Wikipedia:Quy định khóa trang/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sửa bằng trình soạn thảo trực quan


Ổ khóa vàng Khoá hẳn
Ổ khóa nâu Khóa vĩnh viễn
Ổ khoá hồng Khoá bản mẫu
Khoá tự đánh dấu tuần tra
Ổ khóa xanh dương tím Khóa xác nhận mở rộng
Ổ khóa xám Khoá hạn chế sửa đổi
Ổ khóa xanh dương Khoá khởi tạo
Ổ khóa xanh lục Khoá khả năng di chuyển
Ổ khóa tím Khoá khả năng tải lên
Ổ khóa đen Khoá bởi nhân viên Wikimedia
Ổ khóa xanh ngọc Khoá theo tầng

Wikipedia được xây dựng với tính mở, với nguyên tắc là bất kỳ ai cũng có thể sửa đổi, và vì mục đích đó mà càng có nhiều trang trên Wikipedia được mở để bất kỳ ai cũng có thể sửa, thêm nooiji dung và sửa lỗi công khai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, do nguy cơ hiện hữu từ phá hoại hay sửa đổi sai nhiều hơn là sửa đổi thông thường, một số trang riêng lẻ có thể cần áp dụng các hạn chế kỹ thuật (thường chỉ là tạm thời nhưng đôi khi là vô thời hạn) liên quan đến người được phép sửa đổi. Việc đặt các hạn chế như vậy trên các trang được gọi là Khóa.

Khóa chỉ có thể được áp dụng hoặc xóa khỏi các trang bởi các bảo trì viên của Wikipedia, mặc dù bất kỳ bất kỳ thành viên (người dùng) nào cũng có thể yêu cầu khóa trang. Khóa trang có thể là vô thời hạn hoặc hết hạn sau một khoảng thời gian xác định.

Các loại khóa được sử dụng phổ biến nhất là Khóa hẳn, chỉ cho phép bảo quản viên sửa đổi; và khóa hạn chế sửa đổi, chỉ cho phép sửa đổi bởi thành viên đã đăng nhập và có tài khoản đã được xác nhận (bất kỳ tài khoản nào cũng được xác nhận tự động nếu đã tồn tại ít nhất 4 ngày và đã thực hiện ít nhất 10 lần sửa đổi). Các loại khóa khác được liệt kê chi tiết dưới đây. Các trang được khóa đôi khi sẽ được đánh dấu bằng biểu tượng ổ khóa nhỏ ở góc trên cùng bên phải của trang; khóa có màu khác nhau đại diện cho các loại khóa khác nhau, được thể hiện trong bảng bên phải. Bản mẫu {{Khóa}} thường được đặt trên các trang bị khóa để hiển thị ổ khóa. Ngay cả khi được khóa, thành viên nào cũng có thể xem hoặc sao chép mã nguồn (văn bản) của trang.

Đặt con trỏ chuột lên biểu tượng ổ khóa sẽ tạo ra một chú thích công cụ thông tin có nội dung "Trang này đang bị khóa". Ngoài ra có thể cho biết lý do tại sao trang bị khóa và thời hạn khóa.

Quy định này giải thích chi tiết các loại và quy trình khóa để bảo vệ và khóa trang và các lý do nên khóa và không nên áp dụng khóa.

Tổng quan các loại khóa[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo quản viên hoặc Điều phối viên (sau đây gọi chung là quản trị viên) có thể khóa một trang để hạn chế việc sửa đổi hoặc di chuyển trang đó, và cũng có thể mở khóa. Việc khóa như vậy có thể là vô hạn, hoặc sẽ hết hạn sau một thời gian xác định.

