Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt
Kết quả: Mục đích ban đầu của phần này là để thăm dò, tuy nhiên sau đó lại bị đẩy thành biểu quyết vội vã khi đã có 3 phiếu đồng ý. Tôi cho rằng nghĩ quy định này cần có thời gian xem xét cẩn trọng hơn. Vì vậy, mời các bạn thảo luận thêm tìm đồng thuận ở ngoài khung này để làm rõ vấn đề. A l p h a m a Talk 17:06, ngày 16 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chào mọi người, nạn phá hoại do rối gây ra tại Wikipedia vẫn đang là một vấn đề nan giải. Ngoài ra nhiều tài khoản giả mạo những người dùng khác và những tên tài khoản mang tính tục tĩu, lăng mạ, và công kích cá nhân khác cũng xuất hiện không ít. Tuy đa phần những tài khoản này đều đã bị cấm, nhưng do chúng vẫn chưa bị ẩn, nên ngay cả những người dùng bình thường hay thậm chí là không cần đăng nhập vẫn có thể thấy những tài khoản này. Bảo quản viên không thể ẩn đi những thứ như vậy, nhưng Giám sát viên với quyền 'hideuser'
có thể triệt bỏ tên người dùng khỏi tất cả các trang đã qua sửa đổi và các mục nhật trình khi cấm người đó. Vì vậy cá nhân mình nghĩ rằng dự án chúng ta cần các Bảo quản viên đáng tin cậy đứng ra làm Giám sát viên để có thể giải quyết những vấn đề này.
Dưới đây là các quyền của các người dùng trong nhóm Giám sát viên (Oversighter) trích từ Chính sách dành cho Giám sát viên (trên Meta):
- Xóa thông tin cá nhân không công khai chẳng hạn như số điện thoại, địa chỉ nhà, nơi làm việc hay tiết lộ nhân dạng của những bút danh hay cá nhân vô danh đã không công khai danh tính của họ, hoặc của những cá nhân công khai danh tính nhưng không công khai phần thông tin cá nhân đó.
- Xóa thông tin có khả năng bôi nhọ, khi:
- làm theo tư vấn của luật sư Wikimedia Foundation hay
- trường hợp bôi nhọ quá rõ ràng, và không có lý do liên quan đến việc biên tập để giữ lại phiên bản này.
- Xóa thông tin vi phạm bản quyền theo tư vấn của luật sư Wikimedia Foundation.
- Ẩn những tên người dùng mang tính công kích trắng trợn khỏi các danh sách tự động và nhật trình, mà không làm rối lịch sử sửa đổi. Công kích trắng trợn là một cái tên rõ ràng chỉ nhằm mục đích bôi nhọ, đe dọa, phỉ báng, lăng mạ hoặc quấy rối một người nào đó.
Mong nhận được ý kiến từ mọi người. --阿·𠴍信朱碎 12:14, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý
- Đồng ý Hoàn toàn nhất trí. Thân mến – Le Duc Anh (💬 📝) 12:37, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sao trùng hợp thế, tôi cũng đang nghĩ đến việc thành lập chức danh giám sát viên trên Wikipedia tiếng Việt, nhưng với vai trò chính là giám sát các BQV, ĐPV và thu thập thông tin, dữ liệu sai phạm, khiếu nại từ các thành viên khác để lập một bản danh sách nhằm đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm. Cá nhân tôi thấy việc chống rối, xóa thông tin vpbq thì các DPV, BQV hay tuần tra viên có thể làm được, không cần thiết phải tạo một chức danh riêng nữa. Ngoài ra, việc giám sát hoạt động của các BQV, ĐPV hiện nay hầu như không có, dễ dẫn đến lạm quyền, xử lý cảm tính. Thêm nữa, không phải ai cũng có thể đưa một BQV hay ĐPV ra bỏ phiếu bất tín nhiệm vì có quy định tài khoản phải đủ điều kiện quy định. Tôi nghĩ chức danh không chính thức này sẽ đóng vai trò như cơ quan Viện kiểm sát ngoài đời thực, những GSV sẽ được chính cộng đồng bầu ra và chỉ bị miễn nhiệm thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bù lại, các GSV có thể tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm trực tiếp các BPV, ĐPV khi thu thập đủ bằng chứng mà không cần thông qua cộng đồng và cuộc biểu quyết "riêng tư" của các GSV này sẽ tuân theo nguyên tắc bỏ phiếu và tỉ lệ nhất định. Điều này sẽ tạo ra tính thống nhất rất lớn, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền cũng như tránh khỏi những lá phiếu "cho có" của cộng đồng. Việc này có hai cái lợi lớn: thứ nhất, tránh cho GSV bị ảnh hưởng bởi các quyết định nếu việc biểu quyết được thực hiện trong phạm vi cộng đồng, thứ 2, một khi thống nhất thông qua bỏ phiếu, các GSV có thể thẳng tay "trảm" những ĐPV, BQV khi thu thập đủ bằng chứng, tránh trường hợp khi đưa ra cộng đồng lại "du di", "vuốt mặt nể mũi". Chức năng giám sát của cộng đồng đôi khi không được hiệu quả, dẫn đến chuyện muốn đưa ra bỏ phiếu mà không được, khi bỏ phiếu rồi thì lại bênh vực. GSV sẽ giải quyết tất cả những điểm vướng mắc trên. Nói nôm na, có thể ví đây như cơ chế "Lưỡng quyền phân lập" vậy. ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿ ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 13:15, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314: Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm thì cần gì phải liên quan quyền GSV này, nếu ai muốn tạo trang bỏ phiếu bất tín nhiệm thì họ cứ làm thôi, cái quan trọng là cách trình bày rõ ràng vấn đề khiến họ muốn bất tín nhiệm. Cái thất bại là không trình bày với khả năng thuyết phục để gây chú ý và ủng hộ từ cộng đồng. Nhưng hiện tại về cơ bản, wiki vẫn hoạt động ổn và tôi thấy không có vấn đề gì. Đã thiếu nhân lực lại ham tước quyền, khi trống trải ai sẽ sẵn sàng lấp vào làm thay công việc của người vừa bỏ đi. Cái ý giám sát của bạn hình như không cần thiết, nếu 1 bảo quản viên không hài lòng 1 bảo quản viên khác, người đó đủ khả năng tạo trang biểu quyết bất tín nhiệm, và wiki ta có vài trường hợp thế rồi. Giám sát ở đây không cần liên quan kỹ thuật, chỉ là quan sát thông thường cũng đủ rồi. M 13:43, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Đông Minh: Bạn chẳng cần để ý chấp nhặt câu nói của tôi làm gì, cứ xem ý kiến của tôi giống như mấy lời sáo rỗng, vô thưởng vô phạt nào đó, đừng bận tâm làm gì cả, bận tâm sẽ khiến con người ta nặng đầu. Thật ra quyền giám sát viên mà tôi đề xuất không hề tồn tại, nên không bao giờ có khả năng nó sẽ được đưa vào thực tiễn. Không thể áp dụng vào thực tiễn cái không tồn tại nên bạn không cần phải bận tâm. Chắc là trong lúc say rượu tôi nói nhảm, nếu có xúc phạm đến bạn thì tôi rất xin lỗi, nếu bạn thấy chướng mắt thì cứ xóa mấy lời tôi viết theo tiêu chí mang tính diễn đàn, tôi sẽ không một lời than vãn. Bạn cứ xóa, rất đơn giản và dễ hiểu là do tôi say rượu nên nói nhảm, hoặc do trong lúc không kiểm soát tôi viết bậy. Hiện giờ tôi cũng đang rất mệt và say rượu. Tôi hơi chóng mặt nên mong bạn xóa những lời này của tôi đi sau đó. Đừng bận tâm đến mấy lời tôi nói, nếu tôi xúc phạm đến bạn hay ai đó hoặc BQV, ĐPV nào đó thì hãy tin rằng tôi không cố ý làm thế, hoặc do tôi say rượu ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿ ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 14:15, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314: Bạn làm sao vậy, mọi thành viên đều có tiếng nói thẳng thắn với nhau trên bất kỳ trang nào, đó là trình bày ý kiến, để trao đổi vấn đề, nếu không phải bạn mà là một người khác thì tôi vẫn nói, tôi xem từng đoạn và lên tiếng ở bất kỳ đoạn nào của bất kỳ ai về một luận điểm nào đó mà tôi hiểu hay cảm thấy quan tâm, thậm chí tôi không quan tâm lắm ai vừa nói lên một luận điểm (chữ ký liên tục thay đổi che đi tên tài khoản). Chúng ta thúc đẩy trao đổi, trình bày, phản biện để mở mang hiểu biết, tìm ra giải pháp và cũng là dịp rèn khả năng tư duy, lập luận, suy xét, giữa chúng ta không có vấn đề cá nhân gì với nhau cả, mà chỉ là vấn đề thảo luận công việc, và nhất là đối với tôi bạn chỉ là thành viên mới. Vậy tại sao tôi phải nhằm bạn mà phát triển rạn nứt không đáng. Hơn nữa, phải bỏ bất kỳ định kiến nào, nếu tôi sợ một ai đó tự ái, và các thành viên khác cũng vậy thì wiki sẽ là môi trường buồn chán vì mọi người chọn im lặng vì sợ phật lòng người khác. Làm sao công việc được thúc đẩy, nếu không có người đưa ra ý kiến và có người phản biện (đúng, hoặc sai) ý kiến đó. Cộng đồng sẽ ì ạch vì các tiếng nói luôn sợ động chạm nhau. Chúng ta không gặp mặt ở đây để cho nhau kẹo ngọt. Có một chút xíu mà cũng tự ái. Bạn lẽ ra sẽ ngạc nhiên nếu biết tôi thuộc nhóm thành viên nhiều chuyện và luôn có mặt khá nhiều cuộc tranh luận đến tranh cãi, nhưng khi tôi lên tiếng KHÔNG PHẢI LÀ CHIẾN TRANH, mà chỉ đơn giản là nhiều chuyện thôi. M 14:50, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314: Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm thì cần gì phải liên quan quyền GSV này, nếu ai muốn tạo trang bỏ phiếu bất tín nhiệm thì họ cứ làm thôi, cái quan trọng là cách trình bày rõ ràng vấn đề khiến họ muốn bất tín nhiệm. Cái thất bại là không trình bày với khả năng thuyết phục để gây chú ý và ủng hộ từ cộng đồng. Nhưng hiện tại về cơ bản, wiki vẫn hoạt động ổn và tôi thấy không có vấn đề gì. Đã thiếu nhân lực lại ham tước quyền, khi trống trải ai sẽ sẵn sàng lấp vào làm thay công việc của người vừa bỏ đi. Cái ý giám sát của bạn hình như không cần thiết, nếu 1 bảo quản viên không hài lòng 1 bảo quản viên khác, người đó đủ khả năng tạo trang biểu quyết bất tín nhiệm, và wiki ta có vài trường hợp thế rồi. Giám sát ở đây không cần liên quan kỹ thuật, chỉ là quan sát thông thường cũng đủ rồi. M 13:43, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314: Thực ra tuy gọi là Giám sát viên nhưng Giám sát viên trên Wikimedia không phải là để giám sát người khác mà chỉ có các quyền như đã ghi trong này. Công việc giám sát như bạn đã đề xuất theo mình nghĩ sẽ phù hợp với Uỷ ban trọng tài hơn (Arbitration Committee), coi như là một hội đồng giám sát, giải quyết khiếu nại về BQV ĐPV HCV và giải quyết những tranh chấp khác...--阿·𠴍信朱碎 13:29, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sao trùng hợp thế, tôi cũng đang nghĩ đến việc thành lập chức danh giám sát viên trên Wikipedia tiếng Việt, nhưng với vai trò chính là giám sát các BQV, ĐPV và thu thập thông tin, dữ liệu sai phạm, khiếu nại từ các thành viên khác để lập một bản danh sách nhằm đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm. Cá nhân tôi thấy việc chống rối, xóa thông tin vpbq thì các DPV, BQV hay tuần tra viên có thể làm được, không cần thiết phải tạo một chức danh riêng nữa. Ngoài ra, việc giám sát hoạt động của các BQV, ĐPV hiện nay hầu như không có, dễ dẫn đến lạm quyền, xử lý cảm tính. Thêm nữa, không phải ai cũng có thể đưa một BQV hay ĐPV ra bỏ phiếu bất tín nhiệm vì có quy định tài khoản phải đủ điều kiện quy định. Tôi