Ai Cập đã trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Hy Lạp hóa mà đã kéo dài từ triều đại của Alexandros (336–323 TCN). Ngôn ngữ mẹ đẻ của bà là tiếng Hy Lạp Koine và bà cũng là nhà cai trị đầu tiên của nhà Ptolemaios học tiếng Ai Cập.

Đến ngày nay, Cleopatra là một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa phương Tây. Danh tiếng của bà được truyền tải dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hoá, là đề tài của những tác phẩm hội họa, sân khấu, kịchâm nhạc. Câu chuyện về bà được miêu tả trong nhiều tác phẩm như vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare; Caesar và Cleopatra của George Bernard Shaw; vở Opera Cléopâtre của Jules Massenet và bộ phim điện ảnh Cleopatra (1963). [ Đọc tiếp ]