  • Khóa hẳn, còn gọi là khóa hoàn toàn, hạn chế tất cả thành viên không cho sửa đổi trừ bảo quản viên. Các tập tin phương tiện bị khóa hoàn toàn không thể ghi đè bằng cách tải lên bản mới.
  • Hạn chế sửa đổi (bán khóa) hạn chế không cho sửa đổi đối với các thành viên vô danh và tài khoản đăng ký chưa đến bốn ngày (đã được tự xác nhận).
  • Khóa khả năng tạo bài ngăn không cho một trang đã bị xóa trước đây được tạo lại.
  • Khóa khả năng di chuyển chỉ khóa trang không cho di chuyển (đổi tên).
  • Khóa tải lên ngăn các phiên bản mới của tập tin được tải lên ngoại trừ bởi bảo quản viên, nhưng nó vẫn cho phép sửa trang mô tả của tập tin.
  • Khóa bản mẫu ngăn chặn tất cả mọi người tác động đến trang ngoại trừ kĩ thuật viên bản mẫu và bảo quản viên.
  • Khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng, còn được gọi là khóa 30/500, sẽ chặn mọi thành viên chưa đủ 30 ngày và 500 lần sửa đổi trên Wikipedia tiếng Việt. Loại khóa này được áp dụng để chống lại bất kỳ hình thức phá hoại nào có thể khiến khóa hạn chế sửa đổi trở nên không hiệu quả, nhưng không nên dùng để đề phòng phá hoại chưa bao giờ diễn ra.

Bất kỳ yêu cầu khóa hoặc mở khóa trang nào đều có thể được yêu cầu tại trang Wikipedia:Yêu cầu khóa hay mở khóa trang (khuyến nghị nên sử dụng). Ngoài ra bạn cũng có thể đề xuất thay đổi liên quan đến trang bị khóa tại trang thảo luận của nó, và sẽ được thực hiện nếu đạt được sự đồng thuận. Có thể xem nhật trình khóa và mở khóa có tại Đặc biệt:Log/protect.

Trừ trong trường hợp Khóa bởi nhân viên Wikimedia (xem ở dưới), quản trị viên có thể mở khóa trang nếu lý do khóa trang không còn hợp lý, khoảng thời gian khóa đã đủ dài, và không có đồng thuận nên tiếp tục khóa trang. Khuyến nghị liên hệ với bảo quản viên hoặc điều phối viên đã trực tiếp khóa trang trong những tình huống không rõ ràng.

Người dùng Wikipedia, mức khóa trang và khả năng sửa đổi trang
  Vô danh, mới Tự xác nhận Xác nhận mở rộng Điều phối viênthành viên tự đánh dấu tuần tra Kỹ thuật viên bản mẫu Bảo quản viên Thích hợp cho
Không khóa Sửa đổi được Tuyệt đại đa số các trang
Bán khóa Không thể sửa đổi Sửa đổi được Bài viết bị phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng bởi người dùng vô danh hoặc mới mở tài khoản, và một số bản mẫu hay mô-đun được sử dụng nhiều
Khóa mở rộng Không thể sửa đổi Sửa đổi được* Trang phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng, trang và bản mẫu hay mô-đun được sử dụng nhiều hoặc ngăn ngừa sửa đổi gây hại (như phá hoại, rối, bút chiến…) trong trường hợp bán khóa đã được chứng minh là không hiệu quả
Khoá tự đánh dấu tuần tra Không thể sửa đổi Sửa đổi được* Bài viết có tranh chấp hoặc phá hoại quá mức khoá mở rộng, các bản mẫu, mô đun nguy hiểm cao nhưng không quá phức tạp.
Khoá bản mẫu Không thể sửa đổi Sửa đổi được Các bản mẫu, mô đun hoặc trang được nhúng/thế rất nhiều
Khóa hẳn Không thể sửa đổi Sửa đổi được Bài viết bị phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng, trang và bản mẫu hay mô-đun trọng yếu
* Kỹ thuật viên bản mẫu đơn thuần có thể không sửa được, nhưng đây là điều hiếm khi xảy ra trên thực tế.


Các loại khóa phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là các loại khóa được sử dụng phổ biến trên Wikipedia Tiếng Việt.

