Wikipedia:Biểu quyết/Có nên tạo những bài về số tự nhiên không

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Về việc thời gian đóng biểu quyết[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa chắc nha Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_, nhiều phiếu bỏ quá nhiều ngày =.= --Thuận Đức Hoàng đế 07:27, ngày 7 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Lúc bỏ phiếu tôi cũng có thấy thời hạn đã hết, tuy nhiên, option đó mới thêm vào ngày 19/5 tại đây, cho nên đúng lý phải reset thời gian biểu quyết thành ngày 19/5 mới đúng, vì khi đó cuộc biểu quyết đã làm mới hoàn toàn so với phiên bản cũ chỉ có 2 option để bầu chọn. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:05, ngày 7 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Cần cân nhắc lại  • Vdongol:D |Talk 16:03, ngày 7 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Nếu vậy cần báo hết cho các TV mà thời điểm đó đã bỏ phiếu để họ có đổi ý định ko? Chứ một cái ra sau mà nhiều người bỏ phiếu rồi ai biết mà cân nhắc majjhimā paṭipadā Diskussion--Thuận Đức Hoàng đế 01:11, ngày 8 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Biểu quyết này diễn ra trong tháng 5(31 ngày) kể từ ngày 3 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6. Ngày Alphama thêm mục chọn biểu quyết là 19 tháng 5 tức là giữa thời gian cuộc biểu quyết. Từ trước tới nay các cuộc biểu quyết của chúng ta đều diễn ra trong 1 tháng. Tôi nghĩ việc thêm nội dung để chọn lựa vào giữa kỳ cũng không làm ảnh hưởng đến kết quả. Khoảng thời gian còn lại cũng đủ để cho những ai quan tâm đến cuộc biểu quyết này vô xem lại- khi đã từng bỏ phiếu hoặc chọn lựa-nếu có ý tham gia bỏ phiếu. Vì vậy theo tôi đóng biểu quyết vào đúng kỳ là phù hợp trong trường hợp này. Còn nếu có thật nhiều ý kiến chưa đồng ý thì chúng ta buộc phải tổ chức hủy kết quả và biểu quyết lại hoàn toàn. Các bạn có thấy thật sự cần thiết lắm không? Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 07:14, ngày 8 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy BQV Hoàng Đạt làm vậy là đúng. Vào thời điểm đóng thì đã lố hạn chót BQ tới 6 ngày rồi chứ ý gì. Còn chuyện ai thêm lựa chọn sau là lỗi của người đó không tính kỹ càng trước khi BQ. Còn bây giờ muốn thêm thời hạn BQ thì cần phải thảo luận riêng với BQV Hoàng Đạt. Nếu 2 bên đều ok thì mới ok. Nguyentrongphu (thảo luận) 01:34, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Như tôi đã nói, việc thêm 1 option vào thì đã thành 1 cuộc BQ khác rồi, do đó không thể tính là 1 cuộc BQ với 2 lựa chọn như ban đầu được. Chẳng hạn nếu nhìn ý kiến của tôi lúc đầu, rõ ràng nó phù hợp với lựa chọn mới thêm vào sau này, nhưng sở dĩ lúc trước tôi không bỏ phiếu là vì không có lựa chọn đó cho tôi nên đành phải để ở mục ý kiến. Vì vậy không thể nói là nó không ảnh hưởng đến kết quả được. Đến lúc này cũng không thể có 1 kết quả nào cho cuộc biểu quyết này 1 cách rõ ràng cả, do đó tôi nghĩ việc kết luận kết quả của thành viên:Hoang Dat là không chính xác và kết quả đó phải nên hủy. Nếu cảm thấy việc này quả thực cần thiết, thì nên tạo lại 1 biểu quyết khác hoặc kéo dài BQ này thêm 1 tháng nữa để đạt được 1 kết quả đồng thuận rõ ràng hơn. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:51, ngày 8 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tôi thấy biểu quyết chưa thuyết phục, có vẻ còn nhiều đều cần nói, trùng thời gian biểu quyết này có nhiều bq khác chen vào làm phân tán ý kiến thành viên, có lẽ chấp nhận kết quả thì ta lại làm 1 biểu quyết phủ nhận kết quả trên tuy hơi mắc công.  A l p h a m a  Talk 08:31, ngày 8 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Có kết quả thì cứ vậy mà làm theo, tôi thấy chả có gì là không rõ ràng. Chuyện Alphama thêm một lựa chọn sau là tại do Alphama chứ trách ai được? Bây giờ có 2 cách giải quyết. Một là Alphama xin nới rộng thời gian BQ của cái này ra và mời nhiều thành viên khác vô bỏ phiếu. Hai là chấp nhận kết quả và nếu thấy không phục thì mở BQ khác trong tương lai để thay đổi kết quả. Nguyentrongphu (thảo luận) 01:31, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi trích ra đây quy định trong trang biểu quyết để mọi người đọc: "cộng đồng không nhất thiết phải tuân theo ý của đa số trong cuộc biểu quyết nếu không có đa số lớn, tại vì Wikipedia hoạt động dựa trên sự đồng thuận (consensus)." Kết quả này là sự đồng thuận của đa số lớn? majjhimā paṭipadā Diskussion 03:01, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Chữ "không nhất thiết" ở đây dành cho những trường hợp rất quan trọng như vụ BQ bỏ quyền BQV vừa qua. Còn những