nghĩ chức danh không chính thức này sẽ đóng vai trò như cơ quan Viện kiểm sát ngoài đời thực, những GSV sẽ được chính cộng đồng bầu ra và chỉ bị miễn nhiệm thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bù lại, các GSV có thể tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm trực tiếp các BPV, ĐPV khi thu thập đủ bằng chứng mà không cần thông qua cộng đồng và cuộc biểu quyết "riêng tư" của các GSV này sẽ tuân theo nguyên tắc bỏ phiếu và tỉ lệ nhất định. Điều này sẽ tạo ra tính thống nhất rất lớn, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền cũng như tránh khỏi những lá phiếu "cho có" của cộng đồng. Việc này có hai cái lợi lớn: thứ nhất, tránh cho GSV bị ảnh hưởng bởi các quyết định nếu việc biểu quyết được thực hiện trong phạm vi cộng đồng, thứ 2, một khi thống nhất thông qua bỏ phiếu, các GSV có thể thẳng tay "trảm" những ĐPV, BQV khi thu thập đủ bằng chứng, tránh trường hợp khi đưa ra cộng đồng lại "du di", "vuốt mặt nể mũi". Chức năng giám sát của cộng đồng đôi khi không được hiệu quả, dẫn đến chuyện muốn đưa ra bỏ phiếu mà không được, khi bỏ phiếu rồi thì lại bênh vực. GSV sẽ giải quyết tất cả những điểm vướng mắc trên. Nói nôm na, có thể ví đây như cơ chế "Lưỡng quyền phân lập" vậy. ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿ ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 13:15, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nhưng mình nghĩ nên nói Wikimedia cấp thẳng quyền này cho Bảo quản viên cũng được, vì cơ bản theo ý kiến của mình thì thấy không có gì đặc biệt, cũng chỉ là một dạng thao tác xóa bình thường (nhưng triệt để hơn), không phải là một chức năng gây tranh cãi như Kiểm định viên, và cũng đỡ mất thời gian bầu bán không cần thiết. P.T.Đ (thảo luận) 18:23, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @P.T.Đ: Vấn đề là Wikimedia đòi hỏi khá cao cho quyền này, tuy không phải như Kiểm Định Viên có thể truy được địa chỉ IP của người dùng, nhưng Giám Sát viên là những người có thể ẩn những nội dung, tên người dùng nhạy cảm, và chỉ có họ mới có quyền xem nhật trình ẩn này (cả BQV, HCV cũng không có quyền này) nên GSV phải là một BQV đáng tin cậy. Bên Meta vì thề yêu cầu nếu Wiki không có Uỷ Ban trọng tài chọn GSV, thì phải được bầu qua biểu quyết. Quy định bên Meta ghi là tầm 25-30 phiếu với 70-80% đồng thuận, nhưng mình nghĩ điều này khá khó khăn ở Wiki tiếng Việt nên chúng ta có thể giảm số phiếu cần thiết xuống 15 hoặc 20 (vả lại ở các Wiki khác nhau cũng đều có những chính sách bầu cử khác nhau nên mình nghĩ là có thể hạ số phiếu cần thiết xuống).--阿·𠴍信朱碎 18:44, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ok. Mình nghĩ nếu Meta yêu cầu cao vậy có lẽ là do động chạm một phần đến quyền riêng tư cá nhân. Chợt nghĩ nếu xã hội thực mà có khả năng này thì cũng "kinh" nhỉ, giống như tiểu thuyết 1984, "hóa hơi" một cá nhân từng tồn tại, từ danh tính, lịch sử đến cả trong trí nhớ hay trong một ảnh chụp. Nên nếu theo quan điểm này thì quyền GSV có lẽ cũng khá "thú vị".
:D
P.T.Đ (thảo luận) 19:09, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @A: Không thể hạ điều kiện số phiếu tối thiểu xuống được, như tiếp viên MarcoAurelio đã tuyên bố ở m:Requests for comments/The regulation on Vietnamese Wikipedia opposed Checkuser policy of Wikimedia Foundation#Discussion: The wikis may set stricter criteria than the global one (e.g.: requiring more % of support, or more voters, or both), but never a softer one. Wikipedia tiếng Việt hạ điều kiện số phiếu tối thiểu bầu Kiểm định viên xuống thì Ủy ban Thanh tra tuýt còi ngay, bắt sửa lại theo đúng quy định CheckUser toàn cầu, bạn A không thấy sao? Tranminh360 (thảo luận) 04:57, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Tranminh360: Vậy thì cứ áp dụng số phiếu tối thiểu là 25 phiếu đồng ý, chiếm ít nhất 70% tổng số phiếu. Nếu người được đề cử không nhận đủ phiếu thì cứ theo luật mà đóng biểu quyết. Nhưng mà nếu đã bầu cử thì phải ít nhất hai người cùng một lúc như KĐV, nếu không Meta không thông qua.--Phương Anh • 𠴍信朱碎 05:36, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @A: Không thể hạ điều kiện số phiếu tối thiểu xuống được, như tiếp viên MarcoAurelio đã tuyên bố ở m:Requests for comments/The regulation on Vietnamese Wikipedia opposed Checkuser policy of Wikimedia Foundation#Discussion: The wikis may set stricter criteria than the global one (e.g.: requiring more % of support, or more voters, or both), but never a softer one. Wikipedia tiếng Việt hạ điều kiện số phiếu tối thiểu bầu Kiểm định viên xuống thì Ủy ban Thanh tra tuýt còi ngay, bắt sửa lại theo đúng quy định CheckUser toàn cầu, bạn A không thấy sao? Tranminh360 (thảo luận) 04:57, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ok. Mình nghĩ nếu Meta yêu cầu cao vậy có lẽ là do động chạm một phần đến quyền riêng tư cá nhân. Chợt nghĩ nếu xã hội thực mà có khả năng này thì cũng "kinh" nhỉ, giống như tiểu thuyết 1984, "hóa hơi" một cá nhân từng tồn tại, từ danh tính, lịch sử đến cả trong trí nhớ hay trong một ảnh chụp. Nên nếu theo quan điểm này thì quyền GSV có lẽ cũng khá "thú vị".