Khóa hẳn[sửa | sửa mã nguồn]

Gold padlock

Khóa hẳn, còn gọi là khóa hoàn toàn, là loại khóa chỉ cho phép bảo quản viên sửa đổi. Bảo quản viên có thể tạm thời khóa hoàn toàn một trang rơi vào một trong các trường hợp bên dưới. Việc khóa trang có thể kéo dài trong thời gian nhất định, như 7 hoặc 14 ngày, hoặc một thời điểm nào đó tùy vào người khóa, cũng có thể là khóa vô hạn.

Bất kỳ đề xuất thay đổi đối với một trang bị khóa hoàn toàn nên được thảo luận tại trang thảo luận của trang hoặc một trang thích hợp khác. Khi đã có sự đồng thuận về việc thay đổi, một bảo quản viên sẽ thực hiện sửa đổi trang bị khóa theo yêu cầu. Có thể thu hút sự chú ý bằng cách đặt bản mẫu {{sửa trang khóa}} vào yêu cầu tại trang thảo luận. Bảo quản viên không nên dùng quyền sửa đổi trang bị khóa của mình để thực hiện các thay đổi lớn vào trang bị khóa mà không thảo luận trước.

Tranh cãi về nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Những trang xuất hiện bút chiến (chiến tranh lùi sửa) do tranh cãi có thể bị khóa tạm thời, có thời hạn hợp lý, và những bên liên quan cần phải giải quyết mâu thuẫn thông qua thảo luận. Nếu một thành viên nào đó tự mình gây bút chiến chống lại sự đồng thuận, hoặc liên tục thực hiện bút chiến, tốt hơn là áp dụng cấm thành viên, để không làm hạn chế đến việc sửa đổi bình thường của các thành viên khác.

Khi khóa một trang do tranh cãi về nội dung, bảo quản viên nên khóa phiên bản hiện hành của trang, chứ không lùi đến một phiên bản khác, trừ khi phiên bản hiện hành có chứa nội dung rõ ràng vi phạm quy định về nội dung, như phá hoại hoặc vi phạm bản quyền một cách rõ ràng. Các trang bị khóa do tranh cãi về nội dung không nên được sửa đổi trừ khi có các yếu tố trên, hoặc sửa đổi không liên hệ đến sự tranh cãi, sửa đổi những nội dung đã đạt được đồng thuận. Bảo quản viên không nên khóa hoặc mở khóa một trang do tranh cãi nếu họ có dính líu đến vụ tranh cãi đó.

Phá hoại[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa trang như một biện pháp phòng ngừa là trái với bản chất mở của Wikipedia và thường không được phép nếu áp dụng vì những lý do này. Tuy nhiên, thời gian ngắn với mức khóa phù hợp và hợp lý được cho phép trong các tình huống phá hoại trắng trợn xảy ra ở mức độ tần suất cao hoặc thường xuyên cần được ngăn chặn. Thời hạn khóa nên được đặt càng ngắn càng tốt và mức khóa phải được đặt ở mức giới hạn thấp nhất cần thiết để ngăn chặn sự gián đoạn trong khi vẫn cho phép các biên tập viên khác thực hiện các thay đổi.

Chỉ để xem lại lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu một trang đã bị xóa đang được xem lại việc xóa, bình thường, chỉ có bảo quản viên hoặc Điều phối viên mới có khả năng xem nội dung trước đó của trang. Nếu họ cảm thấy sẽ có lợi cho thảo luận hơn nếu cho phép các thành viên khác xem nội dung trang, bảo quản viên có thể phục hồi trang, tẩy trống nó hoặc thay thế nội dung bằng một thông báo tương tự, rồi khóa hoàn toàn trang đó để không cho phép sửa đổi. Những thành viên bình thường khi đó sẽ xem được nội dung cũ của trang thông qua lịch sử trang.

