Wikipedia:Dọn dẹp phá hoại thủ công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết này đưa ra lời khuyên về cách dọn dẹp các hành vi phá hoại theo cách thủ công thông qua trang thay đổi gần đây, còn được gọi là cách dọn dẹp hành vi phá hoại "kiểu cũ". Đôi khi bạn cần làm như vậy khi Huggle lỗi hoặc bạn gặp sự cố trong khi cố cài đặt chúng hoặc vì bất kỳ lý do nào khác. Có một số thuộc tính cần được kiểm tra, chẳng hạn như kích thước thay đổi của trang, tóm lược sửa đổi và thẻ. KHÔNG kiểm tra mọi sửa đổi. Do khối lượng chỉnh sửa sẽ là rất nhiều mỗi phút, việc kiểm tra mọi chỉnh sửa khác biệt sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và bạn sẽ không có thời gian để kiểm tra tất cả trước khi các mục mới xuất hiện. Hãy chọn các mục đáng ngờ để tuần tra, sẽ được đề cập trong các phần sau đây.

Một mục trong trang thay đổi gần đây sẽ trông giống như thế này:

Kích thước thay đổi trang[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là giá trị quan trọng cần kiểm tra, vì khoảng trống sẽ dễ dàng phát hiện trong đó.

Hãy chú ý rằng giá trị "-10,000" được in đậm để giúp bạn dễ phát hiện hơn. Sự thay đổi lớn về kích thước trang sẽ làm xuất hiện những khoảng trống, hãy "lùi lại" ngay lập tức. Nếu bạn có quyền lùi sửa thì bạn có thể sử dụng nó, nó nằm ở cuối hàng

Ngoài ra còn có các thẻcác tóm lược sử đổi tự động khi người dùng tẩy trống trang (và không để lại bất kỳ tóm lược sửa đổi nào)

Nếu trang có một sự bổ sung nội dung lớn thì nó cũng đáng để kiểm tra. Những kẻ phá hoại này có thể đã thêm toàn bộ phần Lorem ipsum vào trang nhằm làm cho trang tải chậm hơn hoặc làm quá tải máy chủ, mặc dù điều đó khó xảy ra.

Tóm lược sửa đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Những kẻ phá hoại thường sử dụng các tóm lược sửa đổi sau để che giấu hành vi sai trái của họ:

  • Thêm
  • Thêm nội dung
  • Thêm thắt nội dung đầy đủ
  • Bất cứ thứ gì đó + thêm (ví dụ: miêu tả thêm, ...)
  • Bổ sung + bất cứ thứ gì đó (ví dụ: bổ sung thông tin, bổ sung nội dung, ...)
  • Sửa chính tả
  • Sửa ngữ pháp
  • Sửa câu cú
  • Sửa cho + bất cứ thứ gì đó (ví dụ: sửa cho nó tốt hơn, sửa cho đúng, ...)

Hãy xem cách kẻ phá hoại cố gắng nhóm với các chỉnh sửa khác. (Nhưng xin lỗi những kẻ phá hoại, việc này thực sự làm cho bạn dễ chú ý hơn.) Chỉnh sửa có vẻ là hợp lý với mục tóm lược của nó tại trang thay đổi gần đây, nhưng thực sự lại là phá hoại.

Tóm lược sửa đổi tự động[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra còn có tóm lược sửa đổi tự động mà phần mềm MediaWiki tạo ra khi người dùng xóa, tạo hoặc chuyển hướng một trang.

Chỉ cần lùi lại các sửa đổi đó mà không cần xem chi tiết vì đó rõ ràng là phá hoại.

Thẻ là một dấu hiệu tốt để nhận biết sự phá hoại, bạn nên kiểm tra các thẻ của sửa đổi.

Sửa đổi di động[sửa | sửa mã nguồn]

Một phần lớn hành vi phá hoại đến từ các chỉnh sửa trên thiết bị di động. Chúng thường được tự động gắn thẻ "Sửa đổi di động" hoặc "Sửa đổi từ trang di động".