Đồng ý Tôi nghĩ là cần thiết cho dự án, như P.T.Đ, đặt quyền này vào BQV, HCV hay KĐV sẽ tốt hơn, khỏi bầu cử. A l p h a m a Talk 01:25, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Sau khi cân nhắc lại, tôi bỏ phiếu trắng cho vấn đề này, vì thật sự Wikipedia Tiếng Việt chưa có nhu cầu cần quyền này, kiểu có cũng được mà không có cũng không sao. Để cộng đồng quyết định vậy. A l p h a m a Talk 05:02, ngày 20 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến @Alphama: Đây cũng là một phương án tiện lợi, nhưng theo kinh nghiệm mới mà mình mới "gặt hái" trong thời gian gần đây, thì Meta có hơi quan liêu(?), các tiếp viên bên đó quá để ý đến mấy chi tiết nhỏ nhặt, chẳng hạn nếu không làm đúng quy trình hoặc có một vài điểm gì đó mà họ cho là không thực sự ổn thì họ nằng nặc từ chối cấp quyền ngay (mặc dù bằng cách này giúp ngăn chặn các trường hợp gian lận). Vì thế không rõ là có thể yêu cầu cấp quyền này hẳn cho BQV, HCV hay KĐV mà không thông qua bầu cử được không trừ khi Wiki tiếng Việt có Uỷ ban trọng tài quyết định ai là GSV như mấy Wiki khác. Xin cả hai bạn Tuanminh01 và Trần Nguyễn Minh Huy cho ý kiến.--阿·𠴍信朱碎 06:39, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đúng vậy, chính sách toàn cục của Meta không cho phép trao quyền này cho các bảo quản viên, trừ phi được bầu cử hoặc được ủy nhiệm bởi Ủy ban Trọng tài. Tôi nghĩ việc này hợp lý, vì oversight có khả năng thao túng những việc mà chỉ có mình họ biết, không một người dùng nào theo dõi được oversight đang làm gì và sẽ xử lý các thông tin mà họ "triệt" đi theo cách nào, đặc biệt nhiều khả năng có dính dáng đến pháp luật. Oversight cũng được yêu cầu phải xác minh danh tính như CheckUser dù mức độ "thông tin riêng tư" mà họ dính líu tôi nghĩ ít quan trọng hơn CheckUser. Nếu cộng đồng xác định cần có Oversight thì mọi thủ tục liên quan đến nó cũng sẽ được tiến hành y như CheckUser (bầu bán, kiểm đếm phiếu, khai báo v.v...), không thể khác được. --minhhuy (thảo luận) 06:50, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @P.T.Đ: Vấn đề là Wikimedia đòi hỏi khá cao cho quyền này, tuy không phải như Kiểm Định Viên có thể truy được địa chỉ IP của người dùng, nhưng Giám Sát viên là những người có thể ẩn những nội dung, tên người dùng nhạy cảm, và chỉ có họ mới có quyền xem nhật trình ẩn này (cả BQV, HCV cũng không có quyền này) nên GSV phải là một BQV đáng tin cậy. Bên Meta vì thề yêu cầu nếu Wiki không có Uỷ Ban trọng tài chọn GSV, thì phải được bầu qua biểu quyết. Quy định bên Meta ghi là tầm 25-30 phiếu với 70-80% đồng thuận, nhưng mình nghĩ điều này khá khó khăn ở Wiki tiếng Việt nên chúng ta có thể giảm số phiếu cần thiết xuống 15 hoặc 20 (vả lại ở các Wiki khác nhau cũng đều có những chính sách bầu cử khác nhau nên mình nghĩ là có thể hạ số phiếu cần thiết xuống).--阿·𠴍信朱碎 18:44, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đề nghị cấp quyền này tự động cho các KĐV luôn. Mỗi lần bầu bán và để gom đủ phiếu là rất khó khăn. Nhân lực thì ít nên chúng ta nên tự động cấp cho các KĐV và bầu thêm một số thành viên uy tín và có năng lực vào 2 vị trí này. Nguyentrongphu (thảo luận) 13:59, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thành viên:Alphama, Thành viên:ThiênĐế98. Nên bỏ trang biểu quyết này vô đây để các thành viên khác thấy mà vô bỏ phiếu. Nguyentrongphu (thảo luận) 14:02, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Meta không cho phép cấp quyền GSV tự động cho KĐV, phải trải qua bầu cử theo đúng quy định ở m:Oversight policy/vi#Quyền truy cập rồi đệ trình lên m:Steward requests/Permissions#Oversight access. Nếu không thì Meta sẽ không cấp quyền. Tranminh360 (thảo luận) 04:51, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Theo m:Limits to configuration changes#Prohibited changes, Allow non-stewards to manage CheckUser/Oversight permissions là điều bị cấm. Lý do: Only stewards are allowed to manage those highly restricted groups; local wikis are not allowed to customize this. CheckUsers and oversights are governed by global policies; stewards will ensure that the policies are correctly enforced. Vì vậy, ý kiến của Nguyentrongphu là bất khả thi. Tranminh360 (thảo luận) 05:20, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi không thấy bất cứ quy định nào nói đây là đều bất khả thi. Quy định chỉ yêu cầu cần phải biểu quyết để trao quyền oversight.
- Allow non-stewards to manage CheckUser/Oversight permissions. Tranminh có hiểu tiếng Anh không vậy? Đây có nghĩa là không ai có quyền cấp quyền checkuser/oversight cho thành viên khác ngoài trừ steward.
- Only stewards are allowed to manage those highly restricted groups. Lý do vì chỉ có steward mới có quyền cấp những nhóm thành viên này.