Khóa trang thảo luận[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo quản viên có thể khóa hoàn toàn trang thảo luận thành viên của một thành viên đã bị cấm nếu trang đó, trang duy nhất mà thành viên đó còn khả năng sửa đổi, đang bị dùng để sửa đổi sai trái một cách liên tục. Việc này gồm có liên tục lạm dụng tiêu bản {{bỏ cấm}}, hoặc tiếp tục thiếu văn minh hay tiếp tục có lời nhận xét theo kiểu xúc phạm. Việc khóa trang nên được đặt giờ để không vượt quá thời hạn cấm. Nếu đó là cấm vĩnh viễn, việc khóa trang có thể cũng là khóa vĩnh viễn.

Tên hình ảnh chung được bảo vệ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên hình ảnh chung chung như Tập tin:Name.png được bảo vệ hoàn toàn để ngăn chặn các phiên bản mới được tải lên.

Khóa vĩnh viễn[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa vĩnh viễn
Biểu tượng cho các trang chỉ có thể được chỉnh sửa bởi Bảo quản viên thường và giao diện

Bảo quản viên không thể thay đổi hoặc xóa Khóa vĩnh viễn cho một số khu vực trên Wikipedia được Khóa vĩnh viễn bởi phần mềm MediaWiki:

  • Không gian tên MediaWiki, xác định các phần của giao diện trang web, chỉ cho phép Bảo quản viên giao diện sửa đổi.
  • Các trang CSS và JavaScript của các cá nhân, chẳng hạn như Thành viên:Sample/monobook.cssThành viên:Sample/cologneblue.js bị hạn chế chỉ cho phép Bảo quản viên giao diện và thành viên được liên kết được quyền sửa đổi. Bảo quản viên giao diện có thể sửa đổi các trang này, ví dụ, để xóa tập lệnh thành viên đã được sử dụng không phù hợp. Bảo quản viên có thể xóa (nhưng không sửa được) các trang này.
  • Các trang JSON cá nhân, chẳng hạn như Thành viên:Sample/data.json bị hạn chế chỉ có thành viên và Bảo quản viên mới có quyền sửa đổi.

Ngoài Khóa vĩnh viễn được dùng cho các trang tùy chỉnh giao diện Wikipedia, những nơi sau đây thường được Khóa vĩnh viễn:

Hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

Dark blue padlock

Khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng, còn gọi là Khóa 30/500 hoặc khóa mở rộng, là loại khóa chỉ cho phép các biên tập viên có mức truy cập thành viên được xác nhận mở rộng, được cấp tự động cho thành viên đã đăng ký với ít nhất 30 ngày và 500 lần sửa đổi có quyền sửa đổi. Ngoài bảo quản viên, điều phối viên cũng có quyền sửa và khóa trang đến mức độ này. Trong trường hợp khóa Hạn chế sửa đổi đã được chứng minh là không hiệu quả, các bảo quản viên và Điều phối viên có thể sử dụng khóa này để chống lại sự gián đoạn (như phá hoại, lạm dụng tài khoản con rối, ngăn chặn bút chiến…) cho bất kỳ trang nào. Khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng có thể được sử dụng theo quyết định của bảo quản viên và điều phối viên khi có đồng thuận về quyết định khóa một trang. Khóa này được sử dụng từ cuối năm 2018 sau một cuộc biểu quyết thảo luận. Riêng Điều phối viên chỉ có thể sửa và khóa trang đến mức khóa này.

Thành viên có thể yêu cầu sửa trang được khóa 30/500 bằng cách thêm yêu cầu tại Wikipedia:Yêu cầu khóa hay mở khóa trang. Ngoài ra cũng có thể yêu cầu mở khóa 30/500 bằng cách liên hệ bảo quản viên và điều phối viên.