vấn đề bình thường thì thường vẫn dùng quá bán. Còn trường hợp đa lựa chọn, cái nào nhiều phiếu nhất thắng, trước giờ đều làm vậy. Trước đây cũng có nhiều BQ chỉ hơn thua nhau 1 phiếu thôi nên chuyện xảy ra ở BQ này cũng chả có gì mới mẻ. Ai không bỏ phiếu mất quyền lợi ráng chịu, trách ai được? Mà dù gì thì cũng chỉ có 2 cách giải quyết vấn đề như tôi đề nghị ở trên. Nguyentrongphu (thảo luận) 07:05, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bỏ phiếu ở wiki không phải là quyền hay nghĩa vụ của các thành viên, mà là phải nhờ các thành viên đóng góp ý kiến để đưa đến 1 thống nhất chung đặng đưa ra những quyết định có lợi cho cộng đồng, chứ không có ai được hưởng cái lợi ích cá nhân nào ở 1 cuộc biểu quyết cả, cho nên không biểu quyết là cộng đồng chịu thiệt thòi, chứ không phải cá nhân người không biểu quyết chịu thiệt mà phải dùng đến cái chữ "ráng chịu". Và khi kết thúc 1 cuộc biểu quyết, phải dựa trên tinh thần đồng thuận cao để quyết định. Tôi không thấy trong quy định đó có chỗ nào nói rằng "phải quan trọng" như Trongphu suy diễn cả. Mà nếu nó không quan trọng hẳn tôi đã không ý kiến làm gì. Vì cái kiểu ở wiki tiếng Việt rất hay viện dẫn luật 1 cách cứng nhắc, cho nên tôi phòng trường hợp sẽ có 1 bài viết về số như những ví dụ của Alphama hay tôi đã đưa ra, có nguồn dẫn hợp lý, bài có nhiều thông tin thú vị, thì lại sẽ có người đem cái kết quả của biểu quyết này ra để xóa nó. Đó là điều tôi không mong muốn thấy trong tương lai. Cũng như, nếu đọc các lý do ở phần "không đồng ý tạo", sẽ thấy nguy cơ này rất cao. Và nếu nhìn lại cái option mới thêm vào, có thể tóm gọn 1 câu thế này: "cứ dựa vào quy định đã có của wiki mà làm". Tức là, bài nào có nguồn dẫn, có thông tin, thì cho nó xuất hiện, bài nào thuộc nhóm kbk, clk, thông tin nghèo nàn, thì cứ xóa hoặc bqx. Hay nói cách khác, cái biểu quyết này là kiểu cầm đèn chạy trước ô tô, rất không hợp lý và không cần thiết. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:36, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Quy định không ghi rõ, nhưng tiền lệ trước đây có khá nhiều. Cộng với cộng đồng chịu thiệt thòi hay ai chịu thiệt thòi thì cũng không phải trách nhiệm của riêng Trongphu. Tôi không thể ép bất cứ ai bỏ phiếu nếu họ không chịu bỏ phiếu. Đó là quyền của mỗi cá nhân. Tôi chỉ ủng hộ kết luận của BQV Đạt dựa theo số kết quả dù kết quả là gì đi nữa thì cũng phải theo. Ngay cả chính tôi cũng ủng hộ option mới nhưng thời hạn đã hết, tôi cũng không thể than trách ai. Và ý tôi nói là "rất quan trọng" khác. BQ nào cũng quan trọng, nhưng có một số BQ mới gọi là "rất quan trọng" được. Ai dám tranh cãi là BQ bỏ quyền BQV không phải quan trọng hơn cái này?
AS kêu BQ này không cần thiết và cũng chả bỏ phiếu cho đến khi có option mới vậy mà nói cái này quan trọng? Nguyentrongphu (thảo luận) 19:34, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Không cần thiết tức là so với trạng thái trước khi có cuộc BQ, tức là theo tôi không nên biểu quyết về vấn đề này. Nhưng khi đã mở BQ tức là nó có thể làm thay đổi trạng thái của wiki vốn vẫn đã vậy, cho nên nó trở nên quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến 1 số bài về sau. Và tôi đã chọn opt2 vì opt đó chính là giữ nguyên cái vốn có của wiki. Vậy hén. Thôi dừng được rồi. Kết quả có như thế nào tôi cũng kệ cho khỏe. ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 21:12, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Chính xác. Bây giờ thảo luận cũng vô bổ. Như tôi đã nói từ đầu thì chỉ có 2 cách giải quyết tốt cho trường hợp này. Xin nhắc lại: 1 là xin nới rộng thêm thời hạn BQ (phải thảo luận với BQV Đạt), 2 là mở BQ lại và hy vọng được nhiều thành viên tham gia bỏ phiếu hơn. Nếu Alphama không chịu tự làm thì vụ này chết chìm cũng không thể trách ai. Tôi chỉ là người bỏ phiếu; cộng đồng quyết định thế nào tôi không quan tâm. Nguyentrongphu (thảo luận) 00:21, ngày 10 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Thiết nghỉ majjhimā paṭipadā Diskussion nói rất có lý. Việc có thêm "hạng mục biểu quyết" vào 1/2 thời gian biểu quyết sẽ làm thay đổi rất lớn đến kết quả biểu quyết.
  • A: Đồng ý (2 lựa chọn) và Phản đối {những lựa chọn lúc đầu}
  • B: Đồng ý (3 lựa chọn) và Phản đối {những lựa chọn được thay đổi vào 1/2 thời gian biểu quyết}

Ở A ít lựa chọn hơn ở B nên việc các thành việc bỏ phiếu ở A không đồng nghĩa sẽ không bỏ phiếu 1 lựa chọn (Đồng ý) ở B được. Do vậy, nên kéo dài thời gian biểu quyết hoặc bỏ biểu quyết này mà mở lại biểu quyết khác là hợp lý ㅡ ManlyBoys 09:49, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]