- Không có quy định gì cấm biểu quyết quyền checkuser/oversight 1 lượt cho 1 thành viên. Nếu được cộng đồng thông qua thì sẽ nhờ steward cấp cả hai quyền cho thành viên đó dựa trên sự đồng thuận của cộng đồng. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:43, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Theo cách nhận định của meta thì quyền checkuser có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn oversight. Steward -> checkuser -> oversight. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:47, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Xin lỗi vì đã hiểu nhầm ý của bạn. Tuy nhiên, cuộc biểu quyết Oversight phải được tiến hành độc lập với cuộc biểu quyết CheckUser chứ không phải biểu quyết quyền checkuser/oversight 1 lượt cho 1 thành viên như bạn nói. Bạn có thể xem ví dụ ở m:Steward requests/Permissions/2020-05#CheckUser access và m:Steward requests/Permissions/2020-05#Oversight access. Có nghĩa là Mxn và DHN hiện đang là CheckUser, nếu bạn muốn họ có quyền Oversight thì bạn phải mở biểu quyết mới theo quy định m:Oversight policy/vi#Quyền truy cập, phải có ít nhất 25-30 phiếu thuận và tỉ lệ ủng hộ phải từ 70%-80% thì Meta mới cấp quyền Oversight cho Mxn và DHN. Còn nếu bạn lên m:Steward requests/Permissions#Oversight access đề nghị cấp quyền Oversight cho Mxn và DHN mà không có 2 cuộc biểu quyết Oversight riêng biệt cho 2 thành viên này thì Meta sẽ không cấp quyền Oversight cho Mxn và DHN, vì nó không thỏa mãn quy định m:Oversight policy/vi#Quyền truy cập. Trong m:CheckUser policy cũng không hề nói rằng các CheckUser sẽ tự động có quyền Oversight, đây là 2 quyền riêng biệt, cần phải biểu quyết riêng biệt. Tranminh360 (thảo luận) 04:11, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chỉ khi nào Wikipedia tiếng Việt có Ủy ban Trọng tài như Wikipedia tiếng Anh, lúc đó cả CheckUser và Oversight sẽ do Ủy ban Trọng tài chỉ định, không cần phải biểu quyết gì cả. Tranminh360 (thảo luận) 04:25, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tranminh360, không có quy định nào nói checkuser là tự động có oversight là đúng. Nhưng điều đó chỉ có nghĩa ràng Mxn và DHN phải đi ứng cử lại để làm oversight. Không có quy định nào cấm quyền gom chung 2 biểu quyết thành 1. Ngoài trừ Mxn và DHN, tất cả các những thành viên ứng cử sau này nên ứng cử cả 2 cùng 1 lúc và cùng 1 biểu quyết. Wikipedia thực sự nhân lực rất yếu nên biểu quyết, bầu bán nhiều là chuyện bất khả thi (lúc đó không đủ phiếu = biểu quyết auto thất bại). Dĩ nhiên chuyện có muốn gọp chung lại thành 1 biểu quyết cho cả 2 quyền hay không thì phụ thuộc vào quyết định của cộng đồng chúng ta. Nguyentrongphu (thảo luận) 06:10, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chỉ khi nào Wikipedia tiếng Việt có Ủy ban Trọng tài như Wikipedia tiếng Anh, lúc đó cả CheckUser và Oversight sẽ do Ủy ban Trọng tài chỉ định, không cần phải biểu quyết gì cả. Tranminh360 (thảo luận) 04:25, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Xin lỗi vì đã hiểu nhầm ý của bạn. Tuy nhiên, cuộc biểu quyết Oversight phải được tiến hành độc lập với cuộc biểu quyết CheckUser chứ không phải biểu quyết quyền checkuser/oversight 1 lượt cho 1 thành viên như bạn nói. Bạn có thể xem ví dụ ở m:Steward requests/Permissions/2020-05#CheckUser access và m:Steward requests/Permissions/2020-05#Oversight access. Có nghĩa là Mxn và DHN hiện đang là CheckUser, nếu bạn muốn họ có quyền Oversight thì bạn phải mở biểu quyết mới theo quy định m:Oversight policy/vi#Quyền truy cập, phải có ít nhất 25-30 phiếu thuận và tỉ lệ ủng hộ phải từ 70%-80% thì Meta mới cấp quyền Oversight cho Mxn và DHN. Còn nếu bạn lên m:Steward requests/Permissions#Oversight access đề nghị cấp quyền Oversight cho Mxn và DHN mà không có 2 cuộc biểu quyết Oversight riêng biệt cho 2 thành viên này thì Meta sẽ không cấp quyền Oversight cho Mxn và DHN, vì nó không thỏa mãn quy định m:Oversight policy/vi#Quyền truy cập. Trong m:CheckUser policy cũng không hề nói rằng các CheckUser sẽ tự động có quyền Oversight, đây là 2 quyền riêng biệt, cần phải biểu quyết riêng biệt. Tranminh360 (thảo luận) 04:11, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Theo m:Limits to configuration changes#Prohibited changes, Allow non-stewards to manage CheckUser/Oversight permissions là điều bị cấm. Lý do: Only stewards are allowed to manage those highly restricted groups; local wikis are not allowed to customize this. CheckUsers and oversights are governed by global policies; stewards will ensure that the policies are correctly enforced. Vì vậy, ý kiến của Nguyentrongphu là bất khả thi. Tranminh360 (thảo luận) 05:20, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Meta không cho phép cấp quyền GSV tự động cho KĐV, phải trải qua bầu cử theo đúng quy định ở m:Oversight policy/vi#Quyền truy cập rồi đệ trình lên m:Steward requests/Permissions#Oversight access. Nếu không thì Meta sẽ không cấp quyền. Tranminh360 (thảo luận) 04:51, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thành viên:Alphama, Thành viên:ThiênĐế98. Nên bỏ trang biểu quyết này vô đây để các thành viên khác thấy mà vô bỏ phiếu. Nguyentrongphu (thảo luận) 14:02, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Ủy ban Trọng tài hoạt động cần phải có Giám sát viên, vả lại Wikipedia tiếng Việt cũng cần GSV như bạn A đã nêu trên, hầu hết các phiên bản Wikipedia trên 1 triệu bài viết đều có oversight. Keo010122Talk to me 01:07, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nhưng mọi chuyện phải rõ ràng, minh bạch và không được xảy ra tình trạng lạm quyền gây mất đoàn kết giữa các thành viên. Lambdadelta Umineko 10:08, ngày 17 tháng 06 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Hoàn toàn nhất trí và thân thiện đối với cộng đồng. Boyconga278 (thảo luận) 10:00, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi hy vọng đề xuất này được thông qua. Do quyền hạn cộng đồng Wiki-en khác biệt so với Wiki-vi chúng ta. Mến! Quynhngo29 (thảo luận) 13:35, ngày 18 tháng 6 năm 2020.
Đồng ý Hoàn toàn nhất tríKien1980v (thảo luận) 23:16, ngày 18 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Kien1980v, phiếu của bạn hình như lý do khá chung chung, có lẽ lý do nên rõ hơn (kể cả nhấn mạnh nó thành "Nhất định thế này" hay "nhất trí" cũng không phải lý do hợp lệ.) Nên nhớ rằng đồng thuận có thể thay đổi khi có sự xuất hiện của một số lập luận thiểu số nhưng hợp lý, vì vậy mình xin gạch phiếu của bạn (nếu nếu được lý do rồi thì có thể xóa gạch). Cloud 9 x V.A.V.I boy x Yes, I'm color full (J.Smile) 08:47, ngày 22 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý BacLuong (thảo luận) 01:14, ngày 19 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @BacLuong: Phải nếu lý do bỏ phiếu thuận chống. The love - V.A.V.I 😍😍 (J = J. Smile 💚💚💚) 06:35, ngày 20 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Rất Đồng ý. Đây là một công cụ/chức năng/quyền hạn chúng ta thực sự cần từ rất lâu rồi. Cá nhân tôi đã vô cùng nhiều lần mong muốn lịch sử các trang được sạch sẽ, ẩn/xóa được các "rác" nghiêm trọng. Việt Hà (thảo luận) 04:02, ngày 25 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý giám sát viên (Nguyễn An Khang)
- @Nguyễn An Khang: Bạn cần nêu một lý do cụ thể cho lá phiếu của mình. 1 = 0,999999999... 00:45, ngày 2 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Hoàn toàn nhất trí với A. Nếu có quyền giám sát viên thì vấn nạn rối sẽ giải quyết được một phần. Cinderace Galar Hãy coi tôi là kẻ ăn hại 15:57, ngày 7 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ýTôi hoàn toàn đồng ý vì một cộng đồng trong sạch hơn. ChikiBrikiIVDamke CykaBlyat, I'm A slavaboo 14:31, ngày 9 tháng 7 năm 2020 (UTC+7)- @Chungmotniemtin: Bạn không đủ điều kiện bỏ phiếu, mình đã giải thích rồi mà. 1 = 0,999999999... 07:45, ngày 9 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin lỗi, mình quên. Mà mình nghĩ là đề tài này thú vị lắm, thành ra quên luật mà vote luôn. Cho mình xin lỗi lần nữa nhé! AhNuChikiBrikiIVDamke CykaBlyat, I'm A Slavaboo 14:54, ngày 10 tháng 7 năm 2020
- @Chungmotniemtin: Bạn không đủ điều kiện bỏ phiếu, mình đã giải thích rồi mà. 1 = 0,999999999... 07:45, ngày 9 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ý
- Chưa đồng ý. Cùng ý kiến với Violet, tôi chưa thấy thực sự cần thiết để có thêm quyền này trên wiki tiếng Việt. Én bạc (thảo luận) 21:33, ngày 11 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Xin hỏi một vài câu:
- Giám sát viên (GSV) có khả năng tìm và ẩn đi tên người dùng ra khỏi những trang không phải là danh sách tự động hay không? (vd: trang thảo luận, phiên bản cũ của một trang bất kì,...)
- Có khả năng truy cập trang thành viên và thảo luận thành viên của một người dùng đã bị GSV xóa tên không?
- Đọc qua chính sách thì mình thấy quyền này tương đối giống với quyền KĐV (cần đủ tuổi, am hiểu chính sách về quyền riêng tư, số phiếu thuận và tỷ lệ đồng ý cũng giống nhau). Vì thế không biết kết quả của cuộc biểu quyết sửa đổi điều lệ chọn kiểm định viên có thể áp dụng với quyền này không nhỉ?
- Mình đang rất hào hứng chờ quyền thành viên này được thông qua ở Wikipedia tiếng Việt, cứ phải ẩn tên người dùng hoài cũng mệt lắm. a2 + b2 = c2 02:05, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Q.Khải: Theo như thông tin mà mình biết được thì GSV có cái quyền gọi là
(suppressrevision)
, ẩn phiên bản trang khỏi toàn bộ người dùng, chỉ có họ mới có quyền xem và phục hồi phiên bản này. Do chưa thấy GSV hoạt động bao giờ nên thực sự mình cũng không rõ lắm. Ta có thể liên hệ với Tiếp viên nhờ họ surpress thông tin nhạy cảm nào đó thử vị họ có quyền tự phong quyền GSV cho các dự án không có GSV, để xem phiên bản đã bị xóa(deleterevision)
có xuất tồn tại trong lịch sử bài viết không cũng như là để xem nó có thực sự hiệu quả không.--阿·𠴍信朱碎 07:14, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @Q.Khải và A: Không có gì khác biệt so với nút Thay đổi mức khả kiến của các phiên bản được chọn trong lịch sử trang cả, ngoại trừ việc có thêm một ô chọn với nội dung như "Triệt bỏ dữ liệu không cho bảo quản viên và các người dùng khác thấy". Nghĩa là bạn vẫn phải xóa thủ công các mục nhật trình y như hiện tại, chỉ có điều thứ mà bạn xóa thì tôi hay người dùng khác có quyền "Xem và hiện/ẩn các phiên bản trang" vẫn xem được bằng cách lục lại nhật trình xóa, còn với Oversight thì họ "triệt để xóa" nó vào một góc tận cùng của cơ sở dữ liệu, chỉ có chính Oversight hay các người dùng cấp cao hơn như Tiếp viên mới xem được mà thôi. Nói chung ở các dự án Wikimedia thì không có thứ gì bị xóa đi hoàn toàn cả, nôm na là nó chỉ "ẩn" đi, và "ẩn" với bao nhiêu người mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 07:25, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Và nếu có thứ gì đó "tiện lợi hơn" theo cách nghĩ của bạn Q.Khải, thì đó là Oversight có thêm một tùy chọn "ẩn tên người dùng" trong giao diện cấm thành viên, tức là vừa cấm xong thì ẩn luôn tên, sửa đổi cũng như tác vụ mở tài khoản liên quan của người dùng đó ra khỏi cơ sở dữ liệu công cộng, không cần phải đi lục lại nhật trình cấm để "ẩn" đi như cách mà chúng ta vẫn làm
:^)
--minhhuy (thảo luận) 07:28, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Và nếu có thứ gì đó "tiện lợi hơn" theo cách nghĩ của bạn Q.Khải, thì đó là Oversight có thêm một tùy chọn "ẩn tên người dùng" trong giao diện cấm thành viên, tức là vừa cấm xong thì ẩn luôn tên, sửa đổi cũng như tác vụ mở tài khoản liên quan của người dùng đó ra khỏi cơ sở dữ liệu công cộng, không cần phải đi lục lại nhật trình cấm để "ẩn" đi như cách mà chúng ta vẫn làm