Hạn chế sửa đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Gold padlock

Hạn chế sửa đổi (bán khóa) sẽ hạn chế các sửa đổi từ thành viên vô danh (địa chỉ IP), hoặc từ những tài khoản chưa được tự xác nhận (mở tài khoản chưa đến bốn ngày hoặc chưa thực hiện được ít nhất 10 lần sửa đổi). Bảo quản viên hoặc Điều phối viên có thể áp dụng bán khóa vô thời hạn đối với các trang:

Hơn nữa, Bảo quản viên hoặc Điều phối viên có thể bán khóa tạm thời đối với các trang:

  • Là đối tượng của sự phá hoại hoặc gây tổn hại nghiêm trọng mang tính chất tạm thời, ví dụ do chủ thể có chú ý của công chúng, sẽ không khả thi nếu chỉ cấm một thành viên cụ thể nào đó.
  • Trang thảo luận bài viết là đối tượng bị phá hoại liên tục. Khóa những trang như vậy nên được thực hiện trong thời gian ngắn vì nó ngăn cản những thành viên chưa hoặc mới đăng ký tham gia vào thảo luận. không nên cấm cả Trang bài viết trang thảo luận của nó .

Bán khóa không nên được dùng như một phương cách ưu tiên để chống lại sự phá hoại khi nó chưa xảy ra, hoặc dùng để ngăn cản các thành viên vô danh hoặc mới đăng ký sửa đổi. Cụ thể hơn, không nên dùng nó để giải quyết các tranh cãi về nội dung.

Những thành viên được đề cập bên trên có thể yêu cầu sửa trang bán khóa bằng cách đề xuất trên trang thảo luận, sử dụng bản mẫu {{Sửa trang hạn chế sửa đổi}} để thu hút sự chú ý. Nếu trang chính và trang thảo luận của nó đều bị khóa, vui lòng gửi yêu cầu chỉnh sửa của bạn tại Wikipedia:Yêu cầu khóa hay mở khóa trang. Thành viên mới cũng có thể yêu cầu mở khóa trang bằng cách liên hệ các Bảo quản viên hoặc Điều phối viên để mở khóa trang.

Khóa khả năng tạo trang[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa khả năng tạo trang cho phép quản trị viên khóa trang không tồn tại, ngăn chặn thành viên tạo trang, điều này cũng có thể được thực hiện bởi Titleblacklist. Bạn có thể tìm thấy danh sách các trang bị khóa không cho tạo tại Special:Protectedtitles.

Khóa khả năng tạo trang nên được dùng nếu trang bị liên tục tạo đi tạo lại sau khi xóa theo quy định xóa. Bảo quản viên hoặc Điều phối viên không nên sử dụng khóa khả năng tạo bài như một biện pháp ưu tiên, mà chỉ dùng để đáp lại một hành động có thực.

Việc hạn chế khả năng tạo trang cũng có thể thông qua hệ thống danh sách đen về tựa đề, cho phép ngăn chặn việc tạo trang khi có cụm từ nào đó xuất hiện, danh sách này cũng có thể hạn chế dựa trên sự phân biệt chữ hoa chữ thường và biểu thức chính quy trong danh sách.

Thành viên muốn tạo lại một tựa đề bị khóa cần liên lạc quản trị viên đã khóa trang hoặc yêu cầu tại Wikipedia:Yêu cầu khóa hay mở khóa trang. Cũng giống như việc xóa nói chung, vấn đề này cũng có thể được giải quyết tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài.

Khóa khả năng di chuyển[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa khả năng di chuyển về mặt kỹ thuật là việc khóa không cho thành viên di chuyển hoặc chuyển sang một tiêu đề mới trừ một bảo quản viên hoặc điều phối viên.

Việc khóa khả năng di chuyển nên áp dụng cho:

  • Những trang là đối tượng của sự phá hoại bằng cách di chuyển trang liên tục.
  • Những trang là đối tượng của tranh cãi về tên trang.
  • Những trang dễ thấy mà không có lý do gì để di chuyển, như Tin nhắn cho bảo quản viên.