Thẻ rõ ràng[sửa | sửa mã nguồn]

  • (khác | sử) . . Foobar; 12:00 . . (-1036) . . Example (thảo luận | đóng góp) (Sửa chính tả) (Thẻ: Sửa đổi di động, Sửa đổi từ trang di động, Nhiều khả năng đây là sửa đổi thiếu thiện ý, Nhiều khả năng sửa đổi này là spam, Nội dung có tính quảng cáo, Tự ý đổi tên thành viên và di chuyển trang thảo luận thành viên sang trang bài viết trái phép, Xóa nội dung có nguồn mà không có tóm lược sửa đổi, Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung), Bài viết mới không có dấu chấm, Thêm nội dung không nguồn, Thêm liên kết TikTok)

Đây là một danh sách các rất có thể là phá hoại:

  • Nhiều khả năng đây là sửa đổi thiếu thiện ý
  • Nhiều khả năng sửa đổi này là spam
  • Nội dung có tính quảng cáo
  • Tự ý đổi tên thành viên và di chuyển trang thảo luận thành viên sang trang bài viết trái phép
  • Xóa nội dung có nguồn mà không có tóm lược sửa đổi
  • Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung)
  • Bài viết mới không có dấu chấm
  • Thêm nội dung không nguồn
  • Thêm liên kết TikTok

Phá hoại lặp lại liên tục từ cùng một người dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn nên kiểm tra các đóng góp của người dùng thường xuyên hơn nếu bạn phát hiện có các cảnh báo người dùng được thêm vào gần đây trên trang thảo luận của họ. Những kẻ phá hoại này có khả năng lặp lại hành động phá hoại, vì vậy hãy theo dõi những đóng góp của họ. Nếu bạn có Twinkle (xem ở dưới), đôi khi bạn có thể lùi lại các chỉnh sửa của họ mà không cần kiểm tra các trang so sánh khác biệt, mặc dù sẽ tốt hơn khi kiểm tra trước xem đó có phải là hành động có thiện chí.

Các bài viết là đối tượng thường bị phá hoại[sửa | sửa mã nguồn]

Một số bài viết sẽ có mức độ phá hoại cao hơn do chủ đề của chúng, chẳng hạn như:

  • sự kiện gần đây
  • sinh sản của con người
  • chủng tộc và dân tộc
  • phân biệt đối xử
  • bài viết về từ ngữ tục tĩu
  • Tiểu sử người còn sống của các ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng
  • phim nổi tiếng, phim truyền hình dài tập, v.v.

Ẩn người dùng đã đăng ký[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù hầu hết các chỉnh sửa đến từ nhóm IP ẩn danh và tương tự, hầu hết các hành động phá hoại cũng đến từ nhóm này. Việc ẩn các chỉnh sửa từ người dùng đã đăng ký thực sự có thể làm giảm số lượng mục thay đổi khi bạn làm mới trang, mặc dù bạn không thể bắt được những kẻ phá hoại sử dụng tài khoản. Đối với những kẻ phá hoại đã đăng ký, hãy để hệ thống xử lý chúng.

Cảnh báo và báo cáo[sửa | sửa mã nguồn]

Như thường lệ, hãy cảnh báo người dùng. Có các phím tắt đến các mẫu cb-phá hoại, chẳng hạn như {{cb-ph4|bài viết}} thay vì nhập toàn bộ tên mẫu. Bạn cũng nên sử dụng Twinkle để cảnh báo người dùng.

Báo cáo sau khi kẻ phá hoại làm điều gì đó xấu xa sau khi đã được cảnh báo cấp 4 hoặc 4im (thường được hiện thị bằng dấu hiệu dừng tay ) như bình thường. Sử dụng phím tắt WP:BAOQUAN để nhảy trang nhanh chóng mà không cần phải nhập toàn bộ tiêu đề trang.

Twinkle và lùi tất cả[sửa | sửa mã nguồn]

Những công cụ này cho phép bạn lùi sửa tất cả các sửa đổi của một người dùng và bạn không phải sử dụng nút lùi lại và chuyển qua trang xác nhận. Cài Twinkle ngay sau khi bạn được xác nhận tự động, nó làm cho việc tuần tra của bạn dễ dàng hơn. Quyền lùi sửa cho phép bạn sử dụng Huggle và một số công cụ khác.

Lùi tất cả trong như thế nào?