- @Q.Khải và A: Không có gì khác biệt so với nút Thay đổi mức khả kiến của các phiên bản được chọn trong lịch sử trang cả, ngoại trừ việc có thêm một ô chọn với nội dung như "Triệt bỏ dữ liệu không cho bảo quản viên và các người dùng khác thấy". Nghĩa là bạn vẫn phải xóa thủ công các mục nhật trình y như hiện tại, chỉ có điều thứ mà bạn xóa thì tôi hay người dùng khác có quyền "Xem và hiện/ẩn các phiên bản trang" vẫn xem được bằng cách lục lại nhật trình xóa, còn với Oversight thì họ "triệt để xóa" nó vào một góc tận cùng của cơ sở dữ liệu, chỉ có chính Oversight hay các người dùng cấp cao hơn như Tiếp viên mới xem được mà thôi. Nói chung ở các dự án Wikimedia thì không có thứ gì bị xóa đi hoàn toàn cả, nôm na là nó chỉ "ẩn" đi, và "ẩn" với bao nhiêu người mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 07:25, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Q.Khải: Theo như thông tin mà mình biết được thì GSV có cái quyền gọi là
- Quyền GSV cũng có cái tiện của nó, nhưng nếu phải đòi hỏi bầu cử như KĐV như vậy thì đúng là có hơi khó khăn và hơi mất công. Theo bạn Trần Nguyễn Minh Huy thì ta có nên đợi khi nào Wiki thành lập Uỷ ban trọng tài khi đó sẽ do Uỷ ban này bổ nhiệm GSV?--阿·𠴍信朱碎 07:36, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @A: Với thực trạng cộng đồng neo người như chúng ta thì tôi thấy ngày thành lập Ủy ban Trọng tài còn xa, và rõ ràng tỉ lệ bầu bán các thành viên vào vị trí trọng tài viên thậm chí còn... cao hơn hẳn CheckUser lẫn Oversight
:^(
Chính vì thấy tương lai của việc có Ủy ban Trọng tài quá xa vời nên tôi mới không phản đối việc có Oversight vào lúc này đấy chứ:^)
--minhhuy (thảo luận) 07:43, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Ngoài ra thì một trọng tại viên cũng thường sẽ giữ luôn quyền CheckUser lẫn Oversight để có công cụ thực thi quyền trọng tài, mà với tình hình cộng đồng ngần ngại chuyện quốc tịch như cuộc biểu quyết của ThiênĐế98 vừa rồi thì tôi thấy nếu thành lập Ủy ban Trọng tài chắc chỉ có mỗi DHN và Mxn ngồi trong đó, cũng không khác mấy hiện giờ. --minhhuy (thảo luận) 07:55, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình vừa xem bên en thì quả đúng là cả toàn bộ mười trọng tài viên đều có cả hai quyền Oversight và CheckUser, như vậy thì Uỷ ban trọng tài quả thực là một ước mơ xa vời, ít nhất là vào thời điểm hiện tại và chuyện chọn Oversight thông qua bầu cử có vẻ sẽ thực tế hơn. --阿·𠴍信朱碎 08:09, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ngoài ra thì một trọng tại viên cũng thường sẽ giữ luôn quyền CheckUser lẫn Oversight để có công cụ thực thi quyền trọng tài, mà với tình hình cộng đồng ngần ngại chuyện quốc tịch như cuộc biểu quyết của ThiênĐế98 vừa rồi thì tôi thấy nếu thành lập Ủy ban Trọng tài chắc chỉ có mỗi DHN và Mxn ngồi trong đó, cũng không khác mấy hiện giờ. --minhhuy (thảo luận) 07:55, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @A: Với thực trạng cộng đồng neo người như chúng ta thì tôi thấy ngày thành lập Ủy ban Trọng tài còn xa, và rõ ràng tỉ lệ bầu bán các thành viên vào vị trí trọng tài viên thậm chí còn... cao hơn hẳn CheckUser lẫn Oversight
- Ý kiến Oversight chỉ có khả năng ẩn đi những thông tin nhạy cảm khiến cho cả bảo quản viên cũng không thể xem lại được, nó không thực sự có ảnh hưởng đến quan hệ cộng đồng là điều mà Wikipedia tiếng Việt đang thiếu (kiểm định viên, Ủy ban Trọng tài). Tôi không phản đối việc Wikipedia tiếng Việt có oversight, nhưng cũng không cho rằng quyền này hiện đang cần thiết. Wikipedia tiếng Việt hiện có tận hai nhóm người dùng là eliminator và sysop có khả năng ẩn các sửa đổi hay thông tin riêng tư khỏi công chúng, và chưa từng xảy ra một vụ việc nào nghiêm trọng đến mức cần phải triệt để xóa thông tin đi không cho bảo quản viên thấy (quyền này hữu hiệu ở Wikipedia tiếng Anh bởi số lượng sysop là quá lớn nên làm tăng rủi ro thông tin nhạy cảm bị ai đó lạm quyền sysop để "lén xem", trong khi chúng ta chỉ có 23 người và chưa tới 10 eliminator, quá nửa lại không hoạt động). Việc yêu cầu tiếp viên trực tiếp triệt bỏ phiên bản cũng không quá nhiêu khê hay phải trình bày dài dòng như với checkuser. Vì vậy nên trong tình hình thực tế thì tôi thấy có thêm Oversight cũng chẳng giúp ích gì cho Wikipedia tiếng Việt. --minhhuy (thảo luận) 04:06, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Một năm chúng ta phải dùng quyền này mấy lần? Nếu ít quá thì nhờ oversighter toàn cầu trên meta cho nhanh, đỡ phải bầu cử. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:05, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Việc bầu phiếu cộng đồng là bắt buộc, vị trí có công cụ đặc quyền hơn cả các công cụ hiện tại trên wiki tiếng Việt => bầu phiếu ứng viên mà không đủ phiếu thì nên chấp nhận thất cử và không có ứng viên đảm nhiệm, tránh trường hợp vừa có chìa vừa có khóa. Một ứng viên uy tín cũng chỉ mang tính tương đối, hành động luôn biến thiên theo tần số dao động hoàn cảnh. Tương tự, có cơ chế bầu => phải có cơ chế bãi.Nacdanh (thảo luận) 07:06, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Thật sự mình không hiểu rõ lắm vấn đề về quyền này, đọc những gì thảo luận bên trên liên quan nhiều về mặt kỹ thuật mình thật sự không hiểu. Cho nên sẽ không bỏ phiếu thuận hay chống, chỉ ý kiến ở đây. Mình xin góp ý:
- Một là, triệt vấn đề từ gốc, từ ngay lúc tạo tài khoản. Khi tạo tài khoản sẽ có một số từ bị từ chối, chúng ta nên đệ trình meta bằng cách nào đó tạo ra danh sách đen các từ tục tiễu tiếng Việt (họ không biết tiếng Việt nên không hiểu ta sẽ soạn cho họ) như các từ: chó, heo,...mở rộng danh sách đó, để cấm người tạo tài khoản ngay từ đầu, khiến họ chỉ có thể tạo tài khoản với cái tên nghiêm túc, và để khi các tài khoản mới dù cho họ có hoạt động phá hoại wiki, chí ít tên tài khoản vẫn là tên đàng hoàng. Bên cạnh đó, là việc tạo trang mới hay thêm nội dung vào trang bài nào đó cũng theo cách như vậy, sẽ không thể tạo hay lưu lại được vì từ ngữ "đen" sẽ chặn.
- Hai là, mở bầu cử BQV cho thành viên Hugopako, vì anh hoạt động tốt và thêm bảo quản viên này sẽ tăng cường cho wiki.
- Mình xin hết. M 13:30, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Câu hỏi: Ủa, trang này chỉ thảo luận thôi mà, sao lại có vụ bỏ phiếu làm mình cứ tưởng. M 13:33, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn có thể hỏi thành viên Trongphu thêm, tôi nghĩ đây là cuộc bỏ phiếu chứ không phải đề xuất. A l p h a m a Talk 23:50, ngày 19 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cái này tạm đặt tên là Chiến lược 3 Chặn (chặn từ lúc tạo tài khoản, chặn tiêu đề trang mới không phù hợp, chặn nội dung thêm vào trang không phù hợp; tăng lên mức cao hơn 3 điều này) như vậy thì khỏi phải dọn dẹp, khỏi phải thấy, chỉ dọn mấy cái cũ cho sạch mà không lo cái mới xuất hiện. M 12:56, ngày 29 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn có thể hỏi thành viên Trongphu thêm, tôi nghĩ đây là cuộc bỏ phiếu chứ không phải đề xuất. A l p h a m a Talk 23:50, ngày 19 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Câu hỏi: Ủa, trang này chỉ thảo luận thôi mà, sao lại có vụ bỏ phiếu làm mình cứ tưởng. M 13:33, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Sau khi cân nhắc mặt lợi và hại thì tôi thấy tính năng này chưa thực sự cần thiết để áp dụng. ~ Violet (talk) ~ 04:47, ngày 20 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Nếu cái này được áp dụng thì nên tăng số phiếu tối thiểu thành 30 để làm chặt (Meta cho phép tăng điều kiện, chỉ không cho giảm). Cloud 9 x V.A.V.I boy x Yes, I'm color full (J.Smile) 10:52, ngày 29 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Thời gian đã hơn 30 ngày, số lượng phiếu cũng đã đủ để kết luận. Có lẽ đến lúc đóng biểu quyết rồi đấy. 1 = 0,999999999... 06:21, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Theo bạn Q. Khải thì tỉ lệ 10/1 thì thông qua được không, do tôi không theo sát vụ sửa Quy chế mới tôi chưa nắm rõ? A l p h a m a Talk 11:17, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: Số phiếu tối thiểu là 10, tỷ lệ đồng thuận quá bán thì được coi là thành công. 1 = 0,999999999... 14:19, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Những biểu quyết dạng này mang tính rất đặc biệt, liệu phải cần hơn số phiếu tối thiểu như 20 phiếu? A l p h a m a Talk 14:27, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thông qua việc bổ sung quyền này chẳng phải là cái gì to tát, quan trọng là một biểu quyết để bầu người được trao quyền này, với các tiêu chí mà tôi e là cộng đồng này chẳng ai đáp ứng nổi (trừ hai người đang làm kiểm định viên)
:^)
--minhhuy (thảo luận) 15:57, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thông qua việc bổ sung quyền này chẳng phải là cái gì to tát, quan trọng là một biểu quyết để bầu người được trao quyền này, với các tiêu chí mà tôi e là cộng đồng này chẳng ai đáp ứng nổi (trừ hai người đang làm kiểm định viên)
- Những biểu quyết dạng này mang tính rất đặc biệt, liệu phải cần hơn số phiếu tối thiểu như 20 phiếu? A l p h a m a Talk 14:27, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: Số phiếu tối thiểu là 10, tỷ lệ đồng thuận quá bán thì được coi là thành công. 1 = 0,999999999... 14:19, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Theo bạn Q. Khải thì tỉ lệ 10/1 thì thông qua được không, do tôi không theo sát vụ sửa Quy chế mới tôi chưa nắm rõ? A l p h a m a Talk 11:17, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không vội đóng biểu quyết là chưa rõ quyền này áp dụng thế nào, phải bầu cử mới có hay sao, tiêu chuẩn ra sao, tôi nghĩ Trongphu đã quá vội vàng và chúng ta cần làm rõ thêm chút nữa để tránh rắc rối về sau. A l p h a m a Talk 16:06, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Không khác gì với bầu cử kiểm định viên, giám sát viên cũng phải trải qua bầu cử địa phương với tỉ lệ ủng hộ 70~80% với ít nhất 25~30 người ủng hộ, sau đó đệ trình lên Meta và khai báo danh tính với Quỹ để được cấp quyền. Xem m:Oversight policy --minhhuy (thảo luận) 16:10, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vấn đề là trang này có phải trang biểu quyết hay không? Nếu chỉ là trang thảo luận như tiêu đề thì cần tìm đồng thuận, với mức đồng thuận 10/11 tôi không rõ có thể kết luận hay không. Về tỉ lệ đồng thuận để thông qua sớm một vấn đề xem ra đã "ngã ngũ" tôi nhiều lần dự tính làm, nhưng gác lại sau các biểu quyết quan trọng. Tôi thiết nghĩ khi Alphama sửa lại quy chế thì nên thêm mục đồng thuận trước biểu quyết là bao nhiêu %,vấn đề còn nhiều mơ hồ và tranh cãi. Với tỉ lệ 91% tôi thiết nghĩ tình hình đã rõ ràng và ý kiến của tôi là đóng thảo luận theo kết luận "đồng thuận", vừa tránh mất thời gian biểu quyết sau này, để tập trung nhiều vấn đề khác. ✠ Tân-Vương 16:14, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đang là 1 trang thảo luận, Trongphu vội đẩy sang biểu quyết khi có 3 phiếu đồng ý, đôi khi tôi cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Thôi giờ BQV nào đóng vậy, có lẽ vụ này đã được thông qua. A l p h a m a Talk 16:25, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vấn đề là trang này có phải trang biểu quyết hay không? Nếu chỉ là trang thảo luận như tiêu đề thì cần tìm đồng thuận, với mức đồng thuận 10/11 tôi không rõ có thể kết luận hay không. Về tỉ lệ đồng thuận để thông qua sớm một vấn đề xem ra đã "ngã ngũ" tôi nhiều lần dự tính làm, nhưng gác lại sau các biểu quyết quan trọng. Tôi thiết nghĩ khi Alphama sửa lại quy chế thì nên thêm mục đồng thuận trước biểu quyết là bao nhiêu %,vấn đề còn nhiều mơ hồ và tranh cãi. Với tỉ lệ 91% tôi thiết nghĩ tình hình đã rõ ràng và ý kiến của tôi là đóng thảo luận theo kết luận "đồng thuận", vừa tránh mất thời gian biểu quyết sau này, để tập trung nhiều vấn đề khác. ✠ Tân-Vương 16:14, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!