Một cách mặc định, những trang bị khóa hoàn toàn cũng sẽ bị khóa chức năng di chuyển. Nếu một bảo quản viên di chuyển một trang đang được khóa, trang đó sẽ bị khóa tại vị trí mới, nhưng trang đổi hướng ở vị trí cũ sẽ không còn bị khóa.

Hạn chế áp dụng đối với bài bị khóa hoàn toàn trong khi tranh cãi cũng áp dụng cho cấm di chuyển trang; những bảo quản viên nên tránh cảm giác thích tên này hơn tên kia, và việc khóa không phải là sự thừa nhận tên hiện hành của bài.

Khóa tải lên[sửa | sửa mã nguồn]

White padlock

Tải lên các tệp được Khóa, hoặc kỹ thuật hơn, các tệp được khóa cấm tải lên đầy đủ, không thể được thay thế bằng các phiên bản mới ngoại trừ Bảo quản viên hoặc Điều phối viên. Khóa tải lên không bảo vệ các trang tập tin khỏi chỉnh sửa. Khóa tải lên có thể được áp dụng để:

  • Các tập tin có thể bị phá hoại bằng cách liên tục tải lên.
  • Các tập tin có tranh chấp giữa các biên tập viên.
  • Các tệp không nên được thay thế, chẳng hạn như hình ảnh được sử dụng trong giao diện hoặc được nhúng vào trang chính.
  • Các tệp có tên chung hoặc chung.

Như với bảo vệ Khóa hoàn toàn, Bảo quản viên và Điều phối Viên nên tránh ưu tiên một phiên bản tệp hơn một phiên bản khác và bảo vệ không nên được coi là sự chứng thực của phiên bản tệp hiện tại. Một ngoại lệ rõ ràng cho quy tắc này là khi các tệp được bảo vệ do tải lên phá hoại.

Khóa theo tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Gold padlock

Khóa theo tầng sẽ tự động khóa hoàn toàn một trang, và mở rộng ra bằng cách tự động khóa hoàn toàn bất kỳ trang nào được nhúng vào trang bị khóa, dù nó là trực tiếp hay gián tiếp. Việc này bao gồm cả hình ảnh và các tập tin phương tiện khác.

Khóa theo tầng chỉ nên dùng để tránh phá hoại đối với các trang dễ thấy nào đó ví dụ như Trang Chính.

Khóa theo tầng chỉ có thể thực hiện được đối với các trang bị khóa hoàn toàn; nó không thực hiện được đối với các trang chỉ hạn chế sửa đổi vì nó sẽ tạo ra kẽ hở về bảo mật. Xem Bugzilla:8796 để biết thêm thông tin.

Khóa theo tầng không khóa phần <includeonly>...</includeonly> nhưng lại khóa phần <noinclude>...</noinclude>, vì vậy khóa theo tầng bản mẫu sẽ khóa luôn trang con tài liệu của bản mẫu đó. Khóa theo tầng khóa cả trang không tồn tại. Vì vậy khóa này không nên được sử dụng trên các mô đun và bản mẫu, bởi nó sẽ khóa luôn cả những bản mẫu nhúng vào trong trang đó (trừ khi được đặt trong <includeonly>...</includeonly>), cả những bản mẫu nhúng vào trang tài liệu cũng sẽ bị khóa. Các bảo quản viên nên dùng các loại khóa khác thay thế như khóa vĩnh viễn nếu loại khóa này gây ra các vấn đề khóa vô lý trên các trang không liên quan đến trang bị khóa theo tầng.

Khóa không còn được dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa bởi nhân viên Wikimedia[sửa | sửa mã nguồn]

Như mô tả, các trang có thể bị khóa bởi những nhân viên thuộc Tổ chức Wikimedia để phản ứng lại những vấn đề như bản quyền hay bôi nhọ. Các bảo quản viên không nên sửa chữa hoặc mở khóa những trang như vậy mà không được phép của nhân viên Tổ chức Wikimedia.

Bản mẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Những bản mẫu sau có thể thêm vào đầu trang để chỉ rằng nó đã bị khóa: